VIÊM CỔ TỬ CUNG

Viêm cổ tử cung thường đi kèm tình trạng đau nhức bụng dưới, khí hư ra nhiều, quan hệ đau rát. Khi bệnh tiến triển thời gian dài, phụ nữ dễ bị chảy máu âm đạo bất thường, cổ tử cung tổn thương nặng, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản. Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này và cách điều trị hiệu quả qua những nội dung sau.

Định nghĩa

Viêm cổ tử cung (Cervicitis chronic) là hiện tượng niêm mạc cổ tử cung bị phù nề, viêm nhiễm, sưng mủ, lở loét. Bệnh lý này khiến phụ nữ có cảm giác đau ở vùng hạ vị, cổ tử cung sưng nề, suy giảm chức năng, gây rối loạn kinh nguyệt.

Hình ảnh viêm cổ tử cung
Hình ảnh viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung được chia thành hai cấp độ:

  • Viêm cổ tử cung cấp tính: Là tình trạng viêm nhiễm cục bộ, đột ngột kèm theo các dấu hiệu như: Khí hư ra nhiều bất thường, kèm mủ. 
  • Viêm nhiễm mãn tính (viêm cổ tử cung nặng): Là tình trạng viêm cổ tử cung kéo dài do tình trạng cấp tính không được xử lý kịp thời. Ở giai đoạn này, triệu chứng diễn ra âm thầm, không rầm rộ như giai đoạn cấp. Tuy nhiên bệnh ở giai đoạn mãn tính thường dễ biến chứng và khó điều trị.

Nguyên nhân

Bệnh viêm cổ tử cung thường khởi phát do những tác nhân trực tiếp sau:

  • Các loại vi khuẩn, trùng: Thường là Tụ cầu, Phế cầu khuẩn, khuẩn E Coli, vi khuẩn, ký sinh trùng có hại
  • Bệnh lây nhiễm đường tình dục: Giang mai, Chlamydia, Giang mai… 

Bên cạnh đó, viêm cổ tử cung còn khởi phát do những yếu tố nguy cơ như sau:

  • Rối loạn nội tiết nữ: Sự biến động của hormone Estrogen là yếu tố chủ đạo làm mất cân bằng vi sinh trong âm đạo, khiến hại khuẩn phát triển mạnh mẽ. Theo thời gian, các hại khuẩn sẽ tác động đến âm đạo và cổ tử cung gây viêm. 
  • Vệ sinh âm đạo: Vệ sinh vùng kín kém sạch, đặc biệt là trong những thời điểm ngày dâu rụng, trước - sau khi quan hệ tình dục… sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. 
  • Quan hệ tình dục quá nhiều và quá sớm: Những phụ nữ quan hệ tình dục từ khi còn quá trẻ hoặc quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, tần suất nhiều sẽ dễ bị viêm cổ tử cung. 
  • Quan hệ không an toàn: Không sử dụng đồ bảo hộ (bao cao su) khi quan hệ dễ gây tổn thương cổ tử cung, tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào âm đạo gây bệnh. 
  • Tổn thương cổ tử cung: Thường liên quan đến nạo phá thai hoặc các phẫu thuật vùng kín cũng sẽ dễ khiến âm đạo bị tổn thương, viêm nhiễm. 
  • Mắc bệnh phụ khoa: Viêm âm hộ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm vùng chậu… đều có nguy cơ cao bị viêm cổ tử cung. 

Chị em cần chú ý các nguyên nhân khiến viêm cổ tử cung khởi phát, từ đó chủ động cung cấp thông tin tới các bác sĩ và có biện pháp phòng tránh để giảm thiểu nguy viêm nhiễm tăng cường hoặc tái phát sau điều trị.

Triệu chứng viêm cổ tử cung

Phụ nữ mắc viêm cổ tử cung có thể gặp các triệu chứng như sau: 

Khí hư vùng kín ra nhiều, có màu bất thường như trắng đục, xám, vàng. Kết cấu khí hư cũng biến đổi, có thể ở dạng loãng như nước, đặc quánh, keo, vón cục, có bọt  kèm theo mùi hôi. 

  • Vùng kín thường ẩm ướt, sưng tấy, ngứa và đau nhức
  • Đau bụng dưới, lan ra thắt lưng, đau vùng xương chậu
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Đau rát khi quan hệ tình dục, có thể chảy máu âm đạo bất thường dù không phải ngày dâu. 

Viêm cổ tử cung gây ngứa ngáy, đau rát vùng kín
Viêm cổ tử cung gây ngứa ngáy, đau rát vùng kín

Nếu gặp các triệu chứng trên, đặc biệt là hiện tượng dịch âm đạo bất thường kéo dài, đau khi quan hệ, chảy máu ngoài chu kỳ kinh thì chị em cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác.

Biến chứng viêm cổ tử cung

Cổ tử cung là bức rào chắn, ngăn vi khuẩn có hại xâm từ âm đạo xâm nhập vào trong tử cung và các cơ quan sinh dục trên. Khi cổ tử cung bị viêm nhiễm kéo dài, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm vùng chậu: Viêm cổ tử cung diễn biến thời gian dài có thể lan rộng, gây viêm buồng trứng, vùng chậu, viêm ống dẫn trứng. 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Viêm vùng chậu có thể tăng nguy cơ viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung. 
  • Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Cổ tử cung sưng nề, chít hẹp lỗ cổ tử cung khiến tinh trùng khó vượt qua để tiến vào gặp trứng. Bên cạnh đó, môi trường âm đạo viêm nhiễm thường khiến tinh trùng bị chết. Do đó khả năng thụ tinh thành công bị giảm đi đáng kể. 
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ bị viêm cổ tử cung trong thời gian mang thai thường phải đối diện với nguy cơ sinh non, thai lưu, em bé nhẹ cân, dễ bị bệnh về mắt, da. 

Chính vì vậy khi bị viêm cổ tử cung, chị em nên sớm đi khám để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh học

Để chẩn đoán bệnh chính xác viêm cổ tử cung, người bệnh thường cần trải qua những phương pháp sau:

Khám lâm sàng

Bác sĩ tìm hiểu tình trạng bệnh lý của bệnh nhân qua việc khai thác thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh và điều trị. 

Tiếp đó, bác sĩ quan sát trực quan âm đạo, cổ tử cung bằng cách dùng mỏ vịt mở rộng vùng kín. Qua quan sát, bác sĩ có thể thấy các triệu chứng về khí hư, tình trạng tổn thương niêm mạc cổ tử cung, âm đạo, độ phù nề, xuất huyết nếu có… 

Bệnh nhân viêm cổ tử cung cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Bệnh nhân viêm cổ tử cung cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Khám cận lâm sàng

Người bệnh được chỉ định làm một số xét nghiệm thêm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số xét nghiệm gồm:

  • Xét nghiệm dịch cổ tử cung, xác định hàm lượng tế bào bạch cầu
  • Nhuộm gram âm hoặc soi tươi khí hư, xác định nấm, trùng roi, vi khuẩn… 
  • Xét nghiệm máu, xác định virus và loại trừ nguy cơ HIV

Sau quá trình thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Bệnh có điều trị được không

Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa có thể dai dẳng, thường khó điều trị hoặc dễ tái phát. Tuy nhiên bệnh lý này có thể điều trị được. Điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện bệnh các sớm càng tốt. Thêm vào đó, chị em cần chủ động và tích cực trong quá trình trị liệu. 

Luôn tuân thủ đúng phác đồ, chỉ định điều trị của bác sĩ là yếu tố tiên quyết để có được kết quả tốt. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần theo dõi và có sự phối hợp cùng các bác sĩ. Đặc biệt việc kiêng quan hệ tình dục và chú ý vệ sinh cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng hỗ trợ quá trình chữa bệnh rất lớn.

Giải pháp điều trị

Để điều trị viêm cổ tử cung, hiện nay người bệnh thường áp dụng các biện pháp phổ biến sau:

Chữa viêm cổ tử cung bằng thuốc Tây

Giải pháp này thường được áp dụng phổ biến hiện nay, nhất là với những bệnh nhân viêm cấp tính. Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: Levofloxacin, Cefixim, Erythromycin, Doxycycline… Đây là nhóm thuốc kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp làm lành niêm mạc âm đạo. 
  • Thuốc chống nấm: Ornidazol, Metronidazol…
  • Thuốc chống virus: Acyclovir, Isoprinosine…
  • Thuốc giảm đau: Thuốc chống viêm không steroid hoặc paracetamol…

Các loại thuốc sẽ được phối hợp dựa trên tình trạng viêm cổ tử cung và tác nhân gây viêm ở từng bệnh nhân. Các loại thuốc này sẽ giúp tiêu viêm, phục hồi niêm mạc cổ tử cung, loại trừ các triệu chứng bệnh khó chịu.

Điều trị viêm cổ tử cung bằng thuốc Tây cần theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn
Điều trị viêm cổ tử cung bằng thuốc Tây cần theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn

Tuy nhiên, các loại thuốc Tây chữa viêm cổ tử cung thường có các tác dụng phụ. Người bệnh không nên tự ý mua về sử dụng. Việc dùng thuốc tùy ý, không có chỉ định không chỉ dễ gặp tác dụng phụ mà còn làm tăng nguy cơ nhờn thuốc, gây khó khăn cho quá trình điều trị. 

Phẫu thuật chữa bệnh viêm cổ tử cung

Phương pháp này được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân viêm cổ tử cung kéo dài, dùng thuốc không có tiến triển và bệnh có nguy cơ biến chứng. Người bệnh có thể được chỉ định một trong những biện pháp sau:

  • Phương pháp đốt laser: Phương pháp này sử dụng sức mạnh của tia laser để phá hủy những vùng niêm mạc bị viêm nhiễm. Sau 3 tuần, lớp niêm mạc cũ bị đốt bằng laser sẽ tự bong, thay thế bằng lớp niêm mạc mới. 
  • Đốt nhiệt: Phương pháp này dùng năng lượng nhiệt để phá hủy vùng mô bị viêm nhiễm tại cổ tử cung, hạn chế nhiễm trùng âm đạo.
  • Áp lạnh: Phương pháp này sử dụng khí nitơ hóa lỏng ở nhiệt độ cực thấp để đóng băng các tế bào mô bị tổn thương. Phương pháp này không gây đau, hạn chế những nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. 

Nhìn chung các biện pháp ngoại khoa điều trị viêm cổ tử cung đều mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu quá trình thực hiện không đảm bảo kỹ thuật và vấn đề vệ sinh an toàn. Những tác động ngoại khoa lên cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này, vì thế chị em cần trao đổi kỹ với bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp. 

Chữa viêm cổ tử cung tại nhà bằng mẹo dân gian

Đây là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, thường có hiệu quả với những bệnh nhân viêm nhiễm nhẹ. Các mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, gần gũi, giúp giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, vùng kín hôi hiệu quả. Một số cách phổ biến được nhiều người áp dụng gồm:

Dùng lá chè xanh chữa viêm cổ tử cung giúp hỗ trợ giảm ngứa ngáy, khí hư
Dùng lá chè xanh chữa viêm cổ tử cung giúp hỗ trợ giảm ngứa ngáy, khí hư

  • Chữa viêm cổ tử cung bằng lá chè xanh: Dùng một nắm lá chè xanh rửa sạch, đun sôi cùng nước sạch. Sau khi nước sôi để nguội bớt rồi dùng xông hơi vùng kín và vệ sinh bên ngoài âm hộ. Cách này giúp khử mùi hôi, giảm ngứa và giúp khô thoáng cô bé. 
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, chống viêm vùng kín hiệu quả. Có thể dùng lá trầu không rửa sạch, vò nát, đun sôi cùng nước để xông rửa vùng kín. 
  • Sử dụng nước muối loãng: Pha muối biển với nước theo tỉ lệ 1:9. Dùng nước muối loãng vệ sinh bên ngoài vùng kín sẽ giúp chống ngứa, khô thoáng vùng kín. Thay vì sử dụng nước muối tự pha, chị em cũng có thể dùng nước muối sinh lý. 

Nhìn chung các cách chữa viêm cổ tử cung bằng mẹo dân gian đều dễ thực hiện và mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên những cách này thường chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Mỗi tuần chỉ nên áp dụng  2 -3 lần để cải thiện triệu chứng. Nếu lạm dụng phương pháp này, bỏ qua các biện pháp điều trị, người bệnh có thể phải chịu đựng viêm cổ tử cung lâu hơn do các phương pháp dân gian không thể xử lý dứt điểm viêm nhiễm.

Điều trị viêm cổ tử cung bằng Đông y

Đây là giải pháp phù hợp với những bệnh nhân viêm cổ tử cung lâu ngày, bệnh hay tái phát, đã trở thành mãn tính. Các bài thảo dược Đông y thường phối hợp nhiều loại dược liệu nhằm chữa viêm cổ tử cung tận gốc. 

Thuốc Đông y chữa viêm cổ tử cung hiệu quả, lành tính
Thuốc Đông y chữa viêm cổ tử cung hiệu quả, lành tính

Theo quan niệm Đông y, viêm cổ tử cung khởi phát do tổn thương khí - huyết, mạch Nhâm - Xung (chủ về sinh dục nữ) bị mất cân bằng, thấp nhiệt (khí nóng  ẩm) tăng sinh tại hạ tiêu. Những yếu tố này diễn biến lâu ngày khiến chức năng các cơ quan sinh dục suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại tăng sinh, hình thành các tổn thương, viêm nhiễm tại cổ tử cung. 

Phối hợp các thảo dược điều hòa khí - huyết, loại trừ thấp - nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm tại cổ tử cung. Đồng thời các thảo dược thường có tính bổ cao nên giúp điều dưỡng cơ thể, phục hồi sức khỏe tổng thể, sức đề kháng cho người mắc viêm cổ tử cung lâu ngày, ngăn bệnh tái phát. 

Hiện nay, bài thuốc Phụ Khang Tán của Trung tâm Phụ Khoa Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện) cũng là giải pháp điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả. 

Phụ Khang Tán điều trị viêm cổ tử cung từ căn nguyên, điều dưỡng cơ thể
Phụ Khang Tán điều trị viêm cổ tử cung từ căn nguyên, điều dưỡng cơ thể

Phụ Khang Tán được bào chế từ hơn 20 thảo dược quý. Trong đó nổi bật là những nhóm thảo dược như:

  • Thảo dược bổ khí - hoạt huyết: Ích mẫu, Thục địa, Kỷ tử, Bạch thược, Hương phụ…
  • Thảo dược chứa hoạt chất kháng sinh, giúp tiêu viêm, kháng hại khuẩn: Trinh nữ hoàng cung, Bạch đồng nữ, Thược tương, Xà sàng tử, 
  • Thảo dược thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu viêm: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Mặt quỷ, Hoàng bá, Khổ sâm…
  • Thượng dược - những vị thuốc bổ, điều dưỡng cơ thể, nâng cao đề kháng: Xà sàng tử, Đan sâm, Hoàng kỳ, Phục linh, Đỗ trọng, Cam thảo, Xa tiền tử…

Các vị thuốc được phối chế thành combo 4 bài thuốc nhỏ, giúp việc trị liệu ĐA CHIỀU, hiệu quả tối ưu hơn trên thể trạng phụ nữ hiện đại:

  • Thuốc uống: Điều hòa khí huyết, thông kinh, kháng khuẩn, kháng viêm từ bên trong.
  • Thuốc ngâm rửa: Cân bằng pH âm đạo, diệt nấm và vi khuẩn gây viêm, chống viêm nhiễm, giảm sưng nề, khử hôi, chống ngứa… 
  • Thuốc đặt: Tăng cường kháng nấm, diệt khuẩn tại chỗ, tăng tốc tiêu viêm, làm lành niêm mạc âm đạo, cổ tử cung… 
  • Thuốc xịt: Hỗ trợ kháng viêm, giảm ngứa và kích ứng âm đạo. 

Các bài thuốc nhỏ phối hợp hài hòa theo liệu trình 3 tác động gồm: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG - ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN - ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG. Nhờ đó Phụ Khang Tán mang lại hiệu quả chữa trị TOÀN DIỆN hơn. 

Phụ Khang Tán là thuốc được kê đơn dựa trên mức độ viêm nhiễm, thể trạng của từng bệnh nhân. Do đó người bệnh muốn điều trị bằng bài thuốc này cần liên hệ trực tiếp với Trung tâm Phụ Khoa Đông y Việt Nam để được các bác sĩ hỗ trợ, xây dựng phác đồ phù hợp nhất.

TRUNG TÂM PHỤ KHOA ĐÔNG Y VIỆT NAM

(TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN)

 

Phòng tránh bệnh học

Để tránh viêm cổ tử cung diễn biến nặng hoặc tái phát sau điều trị, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo, nhất là trong thời gian rụng dâu, trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Không sử dụng các sản phẩm nhiều hóa chất, nồng độ tẩy mạnh tại vùng kín như xà phòng, nước hoa, dung dịch vệ sinh có pH ngoài khoảng 3.8 - 4.6. 
  • Không thụt rửa âm đạo hoặc tự ý đặt các vật lạ vào bên trong âm đạo. 
  • Sử dụng quần lót vừa size, không mặc quá chật, không mặc quần ẩm ướt
  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh. Khi quan hệ lại nên sử dụng bao cao su bảo vệ. 
  • Thiết kế lại chế độ ăn uống, sinh hoạt tình dục để tránh tình trạng stress kéo dài, ảnh hưởng nội tiết tố nữ và khí huyết. 

Viêm cổ tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và tình dục của nữ giới. Chị em nên sớm điều trị khi phát hiện bệnh lý này để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, chị em nên sớm đi khám, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia, bác sĩ phụ khoa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *