Ba Kích: Phân Loại, Tác Dụng, Cách Dùng, Nơi Bán Uy Tín

Ba kích và những bài thuốc bổ thận tráng dương tuyệt vời dành cho phái mạnh
Ba kích
  • Tên khoa học: Morinda officinalis How
  • Công dụng: Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt

Từ xa xưa ba kích đã được đánh giá là thảo dược quý trong thiên nhiên có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực dành cho cánh mày râu. Ngoài ra, loại dược liệu này thường được sử dụng để làm các bài thuốc bồi bổ sức khỏe cho con người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng của ba kích cũng như những bài thuốc từ loại thảo dược này.

Ba kích là gì? Thông tin về cây ba kích

Theo Y học cổ truyền ba kích khô là dược liệu quen thuộc được kết hợp trong nhiều bài thuốc dân gian. Dưới đây là những thông tin cơ bản về cây thuốc:

  • Tên dược liệu: Ba kích
  • Tên gọi khác là: Cây ruột gà, lão thử thích căn, bất điêu thảo, chẩu phóng xì, dây ruột gà, thao tày cáy, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ…
  • Tên khoa học: Morinda officinalis How họ của cây cà phê (Rubiaceae)

Cách nhận biết cây ba kích

Là dược liệu được sử dụng nhiều trong dân gian, nhưng do mọc ở vùng núi cao nên rất ít người có kiến thức về đặc điểm thực vật của cây ba kích.

Hình ảnh cây và củ ba kích trong thiên nhiên
Hình ảnh cây và củ ba kích trong thiên nhiên

Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng của dược liệu:

  • Cây thuốc là cây dạng thân leo, quấn quanh các cây lớn, trên thân có nhiều lông mịn, sống lâu năm ở các vùng đồi núi và rừng sâu. Ngọn và cành cây thường có màu tím, khi lá già bề mặt sẽ nhẵn bóng, ít lông hơn và xanh đậm.
  • Hoa nở thành chùm chủ yếu ở các tán đầu cành, nở rộ vào tháng 5 – 6 hàng năm, ban đầu có màu trắng sau chuyển dần sang màu vàng.
  • Mùa quả vào tháng 7-10, quả hình tròn, nhỏ, bề mặt có lông tơ và khi chín sẽ có màu đỏ thẫm.
  • Phần có giá trị nhất của cây là rễ được sử dụng để làm thuốc. Rễ ba kích có màu nâu, hoặc tím nhạt, có khấc và gân ở bên trong.

Ba kích có mấy loại?

Trong tự nhiên ba kích dược liệu được chia làm hai loại dựa vào đặc điểm nhận dạng và hình thái sinh học, đó là ba kích trắng và ba kích tím.

Ba kích trắng:

Trong tự nhiên chủ yếu là loại trắng, loại này chiếm khoảng 70-80%.

  • Về cơ bản hai loại này rất giống nhau, nhưng loại củ trắng ngoài vỏ có màu vàng nhạt, bên trong màu trắng ngà.
  • Phần thịt củ không có sắc tím. Khi ngâm rượu màu sẽ chuyển sang tím nhạt trông rất đẹp mắt.
  • Phần lõi thường không có gai như loại tím.

Ba kích tím:

Củ ba kích tím có màu vàng sậm, nhìn bề ngoài dễ nhầm lẫn với ba kích trắng. Nhưng nếu để ý sẽ nhận thấy những điểm khác biệt như lõi bên trong thường có gai, phần thịt có màu tím nhạt.

Ba kích tím trong tự nhiên thường hiếm gặp hơn, chỉ khoảng 20-30%. Do đó mà giá ba kích khô tím thường có giá thành cao hơn so với ba kích trắng và khó tìm mua hơn. Vì hiếm gặp nên mọi người thường cho rằng giá trị dược liệu của ba kích tím khô sẽ cao hơn ba kích trắng khô.

Củ màu tím được nhiều người ưa chuộng
Củ ba kích tím được nhiều người ưa chuộng

Do bị khai thác triệt để làm thuốc nên thảo dược này trong tự nhiên hiện còn rất ít. Ba kích trên thị trường hiện nay chủ yếu là thảo dược được nhân giống và nuôi trồng ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước.

Ngoài ra dựa vào mục đích sử dụng thảo dược này còn được chia thành 2 loại tươi và khô.

Ba kích tươi:

  • Ưu điểm: Dược tính, màu sắc và hương vị của dược liệu được giữ nguyên. Có thể linh hoạt chế biến thành các vị thuốc.
  • Nhược điểm: Trọng lượng thường nặng hơn, chỉ để được thời gian ngắn. Lõi chưa được làm sạch và phải bảo quản trong tủ lạnh mới có thể giữ được độ tươi.

Ba kích khô:

  • Ưu điểm: Dễ vận chuyển, bảo quản được lâu hơn. Sản phẩm đã được rút lõi làm sạch nên khi dùng chỉ cần sơ chế qua.
  • Nhược điểm: Hàng có thể chứa chất bảo quản, dễ bị làm giả, làm nhái để thu lợi nhuận. Dược tính không cao bằng loại tươi. Sản phẩm dễ bị bay mùi, ẩm mốc.

Dựa theo xuất xứ dược liệu có thể chia thành 2 loại:

  • Ba kích rừng (tự nhiên)
  • Ba kích trồng

Do khác nhau về thổ nhưỡng và môi trường sống mà loại trồng thường có mẫu mã đẹp mắt hơn.

Khu vực phân bố của cây ba kích

Vốn là loại cây mọc hoang ngoài tự nhiên có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, sau đó được du nhập về Việt Nam. Cây thường mọc ở ven rừng, đồi núi thấp hoặc ở vùng trung du các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ…

Do kỹ thuật trồng ba kích không quá cầu kỳ, mà hiện nay ở nhiều vùng trên cả nước đã đem loại cây này về nhân giống và nuôi trồng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Bộ phận sử dụng, thời gian thu hái và sơ chế

Tất cả các bộ phận trên thân cây ba kích như rễ, hoa, lá, cành đều được sử dụng để làm thuốc. Nhưng rễ cây vẫn là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất.

Ba kích trong tự nhiên rất khó đoán biết được thời gian cây sinh trưởng, nên dựa vào hình dáng và kích thước củ để khai thác. Củ già sẽ có màu vàng sẫm, to bằng đốt tay, cứng và sần sùi.

Củ dược liệu có màu tím nhạt và sần sùi
Củ dược liệu có màu tím nhạt và sần sùi

Còn dược liệu trồng sẽ cho thu hoạch sau khoảng 3 năm, thời điểm về cuối năm khi quả chín, lúc này thảo dược sẽ cho chất lượng củ tốt nhất. Người ta sẽ đào rộng phần gốc cây để lấy trọn phần rễ, sao cho giữ được nguyên chùm, không bị dập nát.

Ba kích có tác dụng gì?

Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” ba kích được xếp vào nhóm những vị thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khử phong thấp, chống suy nhược cơ thể, mệt mỏi…. Vậy Đông y và Tây y đánh giá ba kích trắng và ba kích tím có tác dụng gì?

Theo góc nhìn của Đông y

Trong Đông y dược liệu có vị ngọt, cay, tính ấm thường được phối hợp với các vị thuốc khác để ngâm rượu hoặc sắc uống tùy vào từng loại bệnh. Tác dụng của ba kích đối với sức khỏe con người như:

  • Chủ đại phong tà khí, tăng chí, ích khí
  • Bổ não, tinh khí.
  • Bổ huyết, tăng cường lưu thông khí huyết
  • Bổ thận, ích tinh, giải trừ phong thấp, cường gân
  • Cường âm, điều hòa khí huyết, long đờm
  • Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt
  • Hỗ trợ điều trị liệt dương, di tinh, mộng tinh thủy nhũng
  • Hỗ trợ điều trị hen suyễn, chóng mặt, ngủ kém, ăn uống khó tiêu
  • Hỗ trợ điều trị thận hư, đầu gối tê mỏi, liệt dương, suy nhược thần kinh
  • Phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Theo góc nhìn của Tây y

Theo y học hiện đại củ ba kích có tác dụng gì? Khoa học hiện đại khẳng định thành phần của dược liệu có chứa chất anthraglucozit tốt cho não bộ, giải tỏa căng thẳng.

  • Tăng cường sự dẻo dai, sức đề kháng
  • Các hoạt chất chứa trong dược liệu có khả năng khám viêm mạnh mẽ
  • Rễ cây giúp hạ huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu lên não
  • Cân bằng nội tiết
  • Tăng cường sinh lý cho nam giới
  • Điều trị chứng đau mỏi xương khớp, đau lưng

Các bài thuốc bổ từ ba kích tốt cho sức khỏe

Dược liệu được kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau để trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây thuốc mà bạn có thể áp dụng:

Hỗ trợ điều trị liệt dương

Thảo dược có tác dụng bổ thận, tráng dương, nam giới sử dụng bài thuốc giúp tăng khả năng sinh dục và nâng cao chất lượng tinh trùng.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3kg dược liệu
  • 3kg ngưu tất sống
  • 5 lít rượu trắng
Rượu ba kích giúp cải thiện sinh lý nam giới nổi tiếng
Rượu ba kích giúp cải thiện sinh lý nam giới nổi tiếng

Cách thực hiện:

Sơ chế dược liệu và cho tất cả vào phình đựng rượu, sau đó đổ rượu trắng vào ngâm. Để các vị thuốc ngâm cùng rượu khoảng 3 – 6 tháng thì đem ra sử dụng. Lưu ý, khi dùng cần có sự chỉ dẫn của thầy thuốc, không được lạm dụng vì có thể gây phản tác dụng.

Bài thuốc giúp bổ thận, tráng dương

Nguyên liệu chế biến:

  • 30g ba kích
  • 300g thịt trai
  • Gừng tươi, cùng các gia vị

Cách chế biến:

Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, nghiền nhỏ. Thịt trai đem xào thơm, ướp đầy đủ gia vị. Bỏ thêm ba kích và đổ nước vừa đủ ninh khoảng 30 phút thì bắt ra để nguội và sử dụng trong bữa ăn.

Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 60g ba kích
  • 60g ngũ gia bì
  • 60g can khương
  • 120g ngưu tất,
  • 80g đỗ trọng
  • 60g quế tâm,
  • 60g khương hoạt
  • 100ml mật ong.
Bài thuốc từ dược liệu chữa đau lưng hiệu quả
Bài thuốc từ dược liệu chữa đau lưng hiệu quả

Cách làm:

Tất cả các nguyên liệu đem tán nhỏ thành bột mịn, đem sên với mật ong và nặn thành các viên nhỏ bằng quả nhãn. Mỗi lần sử dụng 5 – 10 viên sẽ thấy tình trạng đau nhức xương khớp cải thiện rõ rệt, các cơn đau thưa dần và người bệnh không còn cảm thấy đau nhức các khớp xương.

Bài thuốc giúp đẹp da, cải thiện nhan sắc

Nguyên liệu:

  • Củ ba kích và cam cúc hoa mỗi vị 60g
  • Thục tiêu và câu kỷ tử mỗi vị 30g
  • 20g phụ tử
  • 46g thục địa.

Cách thực hiện:

Các nguyên liệu đem tán nhuyễn đem ngâm với 2-3 lít rượu trắng khoảng 3 tháng. Sau đó lấy ra sử dụng, mỗi lần khoảng một chén nhỏ. Chỉ trong thời gian ngắn sẽ thấy da dẻ hồng hào, căng mịn.

Bài thuốc chữa trị kinh nguyệt không đều

Nguyên liệu:

  • 120g ba kích
  • 640g tử kim đằng
  • 160g nhục quế
  • 20g lương khương
  • 160g ngô thù du
  • 80g thanh diêm

Cách thực hiện:

6 vị thuốc trên đem tán nhỏ trộn cùng rượu trắng rồi vo thành viên. Sử dụng sau mỗi bữa ăn hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc về liệu lượng và thời gian sử dụng.

Bài thuốc chữa trị chứng mất ngủ, ù tai, cơ thể suy nhược

Nguyên liệu:

  • 90g ba kích
  • 60g thanh diêm
  • 120g ngô thù
  • 500g kim tử đằng
  • 180g lương khương
  •  120g nhục quế
  • Rượu trắng

Cách làm:

Cũng giống như trên đem tất cả dược liệu tán mịn, đem trộn đều cùng với rượu trắng đến khi bột dẻo, mịn thì nặn thành viên tròn. Tốt nhất là dùng trước bữa ăn.

Lưu ý khi sử dụng ba kích làm thuốc

Mặc dù là loại dược liệu tốt có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhưng không phải là đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Một số trường hợp không nên sử dụng dược liệu gồm:

  • Người đang bị cảm cúm, sốt cao
  • Người bị nóng trong, táo bón
  • Người huyết áp thấp, hay đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
  • Trẻ em và phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng

Bên cạnh đó, cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc được chế biến từ thảo dược này như sau:

  • Không được dùng bừa bãi khi chưa tham khảo ý kiến thầy thuốc.
  • Phải tuân thủ đúng liều lượng trong mỗi bài thuốc, không được tự ý thêm hoặc cắt bớt các thành phần.
  • Không nên dùng nồi nhôm hoặc bình nhựa để đựng dược liệu.
  • Thời gian sử dụng theo quy định, không nên sử dụng dược liệu trong thời gian dài.

Ngoài ra còn dược liệu này còn có thể dùng ngâm rượu với một số thảo dược khác như: Ba kích ngâm với đinh lăng, ngâm với sâm cau hoặc nấm ngọc cẩu… để nâng cao sinh lực, bồi bổ khí huyết.

Củ ba kích mua ở đâu và giá bao nhiêu?

Ba kích bao nhiêu tiền 1kg? Việc chọn mua dược liệu để sử dụng cũng là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi bán loại thảo dược này với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, để mua được hàng chuẩn, hàng chất lượng tốt mọi người cần tới các địa chỉ uy tín.

Giá cả và chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi tìm mua dược liệu. Giá ba kích trên thị trường hiện nay giao động từ 250.000 – 350.000 vnđ/1kg với dược liệu được trồng. Dược liệu rừng hoặc dược liệu được trồng theo công nghệ gen tự nhiên sẽ có giá từ 350.000vnđ/0.5 kg.

Khách hàng nên thận trọng với những nơi rao bán dược liệu chỉ với giá 180.000-200.000 vnđ/1kg bởi đây có thể là hàng kém chất lượng. Vì hàng mua tận gốc cũng không có giá như vậy.

Riêng giá ba kích tím giao động từ 300.000đ/1Kg đến 500.000đ/1Kg loại tươi, loại củ tím hiện được ưa chuộng hơn và khó tìm mua hơn loại củ trắng. Vậy 1kg ba kích khô ngâm bao nhiêu lít rượu?

  • Nếu thảo dược trồng mỗi kg sẽ ngâm khoảng 4-5 lít rượu.
  • Nếu thảo dược rừng thì 1kg có thể ngâm được 2 – 3 lít rượu.

Tại vùng dược liệu sạch ở Bắc Kạn, Cao Bằng – 2 trong chuỗi vùng trồng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO trên toàn quốc của Vietfarm, ba kích đang được nhân giống và trồng theo quy trình hiện đại, đảm bảo dược tính cao nhất. Giá dược liệu Vietfarm đang cung cấp là 375.000 vnđ/0.5kg, với những đơn hàng từ 500.000 vnđ sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc.

Trên đây là những thông tin hữu ích về công dụng và các bài thuốc được bào chế từ cây thuốc. Mọi người có thể áp dụng tùy theo bệnh để hiệu quả tối ưu nhất. Lưu ý trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn và chọn mua tại địa chỉ uy tín, chất lượng để đảm bảo cho sức khoẻ.