ĐAU THƯỢNG VỊ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Nam học | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau thượng vị cảnh báo cho bạn biết cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý có biến chứng nguy hiểm. Đó là vấn đề ở đường tiêu hóa và gan, mật cần được quan tâm đúng cách và xử lý sớm. Cùng nhận biết vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng đau thượng vị dạ dày và cách điều trị sau đây.

Định nghĩa

Thượng vị là một trong chín phân khu của hệ tiêu hóa, được giới hạn ở xương ức bên trên, bao quanh là xương sườn và phía dưới là rốn. Khi cơn đau thượng vị xuất hiện, bạn sẽ cảm nhận thấy các dấu hiệu như: Đau âm ỉ, đau nhói, đau thắt, ợ hơi,... Các triệu chứng này thường xuất hiện sau bữa ăn, đặc biệt là khi ăn nhiều đồ cay nóng hay uống nhiều rượu bia.

Vị trí vùng thượng vị
Vị trí vùng thượng vị

Đau thượng vị là cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị, cụ thể là:

  • Đau từ vùng thượng vị đau lan ra sau lưng.
  • Đau vùng thượng vị bên trái.
  • Đau vùng thượng vị bên phải.

Nguyên nhân

Như đã nói ở trên, vùng thượng vị bị đau là do nhiều bộ phận xung quanh đang có dấu hiệu của bệnh. Vậy đau ở thượng vị là bệnh gì, vì sao bị?

  • Viêm loét dạ dày: Phần nhiều người bệnh bị viêm loét dạ dày đều có biểu hiện đau ở vùng thượng vị. Hơn nữa nó còn thường xuyên xuất hiện do dạ dày tăng tiết axit hoặc niêm mạc tổn thương do HP cùng các khuẩn hại khác tấn công.
  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày cũng là bệnh lý phổ biến, trong đó thượng vị  bị đau là dấu hiệu khá đặc trưng. Nó xuất hiện do dịch vị dạ dày chảy ngược lên ống thực quản.

Trào ngược dạ dày gây đau thượng vị
Trào ngược dạ dày gây đau thượng vị

  • Viêm thực quản: Đau thượng vị kéo dài vì viêm thực quản là do mô thực quản bị tổn thương, đồng thời chịu tác động khi thức ăn đi từ miệng xuống dạ dày.
  • Tiền sản giật: Đau thượng vị từng cơn còn xuất hiện ở phụ nữ mang thai, đó là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Hiện tượng này xảy ra do nhiều yếu tố như ổ bụng chịu áp lực lớn từ sự phát triển kích thước thai nhi, hoặc thay đổi hormone thai kỳ.
  • Viêm túi mật cấp: Đây cũng là một vấn đề về sức khỏe được cảnh báo bằng hiện tượng thượng vị  bị đau. Bệnh này dễ xảy ra ở phụ nữ mang bầu bị nhiễm khuẩn E.coli, người nhiễm trùng huyết hoặc bị tắc ống mật, xơ hóa, ung thư, hẹp cơ vòng…
  • Viêm tụy cấp: Viêm tụy cấp cũng là bệnh lý gây đau thượng vị cấp. Bệnh hình thành do bị sỏi mật hoặc ảnh hưởng của rượu, thuốc làm rối loạn chuyển hóa và nhiễm trùng. Ngoài ra, nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.
  • Thủng dạ dày: Tình trạng đau thượng vị dữ dỗi dễ xuất hiện ở người bị thủng dạ dày. Bệnh có thể là biến chứng lâu ngày của viêm loét bao tử, cũng có thể do chấn thương vùng bụng do phẫu thuật hoặc sinh hoạt. Một số trường hợp nuốt phải vật thể lạ cũng gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, tùy vào vị trí thủng mà biểu hiện đau thượng vị có xuất hiện hoặc không.

Ngoài ra, đôi khi thượng vị  bị đau không phải dấu hiệu của bệnh. Nó chỉ là tình trạng căng tức tạm thời do khó tiêu hóa thức ăn. Điều này thường liên quan nhiều đến thói quen ăn uống không lành mạnh. Bạn nên chủ động điều chỉnh, tránh để hình thành nên bệnh ở đường tiêu hóa.

Đối tượng bệnh lý

Đau thượng vị có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, dù là nam hay nữ và không phân biệt tuổi tác, nhưng phổ biến nhất vẫn là trong độ tuổi từ 25 - 35 tuổi.

Những người có nguy cơ cao bị đau thượng vị, bao gồm:

  • Người tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn (rượu, bia): Khi phải tiếp nhận quá nhiều lượng cồn trong thời gian dài thì cơ thể sẽ ngưng tổng hợp prostaglandin - hợp chất quan trọng giúp chống lại các vị khuẩn gây hại trong dạ dày.
  • Người hấp thụ quá nhiều thức ăn trong cùng một lúc, đặc biệt là trước khi đi ngủ sẽ gây áp lực lớn lên vùng thượng vị, từ đó gây ra những cơn đau.
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý dạ dày (viêm loét dạ dày, trào ngược,...) cũng dễ bị đau thượng vị.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng có khả năng cao bị đau thượng vị, bởi axit trào ngược và tử cung mở rộng do sự phát triển của thai nhi nên dẫn đến các cơn đau thượng vị.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau thượng vị
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau thượng vị

Triệu chứng & biến chứng

Đau bụng thượng vị âm ỉ hay kéo dài, thành cơn hay bất chợt ở các bệnh khác nhau còn đi kèm với nhiều biểu hiện khác. Cụ thể:

  • Viêm loét dạ dày: Khi bị viêm loét ở bao tử, ngoài biểu hiện bị đau vùng thượng vị, bệnh nhân còn buồn nôn, ăn ít, nhanh no, khó thở và mệt. Đây cũng có thể là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm.
  • Trào ngược dạ dày: Bị trào ngược dạ dày thực quản, cùng với triệu chứng đau thượng vị, bệnh nhân còn hay ợ hơi thành tiếng, ợ chua và nóng rát ở ngực, ngay xương ức. Vì những ảnh hưởng này mà khả năng ăn uống cũng kém đi.
  • Viêm thực quản: Khi bị viêm ở thực quản, người bệnh đau thượng vị âm ỉ kèm theo cảm giác khó nuốt, nôn mửa, trào ra nước bọt, chán ăn và nhiều biểu hiện khác.

Viêm thực quản gây đau thượng vị
Viêm thực quản gây đau thượng vị

  • Tiền sản giật: Khi bị tiền sản giật, bên cạnh biểu hiện ở thượng vị, chị em còn đau nhức đầu dữ dội, mờ mắt, nôn hoặc buồn nôn, tiểu ít nước đi, khó thở… Bệnh cần được phát hiện và theo dõi từ sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
  • Viêm túi mật cấp: Biểu hiện của bệnh này khác nhau tùy vào giai đoạn, trong đó tình trạng đau âm ỉ vùng thượng vị xuất hiện từ giai đoạn đầu, kèm theo đó là nôn mửa. Sau đó ở giai đoạn 2, người bệnh dễ đau quặn vùng thượng vị và sườn phải, lưng, vai phải. Nếu bệnh tiếp tục nặng lên thì bệnh nhân còn có thể bị sốt
  • Viêm tụy cấp: Khi bị bệnh này, bệnh nhân không chỉ đau ở thượng vị mà còn sốt, tim đập nhanh, ói mửa, trướng bụng…
  • Thủng dạ dày: Khi bị thủng dạ dày gây đau thượng vị, người bệnh thường đau dữ dội, kèm theo xuất huyết, sốt, ớn lạnh và buồn nôn. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nhiều khả năng người bệnh bị mất mạng.

Ngoài ra còn nhiều bệnh lý khác cũng có thể biểu hiện ở thượng vị và gây đau. Tốt nhất, người bệnh nên chủ động thăm khám y tế khi thấy có dấu hiệu này. Bởi lẽ có nhiều bệnh lý gây đau ở thượng vị dạ dày có biến chứng nguy hiểm.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Chuẩn đoán bệnh học

Do tình trạng này liên quan mật thiết với nhiều bệnh lý nên bác sĩ cần kiểm tra kỹ lưỡng từ hệ tiêu hóa đến sức khỏe gan, mật. Theo đó bạn sẽ được hỏi về chế độ ăn, thói quen sử dụng thực phẩm, thời gian biểu sinh hoạt. Đồng thời bạn cần cung cấp tiền sử bệnh án cho bác sĩ, chia sẻ về các dấu hiệu liên quan. Trên cơ sở đó, chuyên gia sẽ chỉ định một số xét nghiệm để phân biệt chính xác căn nguyên phía sau.

  • Siêu âm ổ bụng: Siêu âm ổ bụng sẽ giúp bác sĩ thu về hình ảnh tổng quan của khoang bụng. Từ đó phát hiện dấu hiệu bất thường như viêm nhiễm, tổn thương...
  • Nội soi dạ dày: Bằng cách đưa ống nội soi qua miệng, mũi hoặc cho bệnh nhân nuốt viên nén camera, bác sĩ sẽ nhìn chi tiết các ổ viêm (nếu có) và phân tích nguyên nhân. Đồng thời đây cũng là biện pháp để lấy mẫu xét nghiệm liên quan.

Nội soi dạ dày giúp nhận biết nguyên nhân gây đau thượng vị
Nội soi dạ dày giúp nhận biết nguyên nhân gây đau thượng vị

  • Xét nghiệm khuẩn HP: Khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét và nhiều bệnh khác ở dạ dày. Việc xác định có sự hiện diện của chúng trong ổ bụng hay không là rất cần thiết để phân biệt nguyên nhân đau thượng vị dạ dày.
  • Chụp X-Quang: Cùng với kết quả siêu âm, xét nghiệm hình ảnh từ phim chụp X-Quang sẽ giúp bác sĩ làm rõ hơn các thay đổi trong ổ bụng, như là u thượng vị, cơ vòng thực quản...

Dựa trên rất nhiều kết quả thu được, bác sĩ sẽ phân tích, đối chứng để kết luận bệnh liên quan và nguyên nhân thượng vị  bị đau. Từ đó cùng với bệnh nhân xác định tính chất và phương án khắc phục tốt nhất.

Giải pháp điều trị

Mặc dù liên quan đến nhiều bệnh nhưng đa phần đều xảy ra ở đường tiêu hóa, bài tiết, cho nên tình trạng này có thể chữa theo nhiều cách. Cụ thể như sau:

Chữa mẹo dân gian

Những người đau vùng thượng vị âm ỉ ở mức nhẹ và mới bị thì sau khi kiểm tra có thể chữa mẹo tại nhà. Dân gian có nhiều cách làm hay để giảm đau thượng vị như sau:

Sử dụng củ gừng

Y học cổ truyền cho rằng gừng (sinh khương) có tác dụng giảm đau rất tốt. Nếu thượng vị bị đau kèm theo cảm giác buồn nôn, khó chịu, bạn nên thử cách này.

  • Lấy củ gừng tươi đem rửa sạch rồi để ráo nước và cắt ra thành các lát mỏng.
  • Cho vào cốc nước sôi để ấm làm trà gừng uống nóng.
  • Hoặc bạn cũng có thể mua gói trà gừng làm sẵn để pha uống cho tiện lợi.

Oleoresin, Tecpen được tìm ra trong gừng là những chất kháng sinh tốt cho người viêm dạ dày, thực quản. Bên cạnh đó, trà gừng cũng giúp làm giảm nhanh cơn đau quặn thượng vị do có chứa Shogaol và Paradol.

Mẹo giảm đau thượng vị bằng gừng
Mẹo giảm đau thượng vị bằng gừng

Chữa bằng củ nghệ

Củ nghệ vàng, Đông y gọi là uất kim, được cho là có tính kháng khuẩn, nấm nên dùng được cho nhiều trường hợp bị bệnh dạ dày gây đau vùng thượng vị kéo dài.

  • Cách 1: Lấy nghệ vàng làm sạch và bào chế thành tinh bột rồi trộn 2 thìa này với 1 thìa mật ong để được viên hoàn. Uống sau khi ăn 30 phút.
  • Cách 2: Pha 1 thìa mật ong, 2 thìa tinh bột nghệ vào sữa nóng để uống vào bữa sáng và tối.
  • Cách 3: Ngâm nghệ tươi thái lát với mật ong trong 1 tuần. Sau đó mỗi lần dùng 2 thìa nước cốt hòa ấm lên để uống.

Nên áp dụng các cách này cho người bệnh đau thượng vị do trào ngược hoặc viêm loét dạ dày. Curcumin và nhiều dưỡng chất khác có trong tinh bột sẽ làm tổn thương nhanh lành, giảm dư axit, diệt khuẩn HP, nhờ đó loại trừ tình trạng đau.

Chữa bằng tỏi

Cũng là gia vị nấu ăn, đồng thời là vị thuốc Đông y quen thuộc, tỏi được nhiều nơi sử dụng để giảm đau vùng thượng vị do các bệnh lý đường tiêu hóa. Có 4 cách làm phổ biến với tỏi như sau:

  • Cách 1 - nhai sống: Những người có khả năng ăn tỏi sống có thể nhai trực tiếp mỗi lần 1 tép tỏi để trị trào ngược dạ dày gây đau ở thượng vị. Sau khi nhai thì súc miệng bằng nước ấm để không bị hôi miệng.
  • Cách 2 - Ngâm rượu uống: Bạn cũng bóc bỏ vỏ rồi cho vào bình ngâm với tỉ lệ 50g tỏi, 100ml rượu 45 độ. Sau khoảng 10 ngày thì đem ra uống. Mỗi sáng và tối chỉ dùng 1 thìa con là có thể loại bỏ cơn đau.
  • Cách 3 - Kết hợp với gừng: Sơ chế sạch sẽ rồi giã nát cả gừng và tỏi rồi cho vào nồi cùng 4 bát nước. Đun sôi trong 20 phút để uống ấm vào buổi sáng.
  • Cách 4 - Kết hợp mật ong: Giã nhuyễn tỏi với mật ong để ăn.

Với tinh chất kháng viêm, tỏi cùng các dược liệu sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng đau thượng vị. Đồng thời cân bằng PH, điều hòa tiết dịch vị, giảm nóng rát và tình trạng ợ hơi, khó tiêu...

Những mẹo dân gian nêu trên đều nhằm trị các bệnh liên quan, từ đó xóa bỏ tình trạng đau thượng vị nhẹ. Nếu bị nặng thì bạn không nên áp dụng mà khám chữa theo Đông và Tây y.

Chữa bằng Đông y

Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc bồi bổ gan, mật, dạ dày đồng thời chữa bệnh ở đây. Với từng tình trạng bệnh, thầy thuốc sẽ kiểm tra nguyên nhân rồi kê đơn cụ thể.

Bài thuốc số 1: Nhất Nam Bình Vị Khang

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc được Nhất Nam Y Viện phục dựng – phát triển từ các phương thuốc kiện tỳ, bổ can thận do Ngự y Nguyễn Địch phối chế dâng Vua Tự Đức để hóa giải bệnh vị quản thống.

Đông y quan niệm khí - huyết tại tỳ vị không lưu thống gây ra các cơn đau thượng vị (bất thông tắc thống). Vì vậy, để cắt cơn đau thượng vị, Nhất Nam Bình Vị Khang tập trung giải quyết theo 4 tác động sau:

  • Chấm dứt đau thượng vị từng cơn, lan ra sau lưng, chướng bụng thông qua các vị dược liệu: Sài hồ, Đương quy, Bạch truật, phục linh, Cam thảo, Ô tặc cốt, Lá khôi, Sa nhân,....
  • Chữa đau thượng vị kèm nóng rát, đau tức nhiều khi ấn bụng thông qua các vị dược liệu như: Hương phụ, Xuyên khung, Bồ công anh, Chi tử, Hoàng Liên,Ngô thù du, Hoài sơn,...
  • Cắt cơn đau dữ dội tại thương vị thông qua các vị dược liệu: Xuyên khung, Mộc hương, Tam thất, Chè dây,...
  • Điều trị đau thượng vị kéo dài, dễ nôn ói, sợ lạnh thông qua các vị dược liệu: Can khương, Đảng sâm, Phụ tử, Nhục quế

Sở dĩ, Nhất Nam Bình Vị Khang mang lại hiệu quả cao như vậy là nhờ sự kết hợp hoàn hảo của 3 bài thuốc nhỏ trong 1 liệu trình:

Bộ ba bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang
Bộ ba bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang

Trong quá trình ứng dụng, các bài thuốc nhỏ trong Nhất Nam Bình Vị Khang được phối hợp đồng thời trong phác đồ. Theo phác đồ, các bài thuốc sẽ hiệp lực giải quyết 3 vấn đề: Điều trị triệu chứng - điều trị căn nguyên - điều trị dự phòng. Nhờ vậy, hiệu quả trị liệu bài thuốc mang lại toàn diện và bền vững hơn.

Để tìm hiểu chi tiết, bạn đọc có thể liên hệ đến Nhất Nam Y Viện theo thông tin sau: 

NHẤT NAM Y VIỆN

Bài thuốc số 2:

  • Thuốc này dùng cho các trường hợp thượng vị  bị đau kèm theo xuất huyết, viêm loét...
  • Sử dụng 12g thảo linh chi cùng lượng tương ứng cửu nguyên xuẩn, hồng hoa,
  • Thêm 8g ô dược cùng đơn bì (đồng lượng).
  • Kết hợp với đương quy, đào nhân, trôm lay.
  • Thêm chỉ xác 6g và 4g huyền hồ cùng một số vị khác.
  • Đem tất cả đi rửa rồi sắc với nước cho cạn dần để uống. Dùng liên tục trong 1 tháng và theo dõi hiệu quả.

Bài thuốc thứ 3:

  • Thuốc này dùng cho người đau thượng vị khi ăn xong, kèm theo hiện tượng ợ hơi nhiều. Vị trí đau đôi khi lan rộng ra các vùng xung quanh mạn sườn.
  • Sử dụng sài hồ 12g cùng lượng tương ứng các vị hương phụ, mẫu đơn trắng, phục linh, diên hồ.
  • Thêm xuyên luyện tử 10g cùng tô ngạch, chỉ xác 10 - 12g và 4g trôm lay.
  • Cho tất cả vào rửa và sắc với nước cho cạn dần để uống ấm. Nếu có hiện tượng ợ chua thì thêm ô tặc cốt, buồn nôn thì cho vào sinh khương hoặc trúc nhự.
  • Sử dụng nhiều thang cho đến khi khỏi hẳn bệnh lý ở dạ dày.

Chữa theo Tây y

Với những trường hợp đau thượng vị dữ dội do ung thư, viêm loét có xuất huyết hay là thủng dạ dày cần xử lý đặc biệt bằng cách đưa đến cơ sở y tế ngay. Ngoài ra ở những trường hợp khác cũng có thể khám và điều trị bằng thuốc Tây.

Uống thuốc tân dược

Đau thượng vị uống thuốc gì để xử lý nhanh là điều nhiều người quan tâm. Bác sĩ chuyên khoa dựa trên biểu hiện và kết quả chẩn đoán sẽ kê đơn cụ thể. Trong đó đa phần là các thuốc thuộc nhóm giảm tiết dịch vị:

  • Loại ức chế bơm proton Esomeprazole dùng cho người viêm loét dạ dày hoặc bị trao ngược. Chúng có tác dụng giảm ho, ợ và đau ở thượng vị.
  • Thuốc Omeprazole cũng ngăn chặn hoạt động tiết axit, đồng thời giảm đau thượng vị, làm dịu cơn ợ nóng, giảm nôn mửa. Sản phẩm này dùng cho cả bệnh nhân viêm thực quản. Omeprazole còn được kết hợp với kháng sinh diệt HP cho người viêm loét dạ dày.
  • Rabeprazole giúp điều tiết dịch vị dạ dày, giảm biểu hiện ở thượng vị và trị viêm ở dạ dày, thực quản, tiêu trừ HP. Loại này nên dùng trước bữa ăn 30 phút với liều không quá 20mg.

Thuốc tây chữa đau thượng vị
Thuốc tây chữa đau thượng vị

Ngoài ra nhóm thuốc này, nhằm giải quyết triệt để nguyên nhân gây đau, bác sĩ còn kết hợp với các dược phẩm khác để trị các triệu chứng đi kèm.

Phẫu thuật ngoại khoa

Với những trường hợp bệnh nặng gây ảnh hương đến thượng vị, bác sĩ cần chỉ định phẫu thuật để xử lý. Cách phẫu thuật có thể là mổ mở hoặc nội soi. Tuy nhiên cách làm này rất tốn chi phí và có tính rủi ro cao nên chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết.

Lưu ý trong quá trình điều trị

Thượng vị có vấn đề do ảnh hưởng của bệnh lý đường tiêu hóa, bài tiết nên để phòng bệnh, tốt nhất cần điều chỉnh chặt chẽ việc ăn uống, sinh hoạt.

Đau thượng vị ăn gì?

Có một số nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa và lành mạnh được khuyên dùng trong trường hợp này. Cụ thể là:

  • Rau xanh: Các loại rau như mồng tơi, cải xoăn, rau dền, súp lơ và rau lang có khả năng thúc đẩy tiêu hóa và ngừa táo bón rất tốt. Nếu thường xuyên sử dụng, bạn sẽ hạn chế được tình trạng đầy hơi, giảm tiết dịch vị, nhờ đó vùng thượng vị không bị ảnh hưởng.
  • Các loại sữa chua: Đây là nguồn cung vitamin và axit amin cùng các khoáng chất, lợi khuẩn để cân bằng axit dạ dày. Nếu bổ sung hàng ngày thì việc tiêu hóa sẽ tốt lên và sức khỏe dạ dày cũng được bảo vệ.

Sữa chua tốt cho người đau thượng vị
Sữa chua tốt cho người đau thượng vị

  • Các nguồn cung Omega: Omega 3 và Omega 6 rất cần thiên cho hệ tiêu hóa. Nó giúp giảm viêm và cản lại sự xâm lấn của dịch vị vào ổ loét. Nhờ đó bảo vệ sức khỏe dạ dày khỏi một số bệnh liên quan đến vùng thượng vị.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Nhóm này cung cấp nguồn chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột và hút phần dịch vị dư thừa, bảo vệ dạ dày, thực quản.
  • Nước trung tính hoặc kiềm: Sử dụng đủ nước sẽ giúp cho hoạt động ở đường tiêu hóa được ổn định. Nước giúp làm mềm thức ăn, ngừa táo bón, nếu thuộc loại trung tính và kiềm thì còn có khả năng trung hòa axit dư.

Đau thượng vị kiêng gì?

Có nhiều nhóm thực phẩm, món ăn ảnh hưởng xấu đến dạ dày và làm gia tăng nguy cơ đau thượng vị, bạn nên kiêng. Đó là:

  • Các món sống như sashimi, nem sống, tiết canh…: Trong đó có thể chứa nhiều ký sinh hoặc vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Vì vậy khi sử dụng, chúng có thể theo thức ăn đi vào trong dạ dày và tấn công lên niêm mạc, gây viêm loét.
  • Thực phẩm giàu axit: Đó là cà phê, thịt đỏ, nước có ga… làm tăng tần suất tiết axit ở dạ dày và làm đau thượng vị.
  • Món ướp cay, chiên xào: Như là khoai tây chiên, gà rán, xúc xích và nhiều món khác. Chúng có khả năng tăng mức độ viêm loét ở thực quản, tá tràng và dạ dày.
  • Thức ăn khô: Khi dạ dày gặp vấn đề khiến vùng thượng vị bị đau mà bạn sử dụng thức ăn khô thì sẽ khiến tình trạng đau cùng các triệu chứng khác bùng phát mạnh.
  • Thực phẩm dị ứng: Khi sử dụng nhóm này, histamin sẽ được giải phóng và tác động làm tăng viêm ở thực quản, dạ dày gây phù nề. Đồng thời đường ruột co bóp mạnh và tiết nhiều axit hơn. Do đó cơn đau ở vùng thượng vị càng xuất hiện nhiều và dữ dội.

Lưu ý khi ăn

Đau thượng vị do bệnh lý cho biết các bộ phận từ thực quản đến dạ dày, ruột non… đang bị tổn thương. Cho nên việc ăn uống cần hết sức cẩn thận, chú ý:

  • Dùng bữa điều độ đủ dinh dưỡng nhưng không ăn quá no, nhanh hoặc bỏ đói. Bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn để dùng theo giờ, tốt nhất là 4 - 5 bữa/ngày. Trong đó bữa tối nên sử dụng trước 7 giờ.
  • Không vận động mạnh sau khi ăn mà cần nghỉ ngơi hợp lý để dạ dày co bóp thức ăn.
  • Nếu bị dương tính với khuẩn HP, cần sử dụng dụng cụ ăn uống riêng để phòng ngừa cho người khác.

Không nằm sau ăn để tránh đau thượng vị
Không nằm sau ăn để tránh đau thượng vị

Lưu ý trong sinh hoạt

  • Điều chỉnh giờ làm việc cách bữa ăn ít nhất 30 phút. Sau giờ làm nên tập thể dục để tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ đường ruột tiêu hóa thức ăn.
  • Tránh thức khuya làm cho dịch vị dạ dày tiết ra nhiều, ảnh hưởng đến thượng vị.
  • Hạn chế dùng các thuốc giảm đau chống viêm chứa corticoid hoặc không chứa steroid khi không thực sự cần thiết. Việc sử dụng các thuốc tân dược khác cũng cần được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thư giãn tinh thần bằng lối sống, suy nghĩ tích cực, không để phiền muộn chi phối làm thần kinh bị căng thẳng, dịch vị tiết nhiều hơn.
  • Khi phát hiện các vấn đề ở dạ dày, gan, mật hay bất cứ đâu, cần thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó tìm cách điều trị từ sớm, tránh để ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và thượng vị nói riêng.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh khiến bạn bị đau thượng vị từ sớm và phòng ngừa tái phát.
  • Trường hợp đau thượng vị dữ dội hoặc có chấn thương ở vùng bụng, ngực, cần đến cơ sở y tế cấp cứu ngay.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *