Bài dưỡng sinh chữa đau lưng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau lưng là một căn bệnh hầu hết ai cũng đều trải qua. Có nhiều phương pháp để chữa bệnh đau lưng. Trong đó, bài dưỡng sinh chữa đau lưng của Nhất Nam Y Viện không những giúp người bệnh tiết kiệm chi phí mà còn mang đến hiệu quả tích cực. 

Đau lưng có nguy hiểm không?

Đau lưng là các cơn đau tê dọc hay gần cột sống. Tùy theo vị trí đau, bác sĩ sẽ phân thành 4 khu vực chính gồm đau lưng trên, đau lưng dưới, đau lưng giữa, đau lưng một bên (phải hoặc trái).

Đau lưng do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể chia làm 2 loại là: Đau lưng cấp và Đau lưng mạn.

  • Đau lưng cấp thường do bị lạnh gây co cứng các cơ ở sống lưng; dây chằng cột sống bị viêm, phù nề chèn ép vào thần kinh khi mang vác nặng, sai tư thế; chấn thương vùng sống lưng.
  • Đau lưng mạn thường do viêm xương cột sống, thoái hóa cột sống, lao, đau các nội tạng ở ngực, bụng lan tỏa ra sau lưng, đau lưng cơ năng do đau bụng kinh, suy nhược thần kinh nhức mỏi toàn thân,…

Những triệu chứng phổ biến của bệnh đau lưng bao gồm:

  • Cảm thấy đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng.
  • Đau âm ỉ ở lưng, thậm chí lan toả xuống eo và hông.
  • Cơn đau thường đỡ hơn vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi.
  • Cảm thấy tê và ngứa chân.
  • Di chuyển khó khăn.
  • Cơn đau trở nên nặng hơn khi bạn đi bộ hoặc tập thể dục.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau lưng, trong đó những nguyên nhân sau gây ra:

  • Căng cơ bắp.
  • Dây thần kinh bị chèn ép.
  • Lệch đĩa đệm giữa những đốt sống.

Ngoài ra, người già cũng có thể bị đau lưng do viêm khớp cột sống. Phụ nữ lớn tuổi thường bị loãng xương và có thể dẫn đến các xương ở lưng bị nứt gây đau lưng.

Đôi khi, các cơn đau hoặc bệnh ở những khu vực khác trên cơ thể như vai hay hông cũng có thể dẫn đến bệnh đau lưng.

Các phương pháp chữa đau lưng

Đối với người bệnh đau lưng có thể được điều trị bằng một số loại thuốc. Đồng thời kết hợp với những phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để cải thiện tình trạng đau cột sống. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải luyện tập, duy trì lối sống khoa học để bảo vệ cột sống. 

Với những trường hợp đau nghiêm trọng hơn, người bị đau lưng cần nằm nghỉ tại chỗ, có thể đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng nếu cần ngồi dậy hoặc đi lại. Có thể kết hợp với châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại. Khi những cơn đau thuyên giảm, người bệnh sẽ tăng dần mức độ hoạt động. 

Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị nội khoa.

Bài dưỡng sinh chữa đau lưng – Nhất Nam Y Viện

Bên cạnh những phương pháp điều trị đau lưng ứng dụng y học hiện đại, có một phương pháp chữa đau lưng đơn giản, không tốn chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao cho nhiều người bệnh. Đó là phương pháp tập dưỡng sinh chữa đau lưng.

Sau đây bác sĩ sẽ hướng dẫn các bạn 1 bài tập dưỡng sinh chữa đau lưng rất hiệu quả có thể làm tại nhà:

Chuẩn bị: Nằm nghiêng, co chân lại, chân dưới để phía sau, tay trên nắm bản chân dưới, bàn chân trên để lên đầu gối chân dưới và đầu gối trên sát giường, tay dưới nắm đầu gối chân trên. 

Động tác: Vận động cột sống và cổ ngược chiều, hít vào tối đa, sau đó nín thở giữ hơi dao động cổ qua lại từ 2 – 6 lần, thở ra triệt để có ép bụng. Làm như thế từ 1-3 lần rồi đổi bên kia. 

Tác dụng: Vận động cột sống xung quanh đường trục của nó một cách tối đa như động tác “vắt áo cho hết nước”, dao động cổ qua lại làm cho các đốt xương, dây chằng, mạch máu, thần kinh, khí quản, thực quản, thanh quản được xoa bóp mạnh, khí huyết được lưu thông tối đa, các khớp xương hoạt động tối đa, tránh được tình trạng xơ cứng, giải quyết được các bệnh đau nhức xương khớp.

Bên cạnh áp dụng bài tập dưỡng sinh hằng ngày để có thể chấm dứt cơn đau lưng, người bệnh có thể lưu ý những điều sau:

  • Thử liệu pháp xoa bóp nhưng tránh xoa bóp trực tiếp vào cơ bắp đang đau.
  • Tránh nằm hoặc ngồi quá lâu.
  • Tập thể dục thường xuyên: giúp các khớp trở nên dẻo dai, tránh được những cơn đau lưng dưới. Nếu bạn có tiền sử đau thắt lưng, nên đi bộ vừa phải và thường xuyên hằng ngày để giảm nguy cơ phát triển đau lưng dưới.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, magie, kali, vitamin, uống đủ nước hàng ngày… có thể giúp bạn tránh được đau lưng dưới và hồi phục nhanh hơn…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *