Mẹ bầu mất ngủ cả đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bà bầu mất ngủ cả đêm là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trong thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố, thai phát triển lớn gây khó khăn khi ngủ… Cùng tìm hiểu thêm về bệnh và cách điều trị để chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu đúng cách qua bài viết sau. 

Nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ cả đêm

Bà bầu mất ngủ cả đêm là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi này, các mẹ bầu thường khó ngủ, dễ tỉnh giấc vào ban đêm. Bên cạnh đó các triệu chứng phổ biến còn là tình trạng mất tập trung, cơ thể uể oải vào ban ngày, đau đầu, đau người…

Phụ nữ mang thai bị mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến là:

  • Thay đổi hormone: Những thay đổi trong cơ thể người mẹ kéo theo sự lo lắng, ức chế hệ thần kinh khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút.
  • Vấn đề tiêu hóa: Thai nhi phát triển lớn kèm túi ối to chèn ép vào các cơ quan tiêu hóa của người mẹ. Theo đó bà bầu bị ợ hơi, táo bón, đầy bụng…. Triệu chứng các bệnh tiêu hóa thường xuất hiện vào ban đêm gây mất ngủ.
  • Đi vệ sinh nhiều: Đi vệ sinh nhiều lần là điều bất cứ bà bầu nào cũng gặp phải. Vì phải thức giấc để đi vệ sinh khiến giấc ngủ người mẹ gián đoạn, khó ngủ lại.
  • Tư thế ngủ: Với chiếc bụng bầu to, phụ nữ sẽ khó tìm được một tư thế nằm ngủ thoải mái. Những tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ còn gặp các cơn đau nhức ở vùng xương chậu. Việc xoay người khi ngủ gặp khó khăn, thậm chí còn bị chuột rút, co thắt cơ. Giấc ngủ của mẹ bầu bị ảnh hưởng nhiều vì nguyên nhân này.
  • Thai nhi hoạt động về đêm: Một vài trường hợp thai nhi hiếu động, hoạt động tích cực về đêm. Em bé trong bụng mẹ có thể tác động đến mẹ bởi những cú đạp nhẹ, từ đó khiến mẹ bầu tỉnh giấc và khó ngủ lại.

Bà bầu mất ngủ cả đêm có nguy hiểm không?

Bà bầu mất ngủ về đêm là tình trạng phổ biến nhưng lại tiềm ẩn không ít nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Mất ngủ diễn ra quá thường xuyên và có mức độ nặng, cơ thể người mẹ sẽ gặp các vấn đề như:

  • Cơ thể người mẹ trở nên kém tỉnh táo, kiệt sức kéo theo bệnh lý về huyết áp, thần kinh,…
  • Mất ngủ kéo dài gây cản trở tình quá tình sinh nở. Người mẹ bị mất ngủ thường có nguy cơ phải sinh mổ cao, quá trình chuyển dạ cũng kéo dài hơn.
  • Sức khỏe mẹ bầu giảm sút dẫn đến nhanh lão hóa, da chảy xệ và khó phục hồi.
me bau mat ngu ca dem
Mẹ bầu nên thận trọng với việc bị thiếu máu

Ngoài ra, mất ngủ cả đêm còn khiến sự phát triển của thai nhi bị tác động, cụ thể là:

  • Trẻ bị thiếu máu do khoảng thời gian 23h-3h là cơ thể tạo ra hồng cầu. Khi cơ thể người mẹ thiếu ngủ làm cho quá trình tuần hoàn máu đến thai nhi kém đi.
  • Phụ nữ mang thai ở tuần thứ 24 trở đi đặc biệt cần ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ để em bé phát triển toàn diện về trí não. Nếu người mẹ mất ngủ triền miên, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng sẽ làm cho em bé chậm phát triển.
  • Mẹ bầu căng thẳng, cáu gắt tác động trực tiếp đến thai nhi. Em bé sau khi sinh ra thường khó nuôi, kém thông minh thậm chí chậm phát triển hơn các bé khác.

Cách khắc phục tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu

Việc điều trị mất ngủ ban đêm khi mang thai cần hết sức cẩn trọng. Thông thường để điều trị bằng thuốc, mẹ bầu cần được thăm khám và kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên các loại thuốc chữa mất ngủ thường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, chữa cho bà bầu mất ngủ cả đêm được khuyến khích bằng việc điều chỉnh sinh hoạt, dinh dưỡng và các thói quen hàng ngày.

Chữa cho bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai mất ngủ do các cơn ốm nghén. Nguyên nhân là do tăng hormone progesterone gây mệt mỏi. Ở giai đoạn này, nếu mẹ bầu thường xuyên mất ngủ, ngủ chập chờn có thể khắc phục bằng các cách sau:

  • Bà bầu nên để cơ thể nghỉ ngơi thật nhiều, tranh thủ ngủ bất kỳ khi nào có thể để bù lại thời gian mất ngủ vào ban đêm. Từ đó giúp đảm bảo ngủ đủ thời gian cần thiết mỗi ngày.
  • Mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn độ ăn nhẹ, chia thành nhiều bữa trong ngày để tránh các cơn nôn do ốm nghén. Không nên uống quá nhiều nước vào ban đêm để tránh việc mất ngủ vì đi vệ sinh.
  • Tư thế ngủ nghiêng bên trái giúp cơ thể mẹ bầu lưu thông máu tốt.
  • Người bệnh nên tạo thói quen lên giường đi ngủ đúng giờ mỗi ngày.

Chữa mất ngủ cho bà bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn an toàn nhất với cơ thể người mẹ. Bà bầu hoàn toàn có thể an tâm ngủ ngon vì các cơn ốm nghén đa phần đã qua và em bé phát triển bình thường trong bụng.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, mẹ bầu vẫn gặp tình trạng khó ngủ do vấn đề tiêu hóa hay những nguyên nhân khác. Cách khắc phục giấc ngủ cho người mẹ lúc này là:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có hại như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, khó tiêu, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Tư thế ngủ kê cao đầu và cổ tránh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, không nên ăn quá no hay để bụng đối.
  • Bà bầu nằm tư thế nghiêng, kê gối dưới bụng và sau lưng nhằm giảm áp lực lên hông và lưng. Thời gian này, mẹ bầu có thể dùng đến gối bầu để hỗ trợ có tư thế ngủ thoải mái.
  • Hạn chế suy nghĩ bằng việc chia sẻ với chồng hay bác sĩ chuyên khoa để không gặp căng thẳng, lo âu.
  • Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền định phù hợp cho các mẹ bầu giai đoạn này.
  • Sử dụng các loại trà thảo dược an toàn, lành tính giúp an thần, thư giãn thần kinh từ đó ngủ dễ hơn.

Mất ngủ ở mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn mà bà bầu thường xuyên bị mất ngủ nhất. Thai nhi phát triển lớn, chèn lên bàng quang khiến mẹ bầu đi vệ sinh liên tục về đêm. Các chuyển động của thai nhi ngày một nhiều cũng làm cơ thể khó chịu, giấc ngủ bị cản trở. Để đảm bảo sức khỏe, sẵn sàng cho quá trình sinh nở, mẹ bầu cần khắc phục sớm chứng mất ngủ bằng cách sau:

  • Mẹ bầu nằm ngủ nghiêng bên trái nhằm tốt cho em bé, tử cung và thận. Tư thế ngủ này còn làm thông máu đến tim, giảm tình trạng tim đập nhanh và khó thở.
  • Mẹ bầu hạn chế các loại đồ uống kích thích thần kinh như trà xanh, cà phê nước có gas….
  • Thường xuyên xoa bóp tay, chân để giảm co thắt cơ, chuột rút vào đêm.
me bau mat ngu ca dem
Xoa bóp giúp mẹ bầu ngủ ngon
  • Dùng phương pháp ngâm chân với nước ấm và thảo dược để thư giãn cơ thể, thần kinh và ngủ ngon hơn.
  • Mẹ bầu mất ngủ đêm cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời nâng cao thể trạng từ đó ngủ ngon hơn và có đủ sức khỏe cho việc vượt cạn
  • Mẹ bầu giữ tinh thần thoải mái, tránh việc lo lắng quá mức và tránh để cảm xúc hỗn loạn…

Bầu mất ngủ đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi mà còn tác động đến quá trình chuyển dạ, sinh con. Do đó, phụ nữ mang thai không nên chủ quan nếu mất ngủ quá thường xuyên kèm tình trạng đau đầu, suy nhược cơ thể… Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh và có biện pháp chăm sóc mẹ bầu mất ngủ phù hợp.

Thông tin liên quan

Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *