Nổi Mề Đay

Mề đay là bệnh về da liễu khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng cần xử lý ngay để tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Một số những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách khắc phục hiệu quả.

Định nghĩa

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương - chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm trị bệnh mề đay: Nổi mề đay (hay còn gọi là nổi mày đay) là một bệnh lý về dị ứng da do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo thành. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do các mao mạch ở dưới da cọ xát, phản ứng với nhau gây hiện tượng nổi mẩn, ngứa và phù cấp hoặc mãn tính.

Theo thống kê, tại Việt Nam cứ 100 người có từ 10 – 15 người mắc nổi mề đay theo các cấp độ từ nhẹ đến nặng. Thậm chí, nhiều người không được xử lý bệnh kịp thời còn tái phát đi, tái phát lại nhiều lần trong đời gây nhiều biến chứng khác.

Mọi đối tượng đều có thể dễ dàng mắc bệnh, không phân biệt bất kỳ ai. Tuy nhiên phụ nữ trong quá trình mang thai, sau khi sinh hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nổi mề đay gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Nổi mề đay gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Hiện tượng nổi mề đay sẽ xuất hiện làm hai giai đoạn chính:

  • Nổi mề đay cấp tính: Thời gian người bệnh được xác định phát bệnh là dưới 6 tuần. Các triệu chứng không quá rõ ràng, bùng phát theo từng đợt ngắn, xuất hiện nhanh và lặn cũng nhanh. Một đợt có thể kéo dài giờ đồng hồ, nhưng cũng có đợt kéo dài vài ngày.
  • Nổi mề đay mãn tính: Đây là lúc người bệnh xuất hiện thêm cả những vết nổi mẩn đỏ kéo dài liên tục không lặn, thậm chí còn dày thêm. Vài ngày hoặc vài tuần cũng không biến mất gây nhiều phiền phức và khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân

Bị nổi mề đay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau do bản thân người bệnh và cũng do những yếu tố tác động từ bên ngoài như:

  • Sức đề kháng kém: Người bệnh có sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch yếu không đào thải được hết các chất độc tích tụ bên trong cơ thể, khiến các chất này đi vào máu. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh nổi mề đay ở nhiều người.
  • Do dị ứng thực phẩm: Nổi mề đay có thể xuất hiện do bạn bị dị ứng với một loại thức ăn hay thành phần nào bên trong của thực phẩm đó.
  • Do dị ứng thời tiết: Đây là những yếu tố tác động từ môi trường khi thời tiết đột ngột thay đổi từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh cũng có thể gây nổi mề đay.
  • Do sử dụng thuốc: Người bệnh đang sử dụng một loại thuốc nào đó để điều trị bệnh như cơ thể phản ứng phụ với thành phần của thuốc gây dị ứng. Đặc biệt là các loại thuốc thuộc nhóm ức chế men như: Thuốc chống viêm không Steroid, vacxin,… là dễ xảy ra tình trạng mẩn ngứa nhất.
  • Do bệnh lý: Người bệnh đang mắc một căn bệnh nào đó như Lupus ban đỏ, tuyến giáp,… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Do dị ứng với những yếu tố khác: Mỗi người đều bị dị ứng với một yếu tố nào đó như dị ứng phấn hoa, dị ứng lông mèo, động vật, ẩm mốc,… Tuy nhiên mức độ phản ứng của cơ thể nằm ở mức độ nào. Nhiều người bị dị ứng nặng tác động vào những yếu tố này cũng như một chất kích thích gây nổi mề đay.
  • Ngoài ra nhiều trường hợp mắc bệnh nổi mề đay không rõ nguyên nhân. Đây cũng là vấn đề đau đầu mà đến nay Y học hiện đại cũng chưa giải thích được. Cơ thể tự sản sinh ra những chất kích thích mao mạch máu gây mẩn ngứa nổi mề đay và nhiều biến chứng khác,…

Nổi mề đay do rất nhiều nguyên nhân
Nổi mề đay do rất nhiều nguyên nhân

Triệu chứng và biến chứng

Dấu hiệu nổi mề đay thường không quá rõ ràng, nhiều người chỉ cho rằng bị dị ứng bình thường chứ không nghĩ là nổi mề đay. Đồng thời cũng tùy từng giai đoạn khác nhau mà sẽ có những dấu hiệu khác nhau.

Tuy nhiên có một số những triệu chứng điển hình mà bạn có thể quan sát và nhận biết dễ dàng nhất như sau:

  • Nổi mẩn đỏ trên da: Ở một số vùng trên cánh tay, bắp chân hoặc thậm chí cả toàn thân xuất hiện những vết ban nổi đỏ, kích thước to nhỏ đều có, chỗ thưa thớt, chỗ dày đặc,…
  • Các mảng sần phù: Các mảng sần nổi lên như muỗi cắn, chi chít trên da gom lại thành từng mảng gồ ghề,… Một vài trường hợp xuất hiện sưng phù ở dưới mí mắt, môi và cả vòm họng.
  • Cảm giác ngứa ngáy: Dấu hiệu rõ ràng nhất ở người bị mẩn ngứa chính là cảm giác ngứa ngáy, cảm giác ngứa liên tục, càng gãi càng thấy ngứa, nóng rát và đỏ lên ở những vùng da gãi.
  • Thời gian xuất hiện: Mề đay sẽ xuất hiện và gây khó chịu trên da người bệnh từ vài giờ hoặc vài ngày thì lặn ở những trường hợp cấp tính. Còn vào giai đoạn mãn tính thời gian xuất hiện sẽ lâu hơn, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ liên tục thường xuyên hơn.
  • Một vài triệu chứng nhỏ khác người bệnh có thể gặp phải là mệt mỏi, sốt cao, tụt huyết áp, tim đập nhanh hơn, người cảm giác nôn nao, khó chịu,…

Khi bị bị mề đay, người bệnh chắc chắn sẽ đặt câu hỏi là căn bệnh này có nguy hiểm hay không? Được biết, căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mức độ nguy hiểm thì phụ thuộc vào thể trạng hiện tại của người bệnh, mức độ bệnh lý.

Nổi mề đay gây nên những cơn ngứa ngáy khủng khiếp và để giảm bớt thường họ sẽ gãi. Tuy nhiên, người bệnh càng gãi thì càng vùng mẩn ngứa càng lan rộng, còn gây xước da, nhiễm trùng, tạo môi trường để nhiều loại vi khuẩn khác xâm nhập vào gây thâm sẹo.

Ở những mức độ nguy hiểm hơn, bệnh sẽ gây nên rất nhiều biến chứng khác nhau, nghiêm trọng hơn:

  • Phù mạch: Theo thống kê đến 50% bệnh nhân bị nổi mề đay mãn tính bị phù mạch, khiến một vài vị trí xuất hiện tình trạng phù như môi, lưỡi, họng, mí mắt,…
  • Sốc phản vệ: Dị ứng nổi mề đay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ hô hấp, gây khó thở, tụt đường huyết, huyết áp thấp thậm là suy tim nếu không được phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách.
  • Ảnh hưởng đến dạ dày: Những người bị bệnh nổi mề đay đều sẽ cảm thấy những xuất hiện những cơn co thắt dạ dày, bụng nôn mửa, buồn nôn và thậm chí là tiêu chảy cấp.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Đáng chú ý, một vài trường hợp nổi mề đay ở trẻ nhỏ, không được xử lý có thể chạy thẳng lên não gây phù nề, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

Nhiều người cho rằng nổi mề đay ở giai đoạn cấp tính có thể tự khỏi. Tuy nhiên trên thực tế thì không phải vậy, các dấu hiệu chỉ biến mất chứ không khỏi hoàn toàn. Đến khi cơ thể mắc bệnh hoặc có những tác động khác ở bên ngoài, bệnh rất dễ tái phát lại và chuyển luôn sang giai đoạn mãn tính càng khó khắc phục hơn.

Nổi mề đay có thể gây ra nhiều biến chứng nên người bệnh không được chủ quan
Nổi mề đay có thể gây ra nhiều biến chứng nên người bệnh không được chủ quan

Cho nên người bệnh không nên quá chủ quan khi bị ngứa mề đay, nếu có những dấu hiệu bệnh nên được đến bệnh viện hoặc những cơ sở Đông y để thăm khám kịp thời. Đồng thời có những biện pháp xử lý bệnh tại nhà hay uống thuốc để giải quyết bệnh nhanh chóng.

Chẩn đoán bệnh học

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị nổi mề đay hay không chủ yếu bằng phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Tức là quan sát những vết mẩn ngứa, phát ban, những vùng da bị sưng phù ở cánh tay, bắp chân hoặc toàn bộ cơ thể.

Ngoài ra những thông tin mà bệnh nhân cung cấp như thời gian mẩn xuất hiện, gần đây có bị dị ứng gì hay không, có sử dụng thực phẩm gì lạ hay không,…. Đây đều là căn cứ để xác định chính xác tình trạng bệnh của mình.

Ngay sau khi đã được chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được yêu cầu làm một số những xét nghiệm nhất định để đưa ra kết luận cuối cùng, cũng như xác nhận nguyên nhân gây bệnh.

Đó là xét nghiệm bạch cầu, nếu lượng hồng cầu tăng là do ký sinh gây bệnh, còn nếu hồng cầu giảm đó có thể do phát ban hoặc những yếu tố bên ngoài gây bệnh.

KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

Giải pháp điều trị

Dưới đây là một số phương pháp xử lý mề đay phổ biến hiện nay:

Giải quyết mày đay bằng thuốc Tây y

Cách giải quyết bệnh nổi mề đay là phương pháp được áp dụng nhiều nhất vì tính tiện lợi, dễ thực hiện chỉ cần uống không mất quá nhiều công đoạn. Phần nữa sử dụng thuốc Tây sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả, những vết mẩn ngứa, ban đỏ sẽ lặn chỉ sau vài tiếng đồng hồ. Đặc biệt với những người bệnh mề đay nặng thì thuốc Tây là liệu pháp phù hợp nhất.

Thuốc Tây điều trị nổi mề đay
Thuốc Tây xử lý nổi mề đay

Tuy nhiên có lợi cũng phải có hại, thuốc Tây khiến người bệnh dễ bị lạm dụng thuốc, xảy ra tác dụng phụ. Mặt khác nếu bạn sử dụng một loại thuốc trong một thời gian dài rất dễ phát sinh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc. Khi ấy bạn bắt buộc phải đổi loại thuốc khác hoặc sử dụng liều cao hơn thì mới có thể xử lý bệnh tiếp được.

Những loại thuốc thường được chỉ định để xử lý bệnh mẩn ngứa mề đay phải kể đến như:

Thuốc kháng Histamin: Đây là nhóm thuốc được bác sĩ kê nhiều nhất tùy vào từng đối tượng mà sẽ được chỉ định loại thuốc riêng biệt.

  • Với những phụ nữ mang thai bị mề đay cần sử dụng thuốc sao cho vẫn đảm bảo sự phát triển của trẻ thì thuốc Chlopheniramin được xem là tốt nhất;
  • Với phụ nữ sau sinh thì Loratadine là tốt nhất;
  • Còn với những bệnh nhân không nằm trong những nhóm trên thì dùng thuốc Chlopheniramin, Fexofenadine,…

Nhóm thuốc Corticoid cũng được kê đơn để ức chế các miễn dịch, kháng khuẩn và phòng chống viêm hiệu quả

Ngoài thuốc uống, bệnh nhân cũng sẽ được kê thuốc để bôi lên da để trong ngoài cùng điều trị: Eumovate là loại thuốc bôi được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Mỗi loại thuốc khi được bác sĩ kê đơn sẽ có liều lượng và chỉ định cụ thể dựa trên sức khỏe đã được kiểm tra trước đó của từng bệnh nhân. Bạn cần sử dụng đúng liệu trình và liều lượng để thấy hiệu quả nhất. Đồng thời đến ngay những cơ sở y tế để thăm khám nếu trong quá trình uống thuốc xảy ra bất cứ một tác dụng phụ nào.

Mẹo dân gian xử lý mề đay tại nhà

Hiện nay nhiều người mắc bị nổi mề đay dị ứng thường lựa chọn mẹo dân gian tại nhà để làm giảm triệu chứng bệnh. Nguyên liệu bào chế thuốc dân gian dễ kiếm, dễ tìm, giá thành rẻ hơn rất nhiều và áp dụng được cho mọi lứa tuổi khác nhau.

Mặc dù có lợi nhưng bạn cũng nên quá lạm dụng, mẹo dân gian chỉ có thể chữa cho những người mới khởi phát bệnh. Ngoài ra, hiệu quả chỉ đạt được ở một thời điểm nào đó, bệnh sẽ rất dễ tái phát lại nếu người bệnh không áp dụng các biện pháp y tế.

Để xử lý mề đay tại nhà, bạn có thể áp dụng những mẹo dân gian như sau:

Chườm đá lạnh lên vùng da bị mẩn ngứa

Đây là cách làm được nhiều người áp dụng nhất, nhằm mục đích hạ nhiệt và làm mát da để giảm các giác ngứa ngáy và khó chịu tạm thời. Bạn chỉ cần đá lạnh vào trong một chiếc khăn bông và đắp chúng lên vùng da bị thương từ 15 – 30 phút là cảm giác đỡ hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên cách làm này không dùng cho da bị nhạy cảm hoặc nổi mề đay do dị ứng thời tiết sẽ làm tình trạng nặng thêm.

Chườm đá lạnh là biện pháp đơn giản để giảm cơn ngứa
Chườm đá lạnh là biện pháp đơn giản để giảm cơn ngứa

Dùng lá hẹ chữa nổi mề đay

Lá hẹ có tính ấm và vị chua giúp thải độc và chống nhiễm khuẩn cho da rất tốt. Ngoài ra lá hẹ có lượng Vitamin B tương đối cao cùng nhiều khoáng chất có thể làm sạch bề mặt da và phục hồi những vùng da bị tổn thương do người bệnh gãi.

Cho nên nhiều người khi thấy ai bị nổi mề đay thường lấy lá hẹ, tác dụng thực sự sẽ khiến bạn bất ngờ. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một nắm lá hẹ đem đi rửa sạch và xay nhuyễn hoặc giã nát cùng một ít muối hạt.
  • Dùng phần lá hẹ đã giã đó đặt lên bông gạc và đắp lên vùng da bị mẩn đỏ, sưng tấy .
  • Ngoài ra bạn cũng có thể đun nước lá hẹ để tắm hàng ngày để kho da và giảm cảm ngứa ngáy khó chịu nhất.

Dùng lá khế 

Lá khế không chỉ có tác dụng trong xử lý bệnh nổi mề đay mà còn được dùng để trị rôm sảy, dị ứng thời tiết, cho trẻ nhỏ. Bạn chỉ cần thực hiện:

  • Lấy một nắm lá khế rửa sạch và cho lên chảo rang nóng.
  • Lấy những lá khế đã rang đắp lên vùng da bị mẩn ngứa, phủ lên, những vết thương, lá nguội thì lại rang tiếp rồi đắp lên. Thực hiện liên tục như thế trong 15 – 30 phút để thấy hiệu quả nhất.
  • Bạn cũng có thể đun nước lá khế để tắm, làm sạch da và điều trị bệnh mề đay từ bên ngoài.

Dùng lá bạc hà

Lá bạc hà là một vị thuốc của Đông y có mùi thơm và tính khử trùng vô cùng tốt, lại an toàn cho da. Đây còn là thành phần của nhiều loại thuốc bôi trị sát khuẩn trong y học hiện đại. Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Bạn dùng lá bạc hà rửa sạch và đem đi xay nhuyễn hoặc giã nát.
  • Lấy phần bã đó đắp lên vùng da bị mề đay, còn phần nước cốt thì hòa cùng nước để uống.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể đun nước lá bạc hà cùng một chút muối để tắm mỗi ngày. Trong ngoài kết hợp thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
  • Nếu vùng da mặt cũng bị nổi mẩn và sưng đỏ thì bạn có thể làm mặt nạ từ lá bạc hà để đắp lên.
  • Mỗi ngày vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, bạn hãm lá trà bạc hà và uống để thanh nhiệt, giải độc. Đây cũng là cách để điều trị bệnh mày đay một cách tự nhiên nhất.

Khắc phục ngứa nổi mề đay bằng Đông y

Xử lý dị ứng nổi mề đay bằng Đông y cũng là một hình thức được chú trọng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể giải quyết bệnh tốt và duy trì hiệu quả trong thời gian dài, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát lại nếu sử dụng đúng theo liệu trình.

Hơn nữa chữa bằng biện pháp này rất an toàn, ít xảy ra tác dụng phụ hơn, không xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc. Tuy nhiên nếu bạn chọn sử dụng Đông y thì phải thật sự cần kiên trì.  

Hiện nay, Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu thành công liệu trình Tiêu Ban Hoàn Bì Thang hỗ trợ điều trị và hạn chế nguy cơ tái mề đay. Liệu trình Tiêu Ban Hoàn Bì Thang có sự kết hợp của bốn bài thuốc, hỗ trợ xử lý mề đay từ căn nguyên đến triệu chứng và có công dụng cụ thể như sau:

  • Bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang: Thanh nhiệt giải độc, tiêu trừ mẩn đỏ, ngứa da; bổ gan thận, dưỡng khí huyết. Bài thuốc giúp người bệnh thanh lọc độc tố trong cơ thể và loại trừ các phản ứng viêm do dị ứng. Đặc biệt, thuốc còn hỗ trợ cải thiện cơ địa, nâng cao thể trạng để hạn chế nguy cơ tái dị ứng về sau. 
  • Nhất Nam Giải độc hoàn: Tăng cường khử độc của gan, thải độc của thận giúp quá trình thanh lọc độc tố của cơ thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Nhất Nam Bình can: Bổ gan, mát gan, bổ huyết, lương huyết, bồi bổ tạng phủ, hỗ trợ tăng cường đề kháng. Thuốc tác động trực tiếp đến gan, bồi bổ và tăng cường công năng của cơ quan thải độc lớn nhất cơ thể, ngăn chặn tình trạng ứ tích độc tố trong cơ thể.
  • Kem bôi ngoài da: Kem bôi giúp giảm ngứa tức thì trên da, tiêu sưng viêm, phù nề da, nuôi dưỡng và tái tạo làn da khỏe mạnh, chống sẹo thâm do gãi ngứa

Hiệu quả hỗ trợ xử lý mề đay của Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đã được rất nhiều người bệnh công nhận. Trong đó, đối tượng đáp ứng thuốc tốt là những ca bệnh mắc mề đay lâu năm, hệ miễn dịch suy giảm và cơ địa nhạy cảm nghiêm trọng do bị kích thích và hình thành dị ứng quá nhiều lần.

*** Thuốc phát huy hiệu quả khác nhau trên mỗi cơ địa và phụ thuộc vào khả năng tuân thủ phác đồ, chế dưỡng,... độ chăm sóc da, dinh dưỡng

Xem ngay chia sẻ của bệnh nhân về hiệu quả của Tiêu Ban Hoàn Bì Thang:

Lưu ý điều trị

Bên cạnh việc giải quyết mề đay một cách an toàn, hiệu quả thì người bệnh cũng cần nhớ một số những lưu ý về kiêng gì và ăn gì để da nhanh lành hơn.

Nổi mề đay kiêng gì?

Khi bị nổi mề đay bạn cần kiêng một vài điều để tránh vết mẩn ngứa lan rộng cũng như hỗ trợ tốt hơn cho quá trình xử lý bệnh:

  • Kiêng gãi ngứa: Đây là điều rất khó kiêng khi bị nổi mề đay, tuy nhiên bạn nên hạn chế gãi một cách tối đa nhất để không lan rộng vùng da mẩn ngứa. Đồng thời nếu gãi quá nhiều không những không đứa và còn làm vùng da bị trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào.
  • Khi bị mẩn ngứa trên da mặt thì tuyệt đối không sử dụng mỹ phẩm. Nó sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn thêm trầm trọng hơn.
  • Không sử dụng một số những loại thực phẩm giàu đạm có trong hải sản, tôm, cua, cá,… Những loại đậu phộng và mè cũng được khuyên không sử dụng sẽ gây kháng thuốc Histamine khi đang trong quá trình điều trị.
  • Kiêng những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chất kích thích, đồ uống có cồn,..
  • Nổi mề đay cần kiêng gió khi nguyên nhân được xác định là do dị ứng thời tiết. Còn những nguyên nhân khác thì bạn không cần kiêng gió, vẫn có thể hoạt động bình thường.

Trong quá trình điều trị có nhiều loại thực phẩm không nên sử dụng
Trong quá trình điều trị có nhiều loại thực phẩm không nên sử dụng

Bị ngứa nổi mề đay nên ăn gì?

Người bị bệnh nổi mề đay hoặc đang trong quá trình dùng thuốc xử lý bệnh cần bổ sung một số loại thực phẩm để tăng cường sức khỏe:

  • Thực phẩm giàu Vitamin C ở trong các loại trái cây như: cam, quýt, bưởi, nho,…giúp tăng cường chất chống oxy hóa và tiêu diệt các tế bào gây bệnh. Ngoài ra Vitamin C còn góp phần vào quá trình sản sinh ra Interferon – giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Rau xanh: Thường xuyên sử dụng những loại rau xanh để cung cấp Vitamin B, chất xơ, Axit Folic, Choline,… cho cơ thể. Các chất này giúp cơ thể đào thải độc tốc, thanh lọc cơ thể, cải thiện những vùng da bị sần sùi do mẩn ngứa nổi lên.
  • Các loại thực phẩm giàu Omega 3: Đây là một chất béo tương đối lành mạnh giúp tác động đến sự phát triển của não bộ và hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe. Omega 3 không chỉ tốt cho người bị bệnh nổi mày đay mà ngay cả người bình thường, khỏe mạnh cũng nên thường xuyên bổ sung vào cho cơ thể.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa: Đó là các loại hạt, dầu ô liu, yến mạch, gạo lứt,…. Chúng giúp giảm nhanh quá trình lão hóa da, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe một cách tổng quát nhất.
  • Bổ sung đầy đủ nước hằng ngày từ 2 – 2.5 lít nước để thanh lọc cơ thể. Đồng thời cấp đủ nước để giảm viêm, giảm sưng, sưng nóng, mẩn ngứa,… và thải độc hiệu quả.

Bổ sung nhiều loại Vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể
Bổ sung nhiều loại Vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể

Phòng tránh bệnh học

Bệnh mề đay không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, công việc, học tập và giao tiếp ít nhiều sẽ bị tác động. Vì thế chúng ta nên phòng tránh bệnh này bằng những biện pháp dưới đây:

  • Nên có một lối sống lành mạnh, an toàn, khoa học, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, đúng giờ.
  • Nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đáp ứng các nguồn cung cấp. Hạn chế hoặc không sử dụng những loại thực phẩm đóng hộp, đồ đông lạnh, đồ cay nóng,…. những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá càng không nên dùng,
  • Không sử dụng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc ở trên da để tránh tình trạng dị ứng là nguyên nhân dẫn đến nổi mày đay.
  • Vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể.
  • Nếu bạn dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm, đồ vật, lông động vật, khói bụi,… thì nên có biện pháp để bảo vệ mình tốt nhất.
  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày, giặt giũ quần áo để loại bỏ những vật gây dị ứng bám trên quần áo.

Trên đây là một số thông tin xung quanh căn bệnh nổi mề đay mà nhiều người đang quan tâm hiện nay. Hi vọng với những thông tin trên đây giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách phòng ngừa và xử lý bệnh phù hợp nhất.

Bạn đang bị mề đay và cần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia Nhất Nam Y Viện để được tư vấn miễn phí:

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mề đay

Triệu chứng của bạn?

Bình luận (8)

  1. Hồng Nguyễn says: Trả lời


    Bài thuốc đông y của bên trung tâm nhất nam y viện có phù hợp với phụ nữ đang có thai không vậy? Em đang bầu 4 tháng thì có dùng được không ạ, nổi mề đay gãi nhiều rồi làm người em khó chịu, ăn uống nghỉ ngơi không được nên em thấy sức khỏe mình ngày càng kém , em sợ nếu không giải quyết sớm thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi lắm ấy ạ

  2. Cúc Cúc says: Trả lời


    Mình hỏi với ạ mọi người, trung tâm nhất nam y viện có những chi nhánh nào vậy? Mình đang sống ở Thái Bình, không biết tp của mình có chi nhánh nào của tt này không? Bạn nào biết cho mình xin chút thông tin với nhé

  3. Tiêu Thị Quỳnh says: Trả lời


    Theo mọi người thì mình nên dùng pp đông y hay là dân gian để xử lý mề đay nhỉ? Cá nhân e thì e thấy cách dân gian có vẻ nhanh gọn, cũng lợi hơn là thuốc đông y ấy, phân vân quá ạ

  4. Hiền Phan says: Trả lời


    Bị bệnh mề đay này thì nam có khả năng bị không ạ? Em thấy đa phần bị bệnh này toàn là chị em phụ nữ mình thôi, mấy nay chồng em có những cái triệu chứng khá là rõ của bệnh này, gãi suốt, những chỗ gãi ấy nó lên mảng sần sần nhiều, kích thước cũng cái to cái nhỏ chẳng giống nhau chút nào

  5. Nguyễn Cao Ngọc Hân says: Trả lời


    Nguồn gốc của bài thuốc đông y tiêu ban hoàn bì thang liệu có an toàn hay không? Không phải nói chứ thời gian này tôi thấy truyền hình đưa tin nhiều về những vụ việc thuốc đông y không rõ nguồn gốc, ngâm tẩm hóa chất gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, đáng sợ lắm

  6. Hương Ly says: Trả lời


    Mề đay di truyền thì có cách nào phòng ngừa không ạ? Nghe bảo bệnh này là bệnh di truyền nên bản thân em cũng khá là sợ vì trong gđ em có ông nội, bố em mắc phải căn bệnh này ạ

  7. Thuyền Quyên says: Trả lời


    Mọi người ạ, nếu như mề đay này mà mình không thu xếp xử lý nó sớm thì nó có dẫn đến tình trạng biến chứng nào nguy hiểm không? Thấy bệnh này cũng thông thường lắm ấy

  8. CM Minh says: Trả lời


    Mắc phải căn bệnh này thì ăn gì mau khỏi đây mấy anh chị ơi, có đặc biệt chú ý đến loại thức ăn nào cần kiêng cử không vậy ạh??

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *