Bé khó ngủ đêm phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bé khó ngủ đêm phải làm sao là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Trẻ khó ngủ, quấy khóc về đêm gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Cùng tìm hiểu các giải pháp giúp bé ngủ ngon trong bài viết sau.

Nguyên nhân khiến trẻ bé khó ngủ về đêm

Để giải đáp cho thắc mắc bé khó ngủ đêm phải làm sao, trước hết bậc phụ huynh nên nắm rõ nguyên nhân khiến các bé mất ngủ. Trẻ nhỏ thường cần nhiều thời gian ngủ hơn người lớn, trẻ sơ sinh thậm chí cần dành từ 14-18 tiếng mỗi ngày để ngủ.

be kho ngu dem phai lam sao
Trẻ nhỏ cần nhiều thời gian ngủ hơn người lớn

Theo đó, nguyên nhân phổ biến của tình trạng này có thể do:

  • Do việc ru ngủ: Thói quen ru ngủ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của các bé. Nếu ru con bằng việc bế bồng, đưa võng thường xuyên sẽ khiến trẻ bị lệ thuộc vào điều này. Theo đó nếu không có tác động đung đưa, bé sẽ khó ngủ, thậm chí tỉnh giấc khi vừa được đặt xuống giường.
  • Xây dựng thói quen ngủ: Cha mẹ không nghiêm khắc rèn con vào thời gian sinh hoạt khoa học sẽ khiến các bé có tình trạng ngủ không đúng giờ, thức khuya.
  • Môi trường phòng ngủ: Nơi ngủ của trẻ cần có ánh sáng và không khí phù hợp. Phòng quá sáng, bụi bẩn khiến bé gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ. Ngoài ra với trẻ sơ sinh, nếu tã ướt, bẩn, các bé cũng sẽ không ngủ và quấy khóc.
  • Thiếu chất: Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hay thiếu hụt các chất cần thiết là nguyên nhân khiến bé quấy khóc, ngủ chập chờn vào ban đêm.
  • Bệnh lý nền: Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, suy nhược cơ thể khiến các triệu chứng bùng phát vào ban đêm, cản trở giấc ngủ.

Bé khó ngủ đêm phải làm sao?

Bé khó ngủ đêm phải làm sao, trước hết cha mẹ cần ưu tiên tính an toàn trong những phương pháp cải thiện giấc ngủ cho bé. Một số phương pháp giúp trẻ ngủ ngon như:

Bé khó ngủ đêm phải làm sao: Sử dụng thuốc tân dược

Các loại thuốc Tây dành cho trẻ sẽ điều trị các triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Những loại thuốc trị mất ngủ phổ biến dành cho các bé bị mất ngủ như:

  • Thuốc điều trị các bệnh lý nền kèm công dụng gây buồn ngủ như thuốc cảm cúm, thuốc ho, chữa mề đay mẩn ngứa…
  • Nhóm thuốc an thần, giảm căng thẳng thần kinh cho trẻ.Một số thuốc tiêu biểu như Chlorpheniram, Théralène, Peritol… (thường có dạng siro dễ uống).
  • Nhóm thuốc bổ, bổ sung dưỡng chất, tăng cường đề kháng cho bé ngủ ngon.
be kho ngu dem phai lam sao
Siro uống giúp trẻ nhỏ ăn ngoan và ngủ ngon hơn

Đối với Tây y, cha mẹ nên cho bé đi khám, dùng thuốc theo sự chỉ định và đơn kê của bác sĩ. Không nên cho bé dùng thuốc bừa bãi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe do tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài ra, thuốc Tây chỉ được coi là giải pháp tạm thời giúp bé ngủ ngon. Phụ huynh không nên lạm dụng thuốc gây ra tình trạng nghiện thuốc, nhờn thuốc….

Xem thêm: Bài thuốc đông y trị mất ngủ hiệu quả

Chữa mất ngủ cho bé bằng bài thuốc Đông y

Với trẻ lớn từ 3 tuổi trở lên, cha mẹ có thể tìm đến các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ. Phương pháp này được đánh giá cao về độ lành tính cũng như có thể trị dứt diểm chứng khó ngủ ở trẻ.

Theo quan niệm của Đông y, mất ngủ do cơ thể trẻ bị ngoại tà xâm nhập gây rối loạn tạng phủ, mất cân bằng âm dương.Điều trị tận gốc cần bồi bổ cơ thể từ bên trong, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh. Một số thảo dược Đông y tiêu biểu có thể dùng cho bé khó ngủ đêm như:

  • Liên nhục,
  • Toan táo nhân,
  • Long nhãn,
  • Viễn chí,…

Các bài thuốc sẽ được gia giảm thành phần theo thể trạng từng người bệnh. Với phương pháp này, cha mẹ nên cho con đến các phòng khám Đông y uy tín để bác sĩ chẩn đoán cũng như xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

be kho ngu dem phai lam sao
Thảo dược Đông y an toàn và lành tính với trẻ nhỏ

Áp dụng mẹo dân gian chữa mất ngủ ở trẻ em

Mẹo dân gian được dùng để giúp những bậc cha mẹ đang loay hoay không biết bé khó ngủ đêm phải làm sao. Một số cách chữa bệnh được dân gian lưu truyền mang lại hiệu quả tốt đồng thời an toàn với trẻ nhỏ, cụ thể như:

  • Dùng sữa ấm: Cho bé uống 1 ly sữa ấm trước khi ngủ giúp làm giãn các cơ, giúp bé ngủ ngon hơn. Ngoài ra sữa bổ sung dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng cho bé. Lưu ý nên uống sữa cách bữa ăn 1-2 tiếng và không nên cho bé uống quá no.
  • Dùng tinh dầu: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy xông hơi nước trong phòng giúp bé được thư giãn. Các loại tinh dầu giúp dễ ngủ và an toàn cho bé như bạc hà, hoa cúc, tinh dầu sả…
  • Đinh lăng: Bạn dùng lá đinh lăng sao vàng để lồng làm ruột gối ngủ cho trẻ. Tinh dầu từ đinh lăng giúp bé ngủ ngon, ít quấy khóc hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh dùng thuốc điều trị hay mẹo dân gian, cha mẹ cũng cần điều chỉnh dinh dưỡng để bé ngủ ngon hơn. Những lưu ý trong việc ăn uống của các bé như sau:

  • Cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây xanh
  • Trẻ nên được bổ sung kẽm, sắt, canxi để tránh còi xương, suy dinh dưỡng…
  • Trẻ không nên ăn quá no hay đùa nghịch mạnh trước giờ đi ngủ. Đảm bảo cho bé ăn đủ no, không để bé đói hay ăn quá nhiều.
  • Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, nước uống có gas, đồ ăn dầu mỡ.
  • Ăn nhiều chất tinh bột, tăng cường acid amin, tryptophan sẽ hỗ trợ tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Tìm hiểu thêm

Lưu ý trong việc chăm sóc trẻ nhỏ bị mất ngủ

Chăm sóc cho bé khi bị khó ngủ, cha mẹ cũng cần lưu ý:

  • Giữ môi trường phòng ngủ cho bé thoáng mát, sạch sẽ. Với trẻ sơ sinh cần thay tã khô ráo để bé ngủ ngon hơn.
  • Tập cho bé thói quen lên giường ngủ và thức giấc vào những thời gian cố định.
  • Giữ cho tinh thần các bé vui vẻ, tránh các lo nghĩ, sợ hãi hay căng thẳng kéo dài.
  • Không nên cho trẻ nghịch điện thoại, máy tính hay xem tivi trước khi đi ngủ.
  • Nếu tình trạng quấy khóc, khó ngủ kéo dài, cần sớm cho bé đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho phụ huynh câu hỏi bé khó ngủ đêm phải làm sao. Hy vọng qua bài viết, các bậc cha mẹ đã có thể có cho mình cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ phù hợp.

Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *