Bé Bị Viêm Amidan Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? Cha Mẹ Cần Đọc Ngay

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm amidan là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ khiến nhiều phụ huynh hết sức lo lắng. Vì thế, bé bị viêm amidan uống thuốc gì là câu hỏi của rất nhiều bậc cha mẹ khi con chẳng may bị mắc chứng bệnh này. Dưới đây là thông tin về những loại thuốc điều trị thông thường, giúp trẻ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng viêm amidan.

Bé bị viêm amidan uống thuốc gì?

Viêm amidan là một bệnh lý đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể khiến các bé bị đau rát họng, khó nuốt, có biểu hiện sốt và thường xuyên mệt mỏi, chán ăn. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh viêm amidan có thể gây ra các biến chứng nặng hơn như viêm phế quản, viêm cầu thận, viêm tai giữa… Chính vì thế, bé bị viêm amidan uống thuốc gì để nhanh khỏi là mối bận tâm hàng đầu của các phụ huynh.

be bi viem amidan uong thuoc gi
Bé bị viêm amidan uống thuốc gì?

Bé bị viêm amidan uống thuốc gì? Nhóm thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc kháng sinh là loại thuốc được chỉ định khi trẻ bị viêm amidan do nhiễm khuẩn. Theo các nghiên cứu, tỉ lệ trẻ bị viêm amidan do nhiễm khuẩn chiếm khoảng 20% tổng số ca bệnh. Do đó, việc sử dụng kháng sinh chỉ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp điều trị bệnh cụ thể. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm thông qua những xét nghiệm đờm họng và tiến hành quan sát hầu họng. Nếu trẻ bị viêm amidan do nhiễm khuẩn, các bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc kháng sinh sau đây:

Kháng sinh nhóm Beta – Lactam

Đây là nhóm kháng sinh rất phổ biến, được ưa dùng và bao gồm 2 nhóm nhỏ như sau:

  • Nhóm Penicillin: Nhóm kháng sinh này có Penicillin G điều trị nhiễm khuẩn do liên cầu tan huyết nhóm A. Amoxicillin và Ampicillin được sử dụng dưới dạng đơn chất. Nhóm kháng sinh này có tác dụng điều trị tốt các bệnh về vi khuẩn, khá an toàn cho người bệnh, tuy nhiên có thể gây ra dị ứng.
  • Nhóm Cephalosporin: Nhóm này bao gồm Cephalexin và Cefuroxim, có tác dụng tốt và ít gây ra tác dụng phụ hơn.

Kháng sinh nhóm Macrolid

Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với các kháng sinh thuộc nhóm Penicillin, các bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc Macrolid. Nhóm thuốc này bao gồm Clarithromycin và Azithromycin,… có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh về đường hô hấp.Khi sử dụng kháng sinh cho bé, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc, tự ý thay đổi liều lượng, thời gian điều trị, không theo phác đồ của bác sĩ.

be bi viem amidan uong thuoc gi
Clarithromycin có hiệu quả trong điều trị bệnh đường hô hấp

Nhóm thuốc chống viêm điều trị viêm amidan cho trẻ

Ngoài nhóm thuốc kháng sinh, nhóm thuốc chống viêm được sử dụng trong điều trị viêm amidan ở trẻ nhờ công dụng giảm sưng tấy, phù nề vùng họng và amidan. Các loại thuốc chống viêm thuộc nhóm thuốc này là:

  • Men uống chống viêm: Bao gồm Alphachymotrypsin – biệt dược của Alpha Choay.
  • Nhóm thuốc chống viêm Steroid (còn gọi là Corticoid): Bao gồm Betamethasone hoặc Prednisolone,…

Lưu ý, nhóm thuốc chống viêm steroid chỉ được sử dụng trong trường hợp bé bị viêm amidan nặng như viêm amidan phì đại hoặc viêm amidan hốc phủ.Nhóm thuốc chống viêm thường không được khuyến khích sử dụng do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ.

Bạn đang gặp các TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Bé bị viêm amidan uống thuốc gì? Nhóm thuốc giảm đau – hạ sốt

Thông thường, khi bị viêm amidan, nhất là giai đoạn viêm amidan cấp tính, trẻ sẽ bị sốt cao, đau rát họng. Điều này khiến trẻ mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn trong việc nhai, nuốt đồ ăn. Lúc này, trẻ cần được sử dụng thuốc giảm đau – hạ sốt để giảm triệu chứng bệnh.

be bi viem amidan uong thuoc gi
Trẻ có thể cần uống Paracetamol để hạ sốt, giảm đau do viêm amidan gây ra

Thuốc giảm đau – hạ sốt phổ biến nhất hiện nay là Paracetamol. Liều dùng thuốc giảm đau này như sau:

  • Sử dụng từ 10 đến 15 mg/kg/lần uống.
  • Mỗi lần uống cách nhau từ 4 đến 6 tiếng.
  • Không dùng quá 75 mg/kg trong 1 ngày.
  • Không được dùng quá 5 lần/ngày để hạ sốt.

Bên cạnh Paracetamol, Ibuprofen cũng được chỉ định để giảm đau, hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, loại thuốc này không được dùng cho trẻ dưới 7kg hoặc trẻ em dưới 6 tháng tuổi.Đặc biệt, cha mẹ không được phép sử dụng Aspirin để giảm đau hoặc hạ sốt cho trẻ vì có thể gây ra hội chứng não gây tử vong ở trẻ nhỏ.

Nhóm thuốc giảm ho

Ho là phản ứng của cơ thể khi amidan bị viêm để tống dị vật hoặc dịch tiết ra ngoài cơ thể. Do đó, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc trị ho cho bé trong thời gian này do phản ứng ho giúp bé loại bỏ dịch tiết trong cổ họng nhanh hơn.Nhóm thuốc giảm ho được chỉ định trong trường hợp bé ho nhiều, dữ dội, bé quấy khóc và kiệt sức hoặc ho làm tổn thương niêm mạc họng. Các loại thuốc trị ho được dùng phổ biến là:

  • Thuốc trị ho: Bao gồm Dextromethorphan và siro ho thảo dược. Đây là 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến để trị ho cho trẻ nhỏ.
  • Thuốc long đờm: Bao gồm N – Acetylcystein và Bromhexin.

Nhóm thuốc sát khuẩn

Các loại thuốc sát khuẩn tại chỗ chính là thuốc sát khuẩn và gây tê ở họng, thuốc làm giảm đau, giảm ngứa họng và có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn tại khu vực này.Các nhóm thuốc sát khuẩn phổ biến được sử dụng là:

  • Thuốc xịt họng: Bao gồm Betadine và Mivolis…
  • Thuốc súc họng: Bao gồm NaCl 0,9%, Borat Natri hoặc Betadine…
  • Thuốc ngậm: Gồm có Lysopaine và Dorithricin.

Khi sử dụng nhóm thuốc này, cha mẹ lưu ý tránh sử dụng quá liều vì có thể gây ra kích ứng, khiến trẻ bị bỏng rát họng và viêm loét nặng hơn.Ngoài các loại thuốc kể trên, bé bị viêm amidan nên được sử dụng thêm nhóm thuốc bổ trợ. Khi mắc bệnh, sức đề kháng của bé bị suy giảm nghiêm trọng, trẻ có thể bị mệt mỏi, suy dinh dưỡng, mất ngủ… Do đó, cha mẹ có thể bổ sung thêm các loại thuốc bổ trợ giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích tiêu hóa và bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

be bi viem amidan uong thuoc gi
Sử dụng NaCl 0,9% để súc họng cho trẻ

Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cho trẻ cần đặc biệt cẩn trọng bởi trẻ nhỏ thường nhạy cảm với thuốc Tây. Do đó, nguy cơ phản ứng thuốc thường cao hơn người lớn.

Hơn nữa, thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt có thể khiến trẻ gặp phải tác dụng như mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban,… hoặc nặng hơn có thể gây suy gan, suy thận, rối loạn nhịp tim,…

Những lưu ý khi dùng thuốc cho bé viêm amidan

Ngoài việc sử dụng thuốc, để đạt được hiệu quả điều trị viêm amidan cho bé một cách tốt nhất, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cần cho trẻ đi bệnh viện khám khi có những biểu hiện viêm amidan.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý điều trị bệnh cho bé.
  • Cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc cho bé. Dùng thuốc theo chỉ định và thông báo với bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng dị ứng hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc.
  • Song song với việc sử dụng thuốc, cha mẹ cần bổ sung cho bé nhiều loại thực phẩm giàu dưỡng chất để cân bằng dưỡng chất.
  • Nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng mềm để tránh làm tổn thương cổ họng. Bổ sung vitamin, khoáng chất trong bữa ăn của bé.
  • Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối, đường hoặc đồ chiên rán.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ, đủ giấc và bổ sung nước đều đặn hàng ngày cho trẻ.
  • Nên hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi gây mất sức.
  • Cần vệ sinh môi trường sống cho trẻ sạch sẽ, tránh xa khu vực bị ô nhiễm hoặc nhiều khói bụi, khói thuốc lá.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài đường hoặc khi đến những nơi công cộng.
  • Sau khi điều trị bệnh, cần đưa trẻ đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vào mùa lạnh.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi bé bị viêm amidan uống thuốc gì. Bệnh lý này sẽ không trở thành mối nguy hại cho sức khỏe của bé nếu cha mẹ phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời cho trẻ.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm

Triệu chứng của bạn?

Đừng bỏ qua:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *