Bệnh á sừng có chữa được không, nguy hiểm thế nào? [Chuyên gia giải đáp]

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bệnh á sừng có chữa được không, á sừng có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều độc giả gửi về chuyên trang. Để giải đáp chính xác câu hỏi này, ban biên tập đã có buổi trao đổi, tham vấn ý kiến của Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Danh y đầu ngành YHCT, cố vấn chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện, tổng hợp thông tin qua bài viết dưới đây.

benh a sung co chua duoc khong
Tìm hiểu câu trả lời chính xác bệnh á sừng có chữa được không

Chuyên gia giải đáp bệnh á sừng có nguy hiểm không?

Trước khi giải đáp vấn đề bệnh á sừng có chữa được không chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh này. Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vân Anh, á sừng là bệnh lý viêm da có xu hướng mãn tính. Thông thường bệnh không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng lại gây ra nhiều hệ lụy, tác động xấu tới sinh hoạt hằng ngày cũng như chất lượng sống của bệnh nhân.

Cụ thể, nếu bị á sừng vào mùa hẹ vị trí da bị tổn thương sẽ rất ngứa ngáy, nóng rát, bong tróc, xù xì, nhăn nheo, biến dạng. Vào mùa đông, á sừng bị nứt toác, có thể gây chảy máu, đau đớn cho người bệnh. Á sừng nếu không được kiểm soát kịp thời, đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả trầm trọng như:

Á sừng gây bội nhiễm, hoại tử da

Các triệu chứng sừng hóa, bong tróc do á sừng lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập. Đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, mủ xanh có thể tồn tại trên da gây hiện tượng bội nhiễm, nhiễm khuẩn.

Ngoài ra những cơn ngứa ngáy dữ dội do á sừng khiến người bệnh liên tục cào gãi làm tăng nguy cơ tổn thương, nứt toác, vi khuẩn có cơ hội tấn công, tăng nguy cơ bội nhiễm da.

benh a sung co chua duoc khong
Hình ảnh da bị bội nhiễm do á sừng

Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mô

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh á sừng thường phải đối mặt. Khi diện tích nhiễm trùng lan rộng, vi khuẩn sẽ di chuyển liên tục và tạo thành ổ nhiễm khuẩn trên da, xâm nhập vào máu và gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết.

Từ máu, vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển tới các cơ quan có mô liên kết giống như màng tim, khớp gây tình trạng viêm tủy xương, biến dạng khớp, vận động bị hạn chế.

Hạn chế chức năng da

Theo bác sĩ Nguyễn Vân Anh, lớp sừng trên da giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da tránh khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Đồng thời chúng còn hạn chế sự mất nước, duy trì độ ẩm, độ đàn hồi giúp da chắc khỏe.

Khi bị á sừng, lớp sừng trên da sẽ ngày càng yếu đi và mất dần độ đàn hồi, mềm mại vốn có. Từ đó da sẽ dần trở nên khô ráp, sần sùi và có xu hướng dễ dàng bị nứt nẻ, tổn thương. Nặng hơn, người bị bệnh á sừng có thể bị suy giảm hệ miễn dịch, suy kiệt cơ thể.

benh a sung co chua duoc khong
Khi bị á sừng chức năng da sẽ bị hạn chế

Ngoài các biến chứng trên, các tổn thương do á sừng có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Người bệnh thường tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, cuộc sống và công việc bị đảo lộn. Ngoài ra bệnh á sừng có tính di truyền, bố hoặc mẹ bị á sừng có thể trẻ sinh ra cũng sẽ mắc căn bệnh này, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống.

Bệnh á sừng có chữa được không, bao lâu thì khỏi?

Trả lời băn khoăn bệnh á sừng có chữa được không, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vân Anh cho biết: “Á sừng thuộc bệnh lý viêm da mãn tính, có xu hướng tái phát nhiều lần và kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được á sừng nếu lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp chế độ kiêng khem khoa học.”

Về thời gian điều trị sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Điều trị sớm hay muộn: Trường hợp á sừng được phát hiện sớm, khi các tổn thương ở thể nhẹ và chưa lan rộng sẽ điều trị nhanh hơn khi bệnh chuyển sang thể mãn.
  • Lựa chọn phương pháp phù hợp: Nếu người bệnh lựa chọn được phương pháp điều trị á sừng khoa học, phù hợp, thời gian điều trị sẽ rút ngắn hơn so với việc chọn cách chữa theo cảm tính.
  • Cơ địa và sức khỏe của mỗi người: Những người có cơ địa nhạy cảm, thể trạng kém sẽ cần thời gian điều trị lâu hơn so với người bệnh á sừng có sức khỏe bình thường.
  • Địa chỉ khám chữa: Để điều trị bệnh á sừng hiệu quả nhanh chóng, người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm điều trị.

Bệnh á sừng có chữa được không? Gợi ý một số cách điều trị thông dụng nhất

Hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh á sừng tuy nhiên có 3 cách được áp dụng nhiều nhất bao gồm:

Chữa bệnh á sừng bằng mẹo dân gian tại nhà

Cách này được khuyên áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị á sừng thể nhẹ, diện tích tổn thương ở mức hẹp, á sừng chưa ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày. Một số mẹo thông dụng chữa bệnh á sừng gồm:

  • Tắm lá trầu không: Đun nước lá trầu không sau đó chế thêm nước để tạo hỗn hợp nước ấm sử dụng tắm rửa, vệ sinh vùng da bị á sừng mỗi ngày.
  • Sử dụng lá trà xanh: Tương tự lá trầu không, tắm nước lá trà xanh cũng giúp bệnh nhân á sừng giảm nhẹ triệu chứng bong tróc da, sừng hóa.
  • Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa nguyên chất có tác dụng làm mềm da, giảm nứt nẻ, bong tróc. Người bệnh chỉ cần thoa trực tiếp tinh chất dầu dừa lên vị trí da bị á sừng, chờ 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Sử dụng tỏi chữa á sừng: Bạn sử dụng 2 – 3 nhánh tỏi, đập dập rồi bôi lên vùng da bị á sừng, đợi khoảng 20 phút rồi sửa lại bằng nước.
benh a sung co chua duoc khong
Tỏi giúp chống viêm, giảm ngứa hiệu quả

Lưu ý: Mẹo dân gian chỉ là cách tạm thời xử lý á sừng, ngoài ra hiệu quả phụ thuộc vào từng cơ địa, vị trí tổn thương. Người bệnh cũng cần chú ý trong khâu chế biến nguyên liệu đảm bảo loại bỏ sạch bụi bẩn, nấm mốc.

Bệnh á sừng có chữa được không- Sử dụng thuốc Tây giảm triệu chứng

Tiếp tục trong chuỗi giải đáp băn khoăn bệnh á sừng có chữa được không, chữa bằng cách nào, rất nhiều độc giả bày tỏ mong muốn về việc sử dụng thuốc Tây chữa bệnh. Một số nhóm thuốc thường xuất hiện trong kê toa của người bị á sừng bao gồm:

  • Kem dưỡng ẩm: Tác dụng cung cấp độ ẩm cho da, làm mềm da, hạn chế tình trạng da bị mất nước, giảm nứt nẻ, bong tróc.
  • Thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc như Acid salicylic, griseofulvin, kem bôi corticoid, mỡ Nizoral, thuốc bôi điều hòa miễn dịch… Đây là các nhóm thuốc tác dụng cải thiện tạm thời triệu chứng bong tróc, vảy sừng bên ngoài, kiểm soát á sừng lan rộng và hạn chế tình trạng bội nhiễm.
  • Thuốc uống: Tùy theo mức độ á sừng và độ tuổi, cơ địa của mỗi người bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm, thuốc chống nấm… Các loại thuốc này được sử dụng để hỗ trợ cải thiện tình trạng sừng hóa, đóng vảy, nứt nẻ do á sừng. Bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc trong trường hợp bệnh có xu hướng diễn tiến nặng, xuất hiện bội nhiễm, nhiễm trùng.
benh a sung co chua duoc khong
Bệnh á sừng có chữa được không – Thận trọng với cách chữa Tây y

Chú ý: Thuốc Tây chữa bệnh á sừng có ưu điểm giảm triệu chứng tức thì nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không lạm dụng thuốc trong thời gian dài, không tự ý mua thuốc, sử dụng liều lượng theo cảm tính.

Hy vọng qua bài viết trên đây, người bệnh có thể trả lời được băn khoăn bệnh á sừng có chữa được không. Đồng thời lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.

Nên Đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *