Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? Điều Trị Trong Bao Lâu?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không, trong bao lâu khỏi hẳn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thực tế, khả năng khỏi bệnh và thời gian điều trị ngắn hay dài còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, cơ địa mỗi người. Để tìm hiểu rõ hơn về việc điều trị bệnh tổ đỉa, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không, có tự khỏi nếu không can thiệp?

Tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là một dạng viêm da tự miễn có biểu hiện đặc trưng là các mụn nước khu trú tại lòng bàn tay, bàn chân, kẽ và rìa các ngón tay ngón chân. Chúng nổi thành cụm, gây ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa. Những mụn nước này không tự vỡ và thường sẽ xẹp đi rồi để lại lớp da bong tróc.

benh to dia co chua khoi duoc khong
Tìm hiểu bệnh tổ đỉa có chữa được không và trong bao lâu

Vậy thực tế bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Theo các chuyên gia da liễu, tổ đỉa hoàn toàn có thể được xử lý nếu áp dụng đúng phương pháp cũng như can thiệp điều trị từ sớm. Trường hợp vì chủ quan không chữa trị, để bệnh tiến triển thành mãn tính thì khả năng chữa khỏi sẽ không cao.

Mặt khác, tổ đỉa có chữa được không và hiệu quả cao hay thấp cũng phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Căn nguyên gây bệnh: Nếu nguyên nhân gây tổ đỉa được phát hiện chính xác thì khả năng trị bệnh khỏi cao hơn so với việc chỉ tập trung điều trị triệu chứng.
  • Mức độ bệnh: Nếu bệnh ở thể cấp tính hoàn toàn có thể can thiệp và đẩy lùi khi chọn đúng phương pháp.
  • Cơ địa bệnh nhân: Bệnh nhân có thể trạng tốt, đáp ứng thuốc thì quá trình điều trị và phục hồi sẽ diễn ra nhanh hơn.
  • Sự tuân thủ phác đồ: Khi người bệnh tuân thủ đúng phác đồ được bác sĩ chỉ định quá trình điều trị sẽ diễn ra nhanh hơn, rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả.

Nếu không điều trị, bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? Về lý thuyết, tổ đỉa thể cấp tính sẽ kéo dài trong 2-4 tuần sau đó tự khỏi mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, bệnh lý này rất dễ tái phát khi miễn dịch suy giảm hoặc tác động xấu từ môi trường. Từ đó tổ đỉa tiến triển thành mãn tính, khó tự khỏi mà không cần điều trị.

Cũng theo các chuyên gia da liễu, quá trình chữa trị tổ đỉa có thể kéo dài trong 4 tuần. Những trường hợp dị ứng nặng cần sử dụng thêm một số loại thuốc thì thời gian chữa trị sẽ kéo dài hơn.

Xem thêm

Có thể điều trị bệnh tổ đỉa bằng cách nào?

Mục đích chung trong điều trị bệnh tổ đỉa là kiểm soát triệu chứng, làm giảm tác động của bệnh. Đồng thời cũng giúp ngăn chặn biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh tổ đỉa đang được áp dụng rộng rãi:

Xử lý tổ đỉa tại chỗ

Nếu bệnh tổ đỉa có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, biện pháp điều trị tại chỗ sẽ là lựa chọn hữu ích nhất. Với cách này, người bệnh có thể tham khảo những gợi ý sau:

  • Pha loãng thuốc tím theo tỷ lệ nhất định và ngâm vùng da bị tổ đỉa vào.
  • Chấm dung dịch BSI 3% vào các mụn nước tổ đỉa chưa bị vỡ (Không bôi vào nốt mụn nước đã vỡ).
  • Trường hợp mụn nước đã vỡ và có dấu hiệu nhiễm khuẩn cần bôi thêm thuốc nhiễm khuẩn.
  • Nếu mụn nước to có thể chích vỡ sau đó vệ sinh sạch sẽ và bôi thuốc. Tuy nhiên cách làm này cần được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm, việc tự ý tiến hành có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Chiếu tia tử ngoại tại chỗ nhằm diệt khuẩn và loại bỏ vùng da nhiễm bệnh, đồng thời ngăn chặn nguy cơ tổ đỉa lan rộng.

benh to dia co chua khoi duoc khong

Dùng thuốc đặc trị

Đối với bệnh tổ đỉa, hai yếu tố nhiễm khuẩn và dị ứng thường kết hợp song song nên rất khó can thiệp tại nhà. Căn cứ vào mức độ bệnh, tình trạng mỗi người mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc chống nấm, chống dị ứng tại chỗ thậm chí là toàn thân. Bên cạnh đó, các yếu tố gây dị ứng cũng sẽ được kiểm tra để loại trừ, điều trị cho hiệu quả.

Trong đó, một số nhóm thuốc đặc trị tổ đỉa thường được các bác sĩ kê đơn gồm:

  • Dung dịch sát trùng: Phổ biến nhất là bạc nitrat 0,5%, thuốc tím Methyl 1% chỉ định cho giai đoạn bệnh mới khởi phát nhằm làm khô vết thương, hạn chế bội nhiễm.
  • Thuốc mỡ corticoid: Khi mụn nước xẹp, da khô lại bệnh nhân có thể dùng thuốc mỡ corticoid nhằm dưỡng ẩm và giảm cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như teo da, mỏng da, dày sưng, thậm chí suy giảm đề kháng nghiêm trọng nếu lạm dụng. Vì vậy bệnh nhân chỉ nên dùng tối đa 20 ngày, đồng thời tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc bôi kháng nấm: Đa số các trường hợp bị tổ đỉa đều có dấu hiệu nhiễm nấm. Do đó bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc bôi kháng nấm nhằm ức chế nấm men, bảo vệ da khỏi các tổn thương.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, thường được sử dụng cùng với thuốc bôi chứa corticoid. Calcineurin có tác dụng ức chế chất trung gian gây viêm, dị ứng, qua đó giảm tổn thương, kiểm soát triệu chứng cơ năng do bệnh tổ đỉa gây nên.
  • Thuốc kháng histamin H1: Tác dụng chính là giảm những cơn ngứa dai dẳng, trong đó phổ biến nhất là: Clorpheniramine, Cetirizine hay Loratadin,…
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp tổ đỉa bội nhiễm, có thể dùng riêng lẻ kháng sinh đường uống hoặc kết hợp kháng sinh dạng bôi nếu cần thiết.
  • Một số thuốc khác: Corticoid đường uống, thuốc chống nấm…
benh to dia co chua khoi duoc khong
Bệnh nhân cần cẩn trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào

Như đã nói, bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh cũng như cách sử dụng thuốc, loại thuốc… Với nhóm thuốc Tây, tuy hiệu quả tức thời nhanh chóng nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ do đó người bệnh cần hết sức cẩn trọng.

Xem thêm

Điều trị bằng mẹo dân gian

Bên cạnh việc điều trị tại chỗ với một số dung dịch và thuốc, các mẹo dân gian cũng được nhiều người lựa chọn bởi đơn giản, tiết kiệm, dễ thực hiện tại nhà. Dưới đây là một số mẹo dân gian thường được bệnh nhân áp dụng:

  • Rượu tỏi: Dùng 2 củ tỏi, bóc vỏ và ngâm cùng 300ml rượu trắng. Bảo quản rượu tỏi nơi khô ráo thoáng mát trong 1 tuần, sau đó đem xoa trực tiếp dung dịch lên vùng da bị bệnh, chờ khoảng 10-15 phút là có thể đi vệ sinh lại.
  • Lá lốt: Lấy 30g lá lốt tươi rửa sạch rồi giã nát. Phần nước cốt chắt riêng và chia làm 3 lần uống hết trong ngày, phần bã có thể tận dụng cho vào nấu sôi cùng nước rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Rau răm: 50g rau răm rửa sạch, thêm vào chút muối và giã nhuyễn. Hỗn hợp thu được dùng đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh, đều đặn mỗi ngày 2 lần như vậy để đạt được kết quả tốt nhất.
benh to dia co chua khoi duoc khong
Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị

Xem thêm

Như vậy, bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không cùng một số câu hỏi liên quan. Hy vọng qua nội dung trên, bệnh nhân đã hiểu được cơ chế điều trị tổ đỉa, từ đó sớm lựa chọn được biện pháp điều trị để thoát khỏi cơn ngứa ngáy dai dẳng của bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *