Bã Đậu Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bã đậu amidan là một nhiễm trùng tại khu vực amidan, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Khi bị amidan bã đậu, người bệnh sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng hơn so với tình trạng viêm amidan thông thường. Vậy bã đậu amidan là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao?

Bã đậu amidan là gì?

Bã đậu amidan theo tiếng Anh có tên là Tonsil Stone còn được gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu. Đây là một bệnh lý viêm nhiễm tại khu vực amidan. Đặc trưng của bệnh lý này là xuất hiện các khối hạt vàng hoặc trắng, cấu trúc tương tự bã đậu trên bề mặt amidan.Tình trạng này thuộc thể mãn tính, việc điều trị khá khó khăn và tốn nhiều thời gian, công sức. Viêm amidan bã đậu là bệnh lý nhiễm trùng khá hiếm gặp nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh.

ba dau amidan
Bã đậu amidan theo tiếng Anh có tên là Tonsil Stone còn được gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu

Nguyên nhân hình thành bã đậu amidan

Có nhiều nguyên nhân hình thành các khối bã đậu ở amidan. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do lượng canxi dung nạp vào cơ thể bị dư thừa. Từ đó dẫn tới tình trạng tích tụ tại các hốc amidan, gây ra nhiễm trùng, tạo mủ trắng.Lượng canxi dư thừa này có trong thức ăn, đồ uống hàng ngày. Khi khối mủ hình thành, hoạt động nhai, nuốt khiến thức ăn tiếp tục ma sát vùng họng khiến viêm nhiễm trở nên nặng hơn.Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng này là:

  • Do đặc điểm cấu trúc của amidan: Amidan có cấu trúc rất phức tạp với nhiều hốc, khe và rãnh. Trong quá trình ăn uống, thức ăn dư thừa dễ vướng lại ở khu vực này, tạo môi trường thuận lợi để virus, vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, khi thức ăn dư thừa tích tụ trong hốc amidan sẽ gây lắng đọng canxi, hình thành các ổ bã đậu.
  • Do các bệnh lý hô hấp không được điều trị dứt điểm: Khi người bệnh bị các bệnh lý hô hấp như viêm amidan, viêm họng mà không được điều trị dứt điểm, đúng cách. Có thể khiến tình trạng viêm, sưng dễ tái phát và diễn tiến nặng hơn.
  • Người bệnh không vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc lười vệ sinh cũng gây ra viêm nhiễm tại amidan.
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo, ăn nhiều thực phẩm có hại khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Và người bệnh dễ bị kích ứng, không có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
  • Yếu tố thời tiết và môi trường cũng ảnh hưởng lớn đến nguy cơ hình thành các ổ viêm bã đậu. Tình trạng này thường gặp lúc thời tiết giao mùa và ở những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với môi trường độc hại.

Triệu chứng điển hình nhất

Các khối amidan hốc bã đậu hình thành là tình trạng nhiễm trùng khá nghiêm trọng. Các dấu hiệu ban đầu thường dễ nhầm lẫn với tình trạng viêm amidan thông thường khiến việc phát hiện sớm bệnh lý gặp nhiều khó khăn.

ba dau amidan
Đây là một tình trạng nhiễm trùng khá nghiêm trọng, có thể quan sát thấy hạt mủ trắng trong amidan

Người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu bệnh sau đây:

  • Sưng đau amidan: Đây là dấu hiệu điển hình, tình trạng nhiễm trùng khiến amidan bị sưng to, tấy đỏ, nhìn thấy được bằng mắt thường và thậm chí có thể gây bít tắc đường thở.
  • Hơi thở có mùi hôi: Khi lượng vi khuẩn, virus trong họng tăng nhanh cùng với việc hình thành các bã mủ trong amidan khiến hơi thở của người bệnh có mùi hôi rất khó chịu.
  • Triệu chứng khó nuốt, đau họng: Khi vùng viêm lan rộng, người bệnh có thể bị đau họng dữ dội, cảm giác đau tăng lên khi nuốt thức ăn.
  • Quan sát thấy các hạt trắng trên khối amidan: Người bệnh có thể nhìn thấy các đốm trắng hoặc từng mảng trắng xuất hiện tại hai khối amidan. Một số trường hợp các mảng trắng có thể xuất hiện tại các vị trí khuất trong amidan nên không thể nhìn thấy bằng cách thông thường.
  • Người bệnh bị sốt cao do nhiễm trùng.
  • Người bệnh có triệu chứng đau mũi, đau tai do tai mũi họng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Khi có một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Bã đậu amidan có nguy hiểm không, có tự khỏi không?

Bã đậu amidan có nguy hiểm không và có tự khỏi được không là hai câu hỏi lớn, được nhiều người quan tâm. Trước hết, khi bã đậu được hình thành tức là tình trạng nhiễm trùng trong amidan đã ở mức nghiêm trọng.Tình trạng bệnh này không thể tự khỏi, người bệnh cần được can thiệp điều trị bằng các phác đồ phù hợp. Vì thế, khi có các triệu chứng bệnh, người bệnh không được chủ quan, cần đến ngay bệnh viện để thăm khám.Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải ở người bệnh như sau:

  • Các biến chứng tại họng như: Áp xe quanh amidan hoặc viêm mô tế bào amidan gây đau đớn dữ dội.
  • Các biến chứng ở tai mũi họng: Người bệnh có thể gặp phải biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang.
  • Các biến chứng toàn thân: Nhiễm khuẩn toàn thân, viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp, bệnh lý tim mạch, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Cách điều trị viêm amidan hiệu quả cao

Vì đây là một tình trạng nhiễm trùng phức tạp và nguy hiểm, người bệnh không được để bệnh tình kéo dài gây nguy cơ biến chứng. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị amidan phù hợp cho người bệnh.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Điều trị bằng thuốc Tây y là biện pháp điều trị rất quan trọng, tích cực, giúp người bệnh cải thiện nhanh các triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh.Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, trong phác đồ điều trị, các bác sĩ sẽ chú trọng đến việc điều trị nguyên nhân gây bệnh và điều trị các triệu chứng.

ba dau amidan
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Điều trị nguyên nhân gây bệnhNguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bã đậu amidan là do nhiễm trùng bởi virus, vi khuẩn đường hô hấp. Người bệnh cần sử dụng thuốc để diệt khuẩn, kìm hãm sự phát triển của virus gây bệnh.

  • Sử dụng nhóm thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn. Các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và loại kháng sinh phù hợp. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi thuốc.
  • Các loại thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc này giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong cổ họng, làm lành các vết loét niêm mạc và giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, sưng đau ở người bệnh.

Điều trị triệu chứngNgoài các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định thêm nhóm thuốc giúp điều trị, cải thiện các triệu chứng ở người bệnh là:

  • Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau.
  • Nhóm thuốc giảm ho, long đờm.
  • Nhóm thuốc chống phù nề, xung huyết.
  • Nước muối sinh lý và các loại thuốc kháng khuẩn xịt tại chỗ.

Việc điều trị bằng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc, không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau và cần thực hiện đúng lộ trình để có hiệu quả cao nhất.

Điều trị bằng Đông y

Điều trị bằng Đông y là phương pháp an toàn, tương đối lành tính và ít tác dụng phụ. Theo Đông y, chứng bã đậu amidan là chứng ngũ nha, hình thành chủ yếu do phong nhiệt xâm nhập từ môi trường bên ngoài.Khi bị bệnh, các tạng phủ bên trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh bị khô hầu hạch. Khả năng lưu thông khí huyết kém dẫn tới sưng hầu họng, hình thành mủ trắng gây ra bã đậu.Việc điều trị bằng Đông y là sử dụng các bài thuốc từ các dược liệu tự nhiên, lành tính. Vừa có tác dụng cải thiện triệu chứng, điều trị căn nguyên gây bệnh, vừa giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch và thể lực.

ba dau amidan
Bài thuốc Đông y trị viêm amidan bã đậu khá an toàn nhưng cần nhiều thời gian điều trị

Một số bài thuốc Đông y trị bã đậu amidan là:

  • Bài thuốc số 1

Các nguyên liệu cần có: 12gr ngưu bàng tử, 36gr ngân hoa, 20gr liên kiều, 6gr bạc hà, 6gr cát cánh, hoàng cầm 4gr, cam thảo 4gr, mã thầy 4gr, xuyên tiêu 4gr.Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc, mỗi ngày sắc một thang và uống cho đến khi bệnh thuyên giảm.

  • Bài thuốc số 2

Các nguyên liệu cần có: 10gr kinh giới, 15gr ngân hoa, 10gr liên kiều, 10gr cát cánh, 10gr bạc hà, 10gr ngưu bàng tử, 10gr triết bối mẫu, 10gr xích thực, 15gr huyền sâm, 10gr bạch cương tàm, 10gr thiên hoa phần, 10gr sơn đậu căn, 10gr cam thảo, 10gr tang bì.Cho các vị thuốc vào ấm và sắc lấy nước uống, mỗi ngày sắc 1 thang thuốc và chia làm 4 lần, uống hết trong ngày.Tùy vào tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe sẽ có bài thuốc phù hợp. Do đó, người bệnh nên đến khám tại các phòng khám, trung tâm Đông y để được chẩn đoán, bốc thuốc một cách chính xác nhất.

Mẹo lấy bã đậu amidan tại nhà

Khi phát hiện các bã đậu mới hình thành trong giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể tự lấy bã đậu tại nhà bằng các biện pháp rất đơn giản như sau:

Sử dụng tăm bông

Đây là phương pháp khá đơn giản và dễ thực hiện, giúp đánh bật ổ bã đậu ra khỏi họng. Cách thực hiện như sau:

  • Nhìn họng qua gương và xác định vị trí có bã đậu.
  • Sử dụng tăm bông sạch, nhúng vào nước ấm sau đó chọc nhẹ vào mổ mủ.
  • Khi thấy ổ mủ sắp bật ra, có thể sử dụng bàn chải thích hợp để loại bỏ hoàn toàn ổ bã đậu.

Đây là phương pháp dễ thực hiện nhưng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây tổn thương họng nhiều hơn và có nguy cơ viêm nhiễm, xuất hiện, vùng nhiễm trùng bị lan rộng.

ba dau amidan
Chọc lấy bã đậu họng tại nhà tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, không an toàn cho người bệnh

Sử dụng giấm táo pha loãng

Giấm táo pha loãng có tính axit nhẹ, có thể giúp hòa tan lượng canxi dư thừa trong amidan, giúp loại bỏ các ổ bã đậu và cải thiện tình trạng viêm, sưng.

Cách thực hiện như sau:

  • Pha 3 thìa giấm táo với một cốc nước ấm, khuấy đều.
  • Ngậm nước giấm táo trong cổ họng và nuốt từ từ.
  • Có thể áp dụng ngày 2 lần để có hiệu quả như mong muốn.

Lấy bã đậu bằng nước chanh pha loãng

Tương tự như giấm táo, nước chanh pha loãng cũng có tác dụng hòa tan canxi dư thừa và tiêu kích thích bã đậu. Có thể sử dụng nước chanh pha loãng bằng cách:

  • Chuẩn bị từ 1 đến 2 quả chanh, ép lấy nước cốt.
  • Pha nước chanh với nước ấm và thêm một chút muối hạt.
  • Uống nước chanh hàng ngày, có thể uống 2 đến 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả.

Sử dụng nước trà gừng

Gừng có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, giúp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm amidan. Nhờ mùi thơm đặc trưng và vị cay nồng, gừng còn có tác dụng cải thiện hôi miệng rất tốt.Cách thực hiện như sau:

  • Cạo vỏ, thái lát gừng.
  • Pha gừng đã chuẩn bị với nước sôi trong khoảng 15 đến 20 phút.
  • Cho thêm 1 đến 2 thìa mật ong nguyên chất vào nước gừng và khuấy đều.
  • Ngậm dung dịch trong cổ họng sau đó nuốt từ từ.
  • Có thể áp dụng phương pháp này từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, dùng liên tục trong nhiều ngày.
ba dau amidan
Có thể làm tiêu bã đậu bằng nước chanh hoặc nước trà gừng

Cách phòng ngừa viêm amidan bã đậu

Bên cạnh các biện pháp điều trị, việc chủ động phòng ngừa và cách chăm sóc trong quá trình điều trị bệnh có vai trò rất quan trọng. Giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng.Người bệnh bị viêm amidan bã đậu cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Phải vệ sinh răng miệng và mũi họng hàng ngày, đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Uống đủ 2 lít nước hàng ngày, người bệnh không nên để cổ họng bị khô. Có thể bổ sung thêm nước hoa quả hoặc sinh tố để tăng cường dưỡng chất.
  • Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý amidan, không để bệnh diễn tiến nghiêm trọng và lâu dài.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
  • Người bệnh cần vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng.
  • Sử dụng khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng hoặc khu vực nhiều khói bụi.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói bụi, ô nhiễm và có hóa chất độc hại.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là giữ ấm cổ họng khi thời tiết lạnh, thời gian chuyển mùa.
  • Sau khi điều trị bệnh, cần tái khám đúng lịch hẹn để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Bã đậu amidan là tình trạng bệnh lý nhiễm trùng khá nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, việc chủ động thăm khám và điều trị bệnh là rất quan trọng, người bệnh không nên tự ý điều trị và cần có chế độ chăm sóc khoa học để cải thiện bệnh một cách nhanh chóng.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *