Bệnh Tổ Đỉa Ở Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Một trong những bệnh lý viêm da thường gặp nhất hiện nay, đó chính là bệnh tổ đỉa ở chân. Mặc dù chúng không gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, nhưng lại gây không ít phiền hà đến đời sống sinh hoạt và quá trình đi lại của bệnh nhân. Việc nắm rõ thông tin liên quan đến bệnh như nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời để hạn chế tối đa tình trạng bệnh chuyển biến nặng.

to dia o chan
Bệnh tổ đỉa ở chân là bệnh lý viêm da thường gặp nhất

Bệnh tổ đỉa ở chân xảy ra do những nguyên do nào?

Có thể hiểu, đây là bệnh viêm da cấp tính, gây ngứa ngáy và khó chịu cho người mắc phải. Bất cứ ai kể cả nam hoặc nữ đều có thể mắc phải, chúng thường xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn chân. Diễn tiến của bệnh lý này rất dai dẳng, gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm và đúng cách thì bệnh sẽ tự khỏi hoàn toàn.

Nhiều người khi bị bệnh tổ đỉa ở chân thường thắc mắc: “Tại sao bệnh tổ đỉa ở chân lại xảy ra?”. Để nói về nguyên nhân chính gây ra bệnh tổ đỉa thì hiện nay chưa xác định được. Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây được xem là tác nhân gây ra bệnh này:

  • Phản ứng dị ứng:  Với những người có tiền sử dị ứng thường dễ bị tổ đỉa ở chân. Khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa,… thì sẽ lập tức xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, nổi mụn nước do cơ thể giải phóng ra histamin.
  • Cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất: Tiếp xúc trực tiếp với một số hoá chất như xăng, vôi, xi măng,… thường xuyên sẽ rất dễ gây ra bệnh tổ đỉa. Không chỉ dừng lại ở đó, da sẽ bị kích ứng và nổi mụn nước khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, thuốc tẩy hoặc xà phòng,…
  • Nhiễm khuẩn: Tiếp xúc thường xuyên với bùn đất, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc những nơi mất vệ sinh, vi khuẩn thường trú ngụ sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào da bàn chân, bệnh tổ đỉa cũng xảy ra từ đó.
  • Tăng tiết mồ hôi ở tay và chân: Những người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn ở tay hoặc chân, nhất là khi thời tiết nóng nực. Lúc này, vi khuẩn sẽ phát triển và gây ra bệnh tổ đỉa.
  • Nhiễm tụ cầu vàng: Trên người tồn tại sẵn một loại vi khuẩn có tên là tụ cầu vàng. Khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, da bị tổn thương tụ cầu vàng sẽ xâm nhập vào cơ thể. Một thời gian sau đó sẽ gây ra bệnh tổ đỉa hoặc bệnh mícro áp xe khiến bệnh nhân khó chịu và đau đớn.
to dia o chan
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý tổ đỉa ở chân

Xem thêm

Khi bị bệnh tổ đỉa ở nhân, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nào?

Người bệnh nên nằm lòng các dấu hiệu sau đây để có phương pháp phòng ngừa sớm, tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng gây khó khăn trong quá trình điều trị.

  • Mụn nước xuất hiện: Da tay hoặc chân xuất hiện mụn nước chính là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, mụn nước xuất hiện còn là dấu hiệu của một số bệnh lý ngoài da khác như zona, viêm da, tay chân miệng, thuỷ đậu,… Nhưng khi người bệnh nhận thấy chỉ xuất hiện mụn nước mà không đi kèm với các dấu hiệu khác, thì có thể bạn đã bị bệnh tổ đỉa.
  • Da của người bệnh trở nên ngứa ngáy: Tại vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, nhất là ở những vị trí xuất hiện mụn nước. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt và đi lại. Nếu người bệnh liên tục gãi sẽ làm cho vết thương trở nặng hơn, cơn ngứa sẽ không thuyên giảm mà thậm chí càng ngứa. Tình trạng ngứa ngáy sẽ ngày càng nặng hơn nếu vết thương tiếp xúc trực tiếp với nước hay một số hoá chất tẩy rửa khác.
  • Cơ thể xuất hiện bóng nước: Do các mụn nước li ti hợp thành nên cơ thể sẽ xuất hiện bóng nước. Bóng nước có màu đục và nằm sâu dưới da, chỉ cần một tác động nhỏ chúng sẽ dễ vỡ ra. Tốc độ lây lan của bóng nước là rất nhanh, khi vỡ ra, chúng sẽ lây qua bàn tay, chân hoặc các vùng da lân cận khác.
to dia o chan
Da chân xuất hiện mụn nước
  • Vùng da bị khô và xuất hiện váy: Khi xuất hiện nhiều mụn nước trên da, bạn nên lập tức đi thăm khám ngay vì có thể bệnh đã chuyển biến nặng. Ngay tại da bàn chân hoặc bàn tay, sẽ bị khô lại và xuất hiện vảy do bị thiếu nước trầm trọng. Khi phát hiện hiện tượng này, nếu bệnh nhân chủ quan mà không thăm khám sớm sẽ dễ mắc phải hiện tượng nứt da.
  • Xuất hiện dịch xung quanh vùng mụn nước: Nhiều người khi bị bệnh tổ đỉa ở chân sẽ có hiện tượng xuất hiện dịch ở kẽ chân, xung quanh vùng mụn nước, tuy nhiên nhiều người bệnh tỏ ra chủ quan vì nghĩ đây chỉ là mồ hôi tiết ra, nhưng thực chất đây chính là huyết thanh. Huyết thanh được tích luỹ bên trong tế bào và khi mụn nước bị vỡ thì chúng giải phóng ra. Với dấu hiệu này, nếu không nhanh chóng tìm các phương pháp điều trị thì nó sẽ lây lan sang các vùng da lành khác và gây ra một số bệnh lý về da.

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc: “Bệnh tổ đỉa có gây nguy hiểm cho người bệnh?”

Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra như bệnh tổ đỉa có gây nguy hiểm gì không, liệu có gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe chung? Bệnh tổ đỉa ở chân mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, song chúng gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người mắc. Bên cạnh đó, nếu chủ quan mà không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ sức khoẻ. Cụ thể như dưới đây:

  • Làm mất tính thẩm mỹ: Nếu các nốt mụn nước tái phát lại nhiều lần sẽ khiến da bị sần sùi và bong tróc, điều này sẽ gây mất thẩm mỹ cho cơ thể.
  • Khi di chuyển sẽ gặp rất nhiều khó khăn: Khi bị bệnh tổ đỉa ở chân, lúc di chuyển sẽ khiến các mụn nước dễ vỡ và sưng, dễ lây vi khuẩn sang các vùng da lành lặn khác. Chính bởi lý do này, mà người bệnh cần phải cẩn thận và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đi lại.
  • Bị bội nhiễm: Cơn ngứa sẽ xuất hiện khi bệnh nhân mắc phải bệnh tổ đỉa, lúc này, để giảm cơn ngứa, bệnh nhân sẽ cào, gãi và chà xát nhưng vô tình khiến mụn nước bị vỡ ra. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây ra một số vấn đề như viêm hạch bạch huyết, mụn mủ, viêm mô tế bào,…
to dia o chan
to dia o chan

Làm cách nào để điều trị bệnh tổ đỉa ở chân?

Một phương pháp phòng ngừa bệnh tổ đỉa cơ bản mà ai cũng nên biết, đó chính là tránh để da chân, da tay tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng và nằm lòng các tác nhân gây bệnh tổ đỉa để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với chúng. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên hiểu rõ mức độ tổn thương và tình trạng bệnh để áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Có thể điều trị bệnh tổ đỉa ở chân bằng các phương pháp điều trị tại nhà

Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh tổ đỉa không quá nguy hiểm, chỉ xuất hiện ở một diện tích nhỏ trên da, hoặc trường hợp bệnh mới khởi phát. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, không để bệnh ngày một chuyển nặng hơn.

Ưu tiên dùng các chất làm mềm da hoặc kem dưỡng ẩm

Da sẽ bị khô, bong tróc và nứt nẻ khi bạn bị tổ đỉa ở chân. Bên cạnh đó, khi mụn nước vỡ ra, tình trạng viêm nhiễm cũng trở nên nặng hơn. Do đó, người bệnh nên dùng các chất làm mềm da có chiết xuất từ thiên nhiên và kem dưỡng ẩm để cải thiện tốt tình trạng này.

Không chỉ dừng lại ở đó, dùng kem dưỡng ẩm và các chất làm mềm da còn giúp làm dịu da, ngăn ngừa xảy ra kích ứng và cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa ngáy. Tuy nhiên, thị trường hiện nay đầy rẫy các mặt hàng dưỡng ẩm, do đó, để đảm bảo sức khỏe làn da, bạn cần nghiên cứu kỹ thông tin của loại kem đó và lắng nghe ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Với loại kem này, sau khi vệ sinh chân tầm 3 phút thì thoa một lớp mỏng lên vùng da đang tổn thương.

Xem thêm

Dùng tỏi trị bệnh tổ đỉa là phương pháp cực hay

Tỏi không chỉ là nguyên liệu chế biến thực phẩm, đây còn là phương pháp trị bệnh tổ đỉa cực hay mà bạn có thể tham khảo. Dựa theo nghiên cứu của dân gian, tỏi có khả năng kháng khuẩn và viêm cực tốt nên có thể điều trị các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong tỏi có chứa Selenium, Allicin, Ajoene, Diallyl sulfide,… là những hoạt chất có tác dụng ức chế sự tiến triển của các loại vi khuẩn gây hại.

Với những ưu điểm trên, sử dụng tỏi dài ngày sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh và cải thiện hiệu quả tình trạng nói trên.

to dia o chan
Dùng tỏi trị bệnh tổ đỉa là phương pháp cực hay

Nguyên liệu chủ chốt

  • 2 củ tỏi.
  • 300ml rượu trắng.

Cách thực hiện

  • Sau khi mua tỏi về, bạn cần sơ chế chúng bằng cách làm sạch với nước và lột sạch vỏ và tiến hành ngâm với rượu trong vòng 7 ngày.
  • Trước khi bôi rượu lên vùng da bị tổn thương, bạn cần vệ sinh thật sạch. Sau khi bôi, giữ yên như vậy trong vòng 10 phút để dưỡng chất có trong rượu thấm đều vào da.

Triệu chứng bệnh tổ đỉa cải thiện dần nhờ sử dụng muối

Vốn dĩ muối ăn có tác dụng sát trùng và sát khuẩn cao nên từ lâu người ta thường sử dụng muối để thoa lên các vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, muối biển còn giữ nguyên thành phần khoáng tự nhiên vì chưa qua một công đoạn sơ chế nào.

Sử dụng muối biển dài ngày, các triệu chứng bệnh tổ đỉa được cải thiện dần, cảm giác ngứa ngáy và sưng phồng trên da cũng không còn nữa, từ đó lấy lại được làn da mịn màng.

to dia o chan
Triệu chứng bệnh tổ đỉa cải thiện dần nhờ sử dụng muối

Cách thực hiện

  • Bắc lên chảo và đảo đều tay nắm hạt muối to và sạch.
  • Cần chuẩn bị bát sạch để đổ muối ra và chờ nguội.
  • Đối với vùng da bị tổ đỉa, bạn cần vệ sinh chúng thật sạch và tiến hành thoa muối lên vùng da bị tổn thương. Để cố định, bạn dùng tấm vải mỏng để bó lại.
  • Sau khi thoa tầm 20 phút, bạn tháo vải ra và rửa chân lại bằng nước sạch.

Phương pháp Tây y điều trị hiệu quả bệnh tổ đỉa ở chân

Khi áp dụng các phương pháp tại nhà không mang lại hiệu quả cao, hoặc tình trạng tổ đỉa ở chân ngày càng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định cho bạn dùng thuốc Tây. Dưới đây là một số loại thuốc Tây trị tổ đỉa thường được bác sĩ chỉ định dùng:

  • Kem Steroid không kê đơn: Sử dụng loại kem này có tác dụng thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương. Đồng thời, giảm sưng, giảm viêm và cải thiện tình trạng ngứa ngáy nhanh chóng.
  • Dung dịch Kali Pemanganat: Tiến hành ngâm chân cùng với dung dịch Kali Pemanganat sẽ giúp hạn chế xảy ra tình trạng vỡ mụn nước. Với dung dịch này, tần suất bạn cần thực hiện là từ 1-2 lần/ngày, mỗi ngày ngâm trong vòng 10-15 phút.
  • Thuốc kháng Histamin: Khi bị ngứa ngáy, khó chịu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. Do vậy, để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng Histamin để uống. Sử dụng chúng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. 
  • Thuốc kháng sinh: Nếu phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng, thuốc kháng sinh là loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng để kiểm soát tốt các triệu chứng xảy ra và những rủi ro xấu xảy ra ngoài ý muốn.
  • Thuốc Steroid dạng bôi hoặc dạng viên: Khi mắc bệnh kèm theo một số triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh dùng thuốc Steroid dạng bôi hoặc dạng viên. Tuy nhiên, với loại thuốc này, nếu sơ suất sẽ dễ gây ra một số tác dụng phụ, do vậy, chỉ nên sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ.
to dia o chan
Điều trị tổ đỉa ở chân bằng phương pháp Tây y

Xem thêm

Người bệnh nên làm gì để tránh tình trạng tái phát tổ đĩa ở chân?

Để ngăn không cho tình trạng tái phát trở lại, người bệnh nên lưu ý:

  • Cần tuân thủ uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không được tăng giảm liều hoặc kết hợp cùng một số loại thuốc khác tuỳ ý.
  • Đối với vùng da bị tổn thương, không được để chúng tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa. Đồng thời, cũng không nên chà xát quá mạnh khi vệ sinh chân vì sẽ vô tình khiến vết thương trở nặng hơn.
  • Khi bị ngứa, người bệnh không nên gãi vì nếu gãi sẽ khiến các mụn nước bị vỡ, khiến vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác và dễ bị nhiễm trùng.
  • Cần chọn size giày phù hợp với kích cỡ bàn chân, luôn giữ cho chân khô thoáng và sạch sẽ.
  • Cần tăng cường bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.

Bệnh tổ đỉa ở chân nếu được kiểm soát và chữa trị tốt sẽ cải thiện hoàn toàn các triệu chứng của bệnh, từ đó trả lại làn da lành lặn và mềm mịn cho người bệnh. Chính vì thế, ngay từ khi phát hiện bệnh, bạn không nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở điều trị để thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *