Bà Bầu Bị Viêm Amidan: Trị Bệnh An Toàn Và Những Điều Cần Lưu Ý 

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bà bầu bị viêm amidan có thể phải chịu những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt nếu bị viêm amidan khi mang thai 3 tháng đầu, người mẹ cần cẩn trọng trong việc điều trị. Bài viết dưới đây mang đến cho bạn đọc những thông tin về bệnh và cách chữa viêm amidan cho bà bầu an toàn. 

Nhận biết triệu chứng viêm amidan ở bà bầu

Viêm amidan ở bà bầu là hiện tượng hai hốc amidan bị viêm, có hiện tượng sưng to. Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.Mẹ bầu bị viêm amidan cũng sẽ có những dấu hiệu thông thường của bệnh. Bệnh thường chia thành 2 mức độ là cấp tính và mãn tính:Triệu chứng của viêm amidan thường kéo dài liên tục, gây ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Khi bị viêm amidan phụ nữ mang thai thường có các triệu chứng như:

  • Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng
  • Cổ họng đau rát, sưng ngứa…
  • Hô hấp bị cản trở, tắc mũi, ngủ ngáy
  • Ho kéo dài ho có đờm
  • Khô miệng, khô môi, lưỡi có cặn trắng đục, hơi thở có mùi hôi
  • Dễ dàng nhận thấy những khối amidan bị sưng to, đỏ tấy
  • Sưng khối hạch bạch huyết ở dưới hàm

Tương tự như những người bệnh bình thường khác, phụ nữ mang thai cũng có thể đối mặt với các thể bệnh khác nhau của viêm amidan. Một số dạng bệnh thường gặp như: Viêm amidan cấp, mãn tính, viêm amidan hốc mủ, áp xe amidan,… Trong số này, viêm amidan hốc mủ là phổ biến nhất và dễ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

ba bau bi viem amidan
Bà bầu bị viêm amidan cũng sẽ có những dấu hiệu thông thường của bệnh
Bạn đang gặp các TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố dẫn đến suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu rất dễ mắc viêm amidan.Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng có thể tác động khiến bà bầu bị viêm amidan:

  • Thời tiết thay đổi thất thường: Đặc biệt trong thời điểm giao mùa, chuyển từ nóng sang lạnh, người mẹ có thể không kịp thích nghi. Cơ thể trở nên yếu ớt, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus.
  • Yếu tố ô nhiễm của môi trường: Khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá trong môi trường sống là nguyên nhân làm tăng khả năng bà bầu bị viêm amidan.
  • Dinh dưỡng chưa phù hợp: Tình trạng ốm nghén, thiếu chất dinh dưỡng khiến cho cơ thể người mẹ yếu đi. Các tác nhân gây bệnh nhờ đó dễ xâm nhập hơn.
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý khác: Nếu người mẹ có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày, trực tràng thì khả năng bị viêm amidan sẽ cao. Cổ họng thường xuyên bị tác động bởi acid, trở nên suy yếu và là môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
  • Do lây từ người khác: Mẹ bầu có thể bị viêm amidan nếu thường xuyên tiếp xúc với người đang mắc bệnh về hô hấp, viêm xoang, cảm cúm…
  • Do vệ sinh răng miệng sai cách: Việc vệ sinh răng miệng, vòm họng nếu không thực hiện đúng sẽ dẫn đến tổn thương niêm mạc cổ họng. Tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm amidan.
ba bau bi viem amidan
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm

Bà bầu bị viêm amidan có nguy hiểm không?

Bà bầu bị viêm amidan có nguy hiểm không hay viêm amidan có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi lo lắng của nhiều người. Bị viêm amidan khi mang thai tương đối nguy hiểm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.Đáng chú ý, bệnh có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng sức khỏe người mẹ và sự phát triển của em bé. Nếu bệnh không được kịp thời phát hiện và chữa trị, có thể kéo theo những ảnh hưởng như:

  • Thiếu chất cho thai nhi: Bệnh gây cản trở khả năng ăn uống, khiến mẹ bầu chán ăn, khó nuốt… Cơ thể người mẹ không được cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Nguy cơ xảy ra dị tật bẩm sinh: Viêm amidan có thể biến chứng thành các bệnh viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ tim… Những bệnh này có thể tác động lên sự phát triển của trẻ, gây ra những dị tật bẩm sinh. Đặc biệt với bà bầu bị viêm amidan hốc mủ, nguy cơ sinh con bị dị tật càng cao.
  • Tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu: Viêm amidan là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch của người mẹ bị suy giảm. Nguy cơ nhiễm trùng cổ tử cung tăng cao dẫn đến sinh non, sảy thai…

Như vậy, có thể thấy rằng, có bầu bị viêm amidan rất nguy hiểm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn tác động đến thai nhi. Do đó, người bệnh cần sớm phát hiện và chủ động thăm khám để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và con.

XEM THÊM:

ba bau bi viem amidan
Viêm amidan ở phụ nữ mang thai tương đối nguy hiểm

Cách điều trị cho mẹ bầu bị viêm amidan

Để bệnh được điều trị dứt điểm và tránh các biến chứng, mẹ bầu nên đi khám sớm và lựa chọn cách chữa bệnh phù hợp. Khi mang thai, người mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc, và cần tìm hiểu kỹ các phương pháp chữa bệnh để không làm ảnh hưởng cho thai nhi.

Trị viêm amidan cho bà bầu bằng mẹo dân gian

Ở mức độ bệnh nhẹ, người mẹ có thể tự cải thiện triệu chứng viêm amidan tại nhà bằng việc áp dụng mẹo dân gian. Phương pháp này khá an toàn và lành tính, sử dụng các thảo dược thiên nhiên như:

  • Súc miệng với chanh và muối: Hòa nước cốt chanh với nước ấm và thêm vài hạt muối. Sử dụng hỗn hợp để súc miệng mỗi sáng. Cách này giúp giảm triệu chứng ho, ngứa rát họng hiệu quả.
  • Uống nước mật ong và chanh: Pha nửa quả chanh cùng 2 thìa mật ong vào 1 cốc nước sôi. Uống 2 lần mỗi ngày khi nước còn ấm.
  • Xông hơi cổ họng với nước muối: Sử dụng dung dịch nước muối nóng để xông hơi giúp cải thiện tình trạng đau rát họng. Mẹ bầu nên thực hiện hàng ngày, mỗi tối trước khi đi ngủ.
ba bau bi viem amidan
Uống nước chanh mật ong giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả

Cách trị viêm amidan cho bà bầu từ Tây y

Với cách chữa bệnh bằng Tây y, người mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc đặc biệt là kháng sinh. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và dùng thuốc theo đơn được kê, không tự ý mua thuốc và dùng sai liều lượng.Một số loại thuốc thường được chỉ định cho bà bầu bị viêm amidan như:

  • Kháng sinh: Amoxicillin và Penicillin là hai loại thuốc phù hợp để chữa bệnh cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, trong trường hợp nhiễm trùng, sưng tấy… bác sĩ có thể chỉ định thuốc Cephalexin.
  • Chống viêm: Alphachymotrypsin (Alpha Choay) có thể được kê đơn để cải thiện tình trạng amidan sưng viêm, đau rát họng.
  • Giảm đau, sát trùng tại chỗ: Một số loại thuốc thường được kê cho bà bầu như Tantum verde, miramistin, chlorhexidine…

Các phương pháp can thiệp ngoại khoa như cắt nạo amidan không nên áp dụng  với phụ nữ mang thai. Việc điều sử dụng thuốc gây tê, thuốc mê khi phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra các biến chứng khi phẫu thuật rất nguy hiểm cho mẹ bầu.

ba bau bi viem amidan
Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc đặc biệt là kháng sinh

Những lưu ý để phòng và cải thiện tình trạng bệnh

Bên cạnh việc tìm kiếm cách điều trị, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Một số lưu ý dưới đây giúp ngăn chặn bệnh bùng phát đồng thời cải thiện tình trạng sức khỏe:

  • Mẹ bầu cần ăn uống đủ chất, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cần có đủ chất xơ, chất đạm cũng như các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
  • Người bệnh viêm amidan đặc biệt là bà bầu bị viêm amidan cần hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc chất kích thích. Nhóm thực phẩm này không chỉ có hại cho cổ họng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
ba bau bi viem amidan
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp phòng và cải thiện bệnh hiệu quả
  • Vệ sinh răng miệng và vòm họng đúng cách, súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý. Việc này giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Mẹ bầu cần uống đủ nước, bổ sung thêm nước ép rau củ, trái cây tươi để cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch được cải thiện.
  • Tập luyện nhẹ nhàng với các bài yoga, đi bộ cho bà bầu nhằm cải thiện sức khỏe.
  • Cẩn trọng giữ ẩm cổ, ngực đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Che chắn, đeo khẩu trang khi ra đường hay tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm.
  • Tránh xa nơi có khói thuốc lá, người hút thuốc lá. Khói thuốc không chỉ gây ra các bệnh lý nguy hiểm mà còn có thể gây ra những dị tật ở thai nhi.
  • Cân bằng việc nghỉ ngơi, giữ tinh thần thư giãn, hạn chế buồn phiền, căng thẳng.
  • Khám sức khỏe định kỳ và nhanh chóng đi kiểm tra nếu cơ thể có biểu hiện bất thường.
  • Cẩn trọng khi dùng thuốc và cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là những giải đáp cho bạn đọc về cách điều trị và chăm sóc bà bầu bị viêm amidan. Phụ nữ mang thai nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *