Bệnh á sừng liên cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Á sừng liên cầu là một loại bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lý này thường có tính chất kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân. Nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về á sừng liên cầu cũng như phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.
Á sừng liên cầu là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết
Bệnh á sừng liên cầu là một thể của á sừng. Đây là một dạng viêm da cơ địa mãn tính khá phổ biến, thường gặp ở đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh. Da của bé sẽ bị viêm dẫn đến xuất hiện lớp sừng kém.

Tổn thương càng để lâu sẽ khiến da của trẻ bị hăm kẽ, chốc lở và loét da,… Thời điểm thích hợp khiến bệnh dễ bùng phát nhất là khi thời tiết hanh khô.
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao bởi lớp biểu bì còn non, sức đề kháng kém. Bệnh càng kéo dài thì sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng về mặt sức khỏe. Nếu phát hiện sớm, chữa trị đúng cách các tổn thương sẽ được làm lành nhanh chóng, hết bệnh.
Những vị trí thường xuất hiện á sừng liên cầu là:
- Á sừng liên cầu xuất hiện ở tay.
- Á sừng liên cầu chân.
- Á sừng ở da đầu.
Những khu vực này rất dễ bị á sừng tấn công, vi khuẩn, liên cầu khuẩn và tụ cầu thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi, bã nhờn. Khi có điều kiện thích hợp chúng sẽ xuất hiện, phát triển ở lớp sừng và khô nẻ da.
So với các thể bệnh da liễu khác, triệu chứng á sừng liên cầu biểu hiện rõ ràng, dễ nhận biết. Cụ thể như sau:
- Khô da: Những vùng da bị tổn thương sẽ sần sùi, dày sừng, khô cứng hơn những vùng da khác.
- Bong tróc: Các lớp sừng hình thành và chồng lên nhau sau đó bong tróc thành từng mảng da màu trắng với kích thước khác nhau.
- Có cảm giác ngứa ngáy dữ dội: Bệnh nhân bị bong tróc da sẽ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, đau đớn, khó chịu. Việc này khiến bệnh nhân gãi nhiều, tăng nguy cơ trầy xước, tổn thương nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây biến dạng móng và da.
- Nứt nẻ, chảy máu da: Biểu hiện này thường xuất hiện phổ biến vào mùa đông, nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh hoặc có thể do bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa,…
- Xuất hiện mụn nước: Da của bệnh nhân sẽ có những mụn nước li ti xuất hiện do bệnh nhân gãi nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn xâm nhập vào da sau khi cào gãi. Sự xuất hiện của mụn nước khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, cào gãi nhiều, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Nếu kéo dài có thể khiến da bị biến dạng, mòng xù xì và lỗ chỗ.
- Mệt mỏi, khó chịu: Cơn ngứa ngáy, đau rát sẽ khiến bệnh nhân bị mất ngủ, chế độ sinh hoạt thất thường, gây mệt mỏi. Trẻ nhỏ sẽ có thêm những biểu hiện khác như quấy khóc, biếng ăn, suy dinh dưỡng,…
Nguyên nhân gây á sừng liên cầu
Các bác sĩ và chuyên gia da liễu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh á sừng liên cầu. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm bác sĩ đã chỉ ra một số tác nhân có thể khiến bệnh bùng phát như sau:

- Yếu tố di truyền: Á sừng liên cầu cũng như các thể bệnh á sừng khác có thể di truyền từ những người trong gia đình. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh thì trẻ nhỏ có khả năng bị á sừng lên đến 45%.
- Do sự thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi ở các giai đoạn như dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
- Do cơ địa: Những người có tiền sử mắc bệnh cơ địa như viêm da dị ứng, gan, thận, viêm da tiết bã có nguy cơ cao bị á sừng liên cầu.
- Do hóa chất: Các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, mỹ phẩm, nước hoa, độ mạ kim loại,…có thể tác động và gây bệnh á sừng liên cầu.
- Do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng: Việc thiếu hụt dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin E,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lớp sừng, làm suy yếu chức năng bảo vệ da.
- Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm sâu hoặc tăng cao đột ngột sẽ khiến da bị mất nước, bong tróc. Nếu không cung cấp nhanh, chăm sóc kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng phát triển.
Bệnh á sừng liên cầu có lây không? Có gây nguy hiểm không?
Có không ít bệnh nhân thắc mắc về vấn đề “bệnh á sừng liên cầu có lây không?”. Theo ý kiến của bác sĩ Vi Văn Thái – Nguyên Giám đốc bệnh viện Y Dược học cổ truyền TW cho biết, bệnh lý này không lây nhiễm từ người này sang người khác nên mọi người có thể yên tâm, nhất là những phụ huynh đang có con mắc bệnh.

Á sừng liên cầu hình thành do cơ địa nên dù người khỏe mạnh có tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ cá nhân với những người bị bệnh thì khả năng lây nhiễm vẫn là không.
Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý thêm, bệnh lý này có tính di truyền nên con cái của bố mẹ bị á sừng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường sống, sinh hoạt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Về cơ bản, á sừng liên cầu là bệnh da liễu lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác như:
- Có nguy cơ bội nhiễm, hoại tử: Á sừng sẽ làm bí tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng viêm da tổn thương nghiêm trọng hơn, nặng nề, gây cảm giác đau đớn và hoại tử.
- Gây biến chứng nhiễm trùng máu: Vi khuẩn tấn công vào các vết nứt bị rỉ máu và dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn huyết. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan khác trong cơ thể như tim mạch, viêm tủy xương, biến dạng khớp, nặng hơn có thể dẫn đến bại liệt.
- Gây ra những hạn chế chức năng da như: Mất cân bằng điện giải dẫn đến cơ thể suy kiệt, giảm miễn dịch, mất sức.
- Gây ảnh hưởng thẩm mỹ: Da khô sần sùi, khô nứt ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, tạo ra cản trở về mặt tâm lý, khiến bệnh nhân tự ti, ám ảnh, mặc cảm và ngại giao tiếp với những người xung quanh.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Á sừng liên cầu có chữa được không? Cách điều trị hiệu quả
Á sừng liên cầu có chữa được không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm tuy nhiên thời gian áp dụng cần dài, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể tùy theo mức độ viêm nhiễm, tình trạng phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh á sừng thể liên cầu bằng thuốc Tây y
Để cải thiện nhanh các triệu chứng của á sừng liên cầu bệnh nhân có thể dùng thuốc Tây. Thành phần của thuốc tác động nhanh vào cơ thể từ đó làm dịu các biểu hiện khó chịu.

Một số loại thuốc thường được dùng để chữa bệnh á sừng có thể kể đến như:
- Nhóm thuốc kháng sinh histamin giúp cải thiện triệu chứng ngoài da nhưng có thể gây nên tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt.
- Nhóm thuốc chống viêm chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh nặng. Loại thuốc này giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, quá trình sừng hóa ở da. Thường bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc chống viêm như prednisolon, fexofenadin,…
- Thuốc kháng sinh và điều hòa miễn dịch giúp cải thiện triệu chứng, tăng cường hệ miễn dịch như tacrolimus, pimecrolimus,…
- Thuốc salicylic acid bôi ở ngoài da, làm dịu da, chống khuẩn, hạn chế viêm nhiễm vùng da đang bị á sừng.
- Thuốc chống nấm như nizoral, imidazol,…được bác sĩ khuyên dùng.
- Một số loại thuốc bổ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
Thuốc Tây y có thể giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng bệnh, cải thiện hoạt động trên da. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bệnh nhân cần phải tuân theo các chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bệnh á sừng bằng Đông y
Sử dụng Đông y để chữa bệnh cũng là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Các bài thuốc y học cổ truyền sẽ loại bỏ căn nguyên gây bệnh, cung cấp dưỡng chất cần thiết để bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng và cải thiện dần triệu chứng bệnh.
Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh á sừng liên cầu là do những rối loạn về hệ miễn dịch, chức năng gan – phế – thận suy giảm khiến cơ thể không có khả năng thải độc mà tích tụ dưới da. Kết hợp với các yếu tố nhiệt độc, phong hàn xâm nhập và ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thời tiết,… Từ đó khởi phát nên các triệu chứng bong tróc, sưng viêm, khô nứt da,…
Vì vậy, khi điều trị bệnh, Đông y hướng tới xử lý bệnh toàn diện, từ gốc vừa khắc phục triệu chứng bên ngoài, vừa tăng cường chức năng tạng phủ, cân bằng miễn dịch để loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa tái phát.
Thời gian qua, bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi tình trạng á sừng khó chịu, mất thẩm mỹ và được đánh giá là bước đột phá trong điều trị á sừng dai dẳng.
Nhiều bệnh nhân đã để lại đánh giá tích cực sau khi ‘đánh bay’ những khó chịu của á sừng sau thời gian ngắn. Điều này khẳng định lợi ích và ưu điểm của bài thuốc so với các phương pháp điều trị á sừng khác:
Nghệ sĩ Thu Huyền, gương mặt diễn viên hài nổi tiếng cũng bảo chứng về hiệu quả của bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang. Nữ nghệ sĩ chia sẻ đã phải sống chung với ngứa ngáy, bong tróc da khó chịu nhiều năm qua dù dùng thuốc tây hay mẹo dân gian: “Chỉ một vài tháng triệu chứng thuyên giảm, bệnh lại quay lại làm tôi ngứa ngáy, sưng tấy nhiều hơn”, diễn viên Thu Huyền chia sẻ.
Thế nhưng, khi gặp bác sĩ Lê Phương và điều trị bệnh bằng bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang, chỉ sau 2 tháng da đã se lại, đều màu và mềm mịn hơn. Không còn ngứa ngáy giúp nữ diễn viên thêm tự tin, dễ chịu hơn.
Xem chi tiết: Nghệ sĩ Thu Huyền chấm dứt viêm da sau 2 tháng dùng Nhất Nam An Bì Thang
Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang cũng được các chuyên gia đánh giá rất cao.
“Nhờ tác động kép trong uống ngoài bôi, Nhất Nam An Bì Thang có thể điều trị á sừng trên nhiều mặt: từ căn nguyên đến triệu chứng và thêm cả yếu tố dự phòng bệnh. Tôi đánh giá cao bài thuốc này ở cơ chế điều trị toàn diện”, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Trung Ương chia sẻ.
>> Lắng nghe thêm phân tích của bác sĩ Nhuần về bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang trong chương trình VTV2 “Vì sức khỏe người Việt”
Chia sẻ rõ hơn về nguyên tắc điều trị của bài thuốc, Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương (Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam) cho biết: liệu trình trị á sừng Nhất Nam An Bì Thang bao gồm 3 bài thuốc có tác động riêng biệt nhưng bổ trợ công dụng cho nhau, giúp người bệnh điều trị từ trong ra ngoài:
Sự kết hợp này sẽ giải quyết á sừng từ gốc và hạn chế tái phát sau khi ngưng dùng thuốc:
- Thuốc uống đảm nhiệm tác động chính là thanh nhiệt, giải độc, điều hòa khí huyết và cải thiện chức năng tạng phủ, tăng cường miễn dịch và ổn định cơ địa cho người bệnh.
- Thuốc ngâm rửa sẽ làm giảm triệu chứng bong tróc, đau rát tức thì, đồng thời chống nhiễm trùng, bội nhiễm, hoại tử da.
- Thuốc bôi chủ yếu làm mềm vùng da bị tổn thương, thẩm thấu vào da để nuôi dưỡng chất, phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Đặc biệt, ba bài thuốc được bào chế tiện dụng dạng cao uống, cao bôi giúp tiết kiệm thời gian và sử dụng tốt trong mọi hoàn cảnh. Điểm này đã khắc phục hạn chế của thuốc Đông y truyền thống và bệnh nhân không cần e ngại việc phải tự đun sắc mất thời gian.
Xem thêm: Tại sao cần kết hợp nhiều bài thuốc nhỏ trong 1 liệu trình Nhất Nam An Bì Thang trị á sừng?
Trên thực tế, cơ chế tác động kép này được các chuyên gia Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam kế thừa từ các bài thuốc Thái Y Viện triều Nguyễn. Các Ngự y trong Thái Y Viện đã đặc chế bài thuốc “Lý trung thang gia vị” (thuốc uống) và “Phu dược phương” (thuốc bôi) để trị bệnh viêm da cho vua Gia Long.
Bên cạnh kế thừa nguyên tắc điều trị, các Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cũng sử dụng thảo dược đạt “chuẩn Thái Y Viện” để bào chế thuốc. 100% thành phần Nhất Nam An Bì Thang là thảo dược TINH KHIẾT, THƯỢNG HẠNG.
Thảo dược đều được trồng và thu hái tại vườn đạt chuẩn GACP-WHO do Trung tâm tự chủ phát triển. Quy trình sản xuất, bào chế khép kín mang đến bài thuốc chất lượng cao. Cây thuốc lưu giữ tối đa dược chất trị bệnh và không lẫn tạp chất gây hại với sức khỏe người bệnh.
Các vấn đề da liễu thường diễn tiến phức tạp, dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh cũng không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thể trạng, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Hiểu được điều này, khi nghiên cứu và hoàn thiện Nhất Nam An Bì Thang, các chuyên gia của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã xây dựng các phác đồ điều trị dành cho riêng từng đối tượng người bệnh.
Bệnh nhân sau khi thăm khám sẽ được bác sĩ xây dựng lộ trình bám sát nhất với tình trạng bệnh, đem lại hiệu quả cao trong điều trị và đảm bảo an toàn, không gặp tác dụng phụ không mong muốn. Dù là trẻ nhỏ, người thể suy nhược, sản phụ đang cho con bú từ 6 tháng… đều sử dụng và đáp ứng thuốc tốt.

Để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ về phác đồ điều trị, người bệnh hãy liên hệ ngay đến trung tâm qua địa chỉ:
TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM – ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số điện thoại/Zalo: 0972196616 – 0983058939 – 0903047368
- Website: www.trungtamdalieudongy.com
- Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
- Zalo: https://zalo.me/0983058939
Mẹo dân gian chữa á sừng liên cầu
Ngoài hai phương pháp trị liệu trên thì bệnh nhân có thể áp dụng mẹo dân gian dưới đây để ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng bệnh.

Một số mẹo dân gian hay dùng để chữa á sừng liên cầu bạn có thể tham khảo thêm như sau:
- Mẹo chữa bệnh bằng tỏi: Tỏi có rất nhiều hoạt chất chống Oxy hóa như phytonutrients, vitamin C, allicin, nên có khả năng ức chế và tiêu diệt nấm, khuẩn hiệu quả. Lấy một vài tép tỏi bóc bỏ vỏ, giã nhuyễn lấy nước cốt rồi dùng tăm bông bôi lên vùng da bị bệnh. Hoạt chất có trong nước tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và sát trùng tốt.
- Mẹo chữa bệnh bằng trầu không: Với thành phần acid hữu cơ dồi dào, trầu không là một trong những nguyên liệu chữa bệnh á sừng hiệu quả hiện nay. Chuẩn bị vài lá trầu không giã nhuyễn sau đó ép lấy nước cốt để thoa đều lên vùng da bị bệnh. Nhờ dược tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt nên cách chữa á sừng bằng trầu không được đánh giá rất cao.
- Mẹo chữa bệnh bằng hành hoa: Bệnh nhân có thể nấu nước hành hoa để ngâm rửa vùng da bệnh để loại bỏ các triệu chứng.
Khi áp dụng mẹo dân gian để chữa bệnh á sừng liên cầu bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Chỉ nên áp dụng với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, chưa có vết thương hở.
- Hiệu quả của mẹo chữa còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Nếu áp dụng trong khoảng từ 7 đến 10 ngày không thuyên giảm nên đổi sang cách khác.
- Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cần thận trọng khi áp dụng.
- Những trường hợp bệnh nhân bị á sừng liên cầu nặng hoặc mãn tính cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị chuyên khoa.
Lưu ý phòng ngừa và chăm sóc bệnh á sừng
Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị, bệnh nhân cần thực hiện thêm những biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Tránh tác động cào gãi hay dùng vật cứng chà xát lên vùng da đang bị tổn thương để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Luôn bảo vệ da, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày. Khi đang bị á sừng chỉ nên dùng sữa tắm, dầu gội được chiết xuất tự nhiên, có thành phần dịu nhẹ và không chứa chất tẩy hóa học.
- Trang phục khi mặc cần phù hợp với thời tiết, giày dép phù hợp, đảm bảo thoáng mát, tránh mặc đồ quá bó sát.
- Thường xuyên cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, tránh để đất bẩn và vi khuẩn tích tụ.
- Dưỡng da thường xuyên, đặc biệt khi chuyển sang mùa đông cần chú ý chăm sóc da tránh gây hiện tượng mất nước, khô và nứt nẻ.
- Chị em phụ nữ khi dùng mỹ phẩm chăm sóc da cần chú ý về nguồn gốc, tránh sử dụng kem trộn.
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều các loại thực phẩm có chứa vitamin, chất xơ để tăng cường sức đề kháng.
- Uống nước thường xuyên, đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.
- Có chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế thức khuya.
- Thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Khi đang bị bệnh nên hạn chế đến nơi đông người và khu vực ô nhiễm.
- Đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa các tác nhân ô nhiễm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Hẹn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng, kích ứng như thuốc tẩy, xà phòng, thú nuôi,…

Những địa chỉ chữa á sừng tốt
Ở đâu chữa á sừng liên cầu tốt là thắc mắc của không ít bệnh nhân hiện nay. Dưới đây là một số địa chỉ bệnh viện, trung tâm y tế uy tín đã được chúng tôi tổng hợp lại để bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Bệnh viện Da liễu Trung Ương chữa bệnh á sừng
Có thể nói đây là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực chữa bệnh da liễu được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hiện nay. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ giỏi cùng các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình điều trị cho các bệnh nhân.
- Địa chỉ bệnh viện Da liễu Trung Ương ở: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 7h – 12h và 13h30 – 18h30.
Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
Thu Cúc là một trong những bệnh viện ngoài công lập được đánh giá cao về chất lượng của các dịch vụ khám chữa bệnh. Đơn vị chủ yếu sử dụng công nghệ cao từ Hàn Quốc, Singapore nên rất uy tín trong khám chữa da liễu. Hơn thế nữa với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, bệnh viện Thu Cúc đã chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân á sừng liên cầu.
- Địa chỉ Hà Nội: Số 286, đường Thụy Khuê, Tây Hồ.
Á sừng liên cầu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Căn bệnh này còn là rào cản về mặt tâm lý khiến người bệnh mặc cảm, tự ti.Do vậy mọi người cần chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để kịp thời nhận biết và tìm cách xử lý.
NÊN ĐỌC
Dạo này mùa khô em thấy da đầu em rất ngứa với sờ vào thấy sần sùi, khi mà em gãi thì có dấu hiệu nứt nẻ với bong tróc vảy màu trắng lổ lổ ra ấy mọi người, đây có phải là viêm da cơ địa không ạ? Em không biết cách chữa sao luôn, ở nhà có cách nào chữa an toàn không mọi người bày em với, em cảm ơn nhiều lắm !!!!
Không giống bị viêm da cơ địa lắm, giống bị vảy nến ở da đầu hơn đó bạn, mình cũng bị vậy á, mua dầu gội trị vảy nến về dùng vài bữa là hết thôi à, nó cũng chẳng phải bệnh lý gì to tát hết.
Nó là viêm da cơ địa ở da đầu đó bạn ơi bạn, mình cũng có mua dầu gội chữa vẩy nến về gội rồi nhưng mà nó có hết đâu, gội xong sấy khô rồi nó vẫn ngứa với cả sần sùi bong vảy ra thôi.
Đúng là dấu hiệu của viêm da dị ứng da đầu đó Mỹ ơi, hôm mình cũng mắc phải dưới da đầu có vảy bong tróc ra. Một người bạn của mình cũng bị như bạn có chỉ mình sang NNYV để mua thuốc uống điều trị từ bên trong. Mình cũng có đi khám ở bác sĩ thì bác sĩ bảo là viêm da cơ địa ở đầu, cho thuốc mình về uống thì chừng hơn ba tuần mình thấy đầu không còn ngứa cũng không có xuất hiện vảy nến trắng bong bong nữa, bạn tham khảo ở đây thêm về thuốc mà mình chữa trị này, https://www.trungtamdalieudongy.com/bai-thuoc-an-bi-thang-dieu-tri-benh-viem-da-co-dia-hieu-qua-duoc-cong-nhan.html
Cho em hỏi là bị viêm da ở đầu xuất hiện vẩy nến bong tróc ra thì mình không cần chữa được không ạ, mẹ em có nói chỉ cần chăm chỉ gội đầu thì nó sẽ hết, đừng để tóc dơ và bết thì bệnh sẽ không tái phát nhưng mà dù em có cách 2 ngày gội 1 lần đầu em cũng vẫn rất ngứa mọi người, gải đỏ hết cả lên
Không được luôn đấy bạn, mình cũng có thử rồi nhưng không hết được đây, da dầu vẫn khô tróc với rất là ngứa dù có chăm chỉ gội đầu cỡ mấy. Mấy bữa trước mình có mua bộ sản phẩm dầu gội chữa nấm, viêm da đầu về xài, đắt lắm nhưng mà xài gần hết chai mà da dầu vẫn ngứa như thường.
Hồi trước mình cũng ngứa đầu nhiều với cả thấy da đầu ngày càng nhờn đi nữa nên cũng sợ lắm, ra tiệm thuốc thì người ta bán thuốc uống thôi, cũng nói là viêm da cơ địa này không khó chữa. Mình uống đợt đó cũng đỡ đỡ xong sau tái lại, mnfh có lên mạng tìm hiểu thì thấy bài thuốc nhất nam an bì thang này xong cũng có đến để được bác sĩ thăm khám, phát thuốc uống thì mình uống được chừng hơn ba tuần thì thấy da đầu không xuất hiện thêm nhiều mảng đỏ nữa, tóc cũng đã bớt rụng hơn. Bạn thử bấm vào xem kỹ hơn về thuốc này https://www.trungtamdalieudongy.com/nhat-nam-an-bi-thang-buoc-dot-pha-trong-dieu-tri-benh-viem-da-dai-dang.html
Da đầu em dạo này rụng tóc rất nhiều luôn mọi người, em không đổi dầu gội, vẫn giữ vệ sinh đầu tóc rất kỹ, mọi người giúp em với ạ, không biết là bài thuốc nhất nam an bì thang này có chữa được hông ạ ??
Chào bạn Sương Mai!
Việc bạn bị rụng tóc có thể liên quan trực tiếp đến vảy nến hoặc gián tiếp qua quá trình điều trị vảy nến. Hiện tại, bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang của Nhất Nam Y Viện có thể khắc phục tình trạng da đầu này của bạn. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán chính xác cũng như thấy rõ hơn về tình trạng bệnh của bạn, mời bạn liên hệ đến đường dây nóng của trung tâm: (092) 8421102 hoặc đến trực tiếp cơ sở tại địa chỉ: Biệt Thự 16 ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn Cầu Giấy Hà Nội.
Thông tin đến bạn!
Hồi đợt tóc mình rụng nhiều lắm, da đầu lúc nào cũng ngứa dù gội sạch sẽ rồi vẫn ngứa nhiều. Không biết sao nên có đến bác sĩ da liễu tìm hiểu thì được chẩn là viêm da cơ địa ở đầu. Cho toa thuốc về uống, mình uống đâu đó được hơn hai tuần mà thấy vẫn còn ngứa nên ngưng không uống nữa. Bạn bè giới thiệu mình đến Nhất Nam để khám, bác sĩ có kiểm tra da đầu kỹ trước rồi mới trao đổi, mình nhận thuốc đông y về uống thì mới đầu thấy công dụng cũng không có nhanh, tầm hơn ba tuần mình uống mới thấy da đầu bớt nhờn rít với ngứa ngáy ,với cả cũng không còn bong tróc đỏ mảng mảng.
Chị ơi cho em hỏi là loại an bì thang này là uống hay bôi, có những cái dạng thuốc nào vậy ạ? Em không hình dung ra được, nếu uống thôi thì có hết không
Cũng tùy thôi bạn Liên ơi, loại này là bác sĩ họ sẽ khám trước xong rồi tùy cơ địa với thể trạng bệnh nặng hay nhẹ mà cấp thuốc khác nhau á. Như mình bác sĩ kê cho mình thuốc thang về uống để trị căn cơ của bệnh thôi nè do mình cũng bị không nặng, uống vào hơn hai tuần là thấy đầu đỡ ngứa cũng không còn bong tróc vảy ra nữa ấy, cá nhân mình thấy cũng ổn.
Bé con nhà em năm nay mới 7 tuổi, dạo này khi em gội đầu cho bé thì phát hiện da đầu của bé bị đỏ từng mảng từng mảng,bé nói với em là do ngứa nên gãi nhiều khi gãi đến chảy cả dịch mủ, không biết là bé có dùng được nhất nam an bì thang này không vậy mọi người, ai có con nhỏ đã dùng rồi cho em xin ý kiến với ạ
Đúng rồi, mình cũng đọc nhiều bài báo nhưng không thấy cho trẻ em uống có được không nữa, nói chung do thuốc đông y cũng có loại khá mạnh, không lành tính cũng không hợp với trẻ nhỏ cho nên tôi cũng khá là lo lắng loại này/
Thuốc này bé nhỏ dùng vẫn được, bé con của mình đây dạo này cũng ngứa đầu xong gãi thành thử da đầu bé cũng đỏ hết cả lên, nhất là ở chỗ dưới chân tóc sau gáy này. Mình cũng mua dầu gội trị vẩy nến cho bé xong không hết ,trước mẹ chồng mình có chữa viêm da cơ địa ở bên nhất nam xong mới gt mình đưa bé đi sang đó khám. Bác sĩ khám rồi cho thuốc về uống mình thấy cháu cũng đỡ, da đầu cũng không còn đỏ nhiều với ngứa nữa.
Dạo này thời tiết thay đổi cái em bị tái lại viêm da cơ địa ở đầu nữa rồi mọi người, hôm ngứa gãi thì thấy mảng da sần sùi, bong tróc vảy rơi xuống, thường xuyên làm đau đầu lắm. Có khi nào là do ăn uống không lành mạnh, ăn phải đồ gây hại da cho nên bệnh cứ dai không khỏi, bệnh này cần kiêng ăn uống thứ gì vậy mọi người
Hôm mình có đi khám bác sĩ với cũng có hỏi về vấn đề ăn uống này nè, bác sĩ có bảo là không nên ăn đồ chứa nhiều chất béo, đồ ngọt, đồ nhiều đường như trà sữa, đồ ăn vặt chiên rán nhiều dầu mỡ cũng cần hạn chế nha vì nó làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn đó bạn, nói chung cũng nên lưu ý, cẩn thận trong ăn uống này kia
Em nên uống đủ nướ,c tránh để cơ thể bị mất nước làm tình trạng da trở nên khô ráp mất nước, ăn nhiều trái cây rau củ quả xanh chứa vitamin tốt cho bệnh này, ăn nhiều ngũ cốc cũng tốt lắm á. Chị thấy ở đây có hướng dẫn cách chăm sóc ăn uống tốt cho bệnh tình này, em vào xem tham khảo nha https://nhatnamyvien.com/viem-da-co-dia-kieng-an-gi-18038.html
Dạo trước mình xem truyền hình thấy thời sự đưa tin là vừa bắt được một kho hàng dược liệu đông y chất lượng kém tuồn vào VN mình nên cũng có ý định uống thuốc đông y nhưng vẫn sợ, không biết nguồn gốc của thuốc bên Nhất Nam Y Viện đây ra sao, có an toàn rõ nguồn gốc xuất xứ không ạ?
Phải rồi, sợ nhất là mấy chỗ bán buôn hiệu thuốc đông y chả có giấy phép kinh doanh cũng không có chứng chỉ hành nghề y tế, kê thuốc bậy bạ rồi mà còn là loại kém chất lượng, dân uống vào rủi có chuyện gì không biết tính sao.
Đợt tôi coi tivi thấy giới thiệu bảo là thuốc được trồng ở việt nam mà, cụ thể hình như là ở hảo phòng hay tam đảo gì đấy cũng không rõ lắm, nghe bảo là dược liệu tự nhiên với bào chế thành thuốc ở trong nước mà, không có nhập khẩu gì cả
Mọi người cho em hỏi, em cũng đã dùng nước lá ổi để gội đầu thường xuyên như cách bài viết chỉ mà sao em không hết ngứa vậy ạ, cái này do cơ địa của em hay sao vậy mọi người
Mọi người ai đã từng được bác sĩ Lê Phương chữa viêm da cơ địa ở đầu chưa ạ? Em thấy cũng có bài báo viết về bác sĩ nhưng không biết bác sĩ chữa có hết thật không ấy chứ, mong mọi người giải đáp giúp em
Sao thuốc đông y An Bì Thang này điều trị 2-3 tháng mới hết vậy mọi người, hiện là tôi đang bị ngứa, cũng có đến hỏi hiệu thuốc đông y ở gần nhà thì họ bảo thuốc đông y chỗ họ giá cả phải chăng, uống vài tuần là khỏi ngay, thuốc điều trị lâu quá sợ không uốn nổi
Em hiện đang ở Đức và muốn mua thuốc nhất nam an bì thang này về chữa viêm da cơ địa đầu thì cần phải làm sao mới mua được mọi người, em cũng có người thân ở Việt Nam để nhận thuốc ấy ạ mong mọi người giúp đỡ
Mình nghe nói trong TP.HCM cũng có chi nhánh miền Nam của Nhất Nam Y Viện mà bạn, sao lại không có cơ hội đến tận nơi khám mà phải khám onl ?