Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng nó có thể gây khó chịu cho trẻ, thậm chí còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh thường có triệu chứng tương tự với một số căn bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ như rôm sảy, chàm. Vậy làm sao nhận biết được trẻ đang bị vảy nến và điều trị căn bệnh này ra sao?

Vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Vảy nến là một loại bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào da khỏe mạnh, điều này khiến việc sản xuất các tế bào da nhanh hơn bình thường. Các tế bào da mới được sản xuất liên tục trong khi các tế bào da cũ chưa chết có thể xếp chồng lên nhau và tạo ra những mảng đỏ và lớp vảy trên da.

Vảy nến có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 15 – 30 tuổi. Mặc dù khá hiếm bệnh vảy nến vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau như vảy nến tã lót, vảy nến thể mảng, vảy nến móng tay, vảy nến da đầu… Trong các thể vảy nến trên thì vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh là một trong những dạng vảy nến thường gặp nhất.

Cũng như vảy nến xảy ra ở các đối tượng khác, bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Vảy nến có thể khiến trẻ sơ sinh quấy khóc, bỏ bú mẹ… do các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu gây ra.

Thêm vào đó, căn bệnh vảy nến nếu không được điều trị ngay khi trẻ còn nhỏ thì có thể nặng hơn và gây một loạt biến chứng như tim mạch, xương khớp, bệnh thận, viêm khớp và rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, trong đó có đái tháo đường type 2.

vay nen o tre so sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng vảy nến ở trẻ thường gặp nhất

bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh rất hiếm gặp nên khi con mắc bệnh, các phụ huynh không nghĩ đến vảy nến mà nghĩ con mắc các bệnh lý về da khác, từ đó áp dụng sai các biện pháp điều trị. Khi thấy con có những triệu chứng dưới đây, cha mẹ nên để ý quan sát vì có thể trẻ đang bị vảy nến:

  • Trên các vùng da khác nhau của cơ thể xuất hiện các mảng màu đỏ kèm vảy trắng bên ngoài. Vùng da bị bệnh có đường viền rõ nét để phân biệt với vùng da khỏe mạnh.
  • Bé bị ngứa ngáy liên tục và thường xuyên dùng tay dụi hoặc cào gãi vào vùng da bị vảy nến.
  • Da trẻ bị khô và bong tróc và xuất hiện mụn đỏ.
  • Móng tay, móng chân của bé bị dày lên.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú.

Các triệu chứng của vảy nến ở trẻ sơ sinh thường rất khó phân biệt do chúng tương tự với hăm tã, rôm sảy, viêm da tiết bã… Do vậy, khi con có các triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Nguyên nhân vảy nến ở trẻ sơ sinh

Cho đến thời điểm này, nguyên nhân cụ thể gây bệnh vảy nến nói chung và bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh nói riêng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số yếu tố dưới đây có thể liên quan đến bệnh vảy nến.

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị vảy nến hoặc các bệnh tự miễn khác như bệnh crohn, đa xơ cứng, bệnh tuyến giáp… thì trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến. Theo ước tính của các nhà khoa học thông qua các nghiên cứu, có 10% trẻ sơ sinh mắc vảy nến khi có bố hoặc mẹ mắc bệnh, con số này tăng lên 40% khi cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
  • Nhiễm khuẩn da: Nhiễm khuẩn da có thể là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ vảy nến. Da của trẻ sơ sinh thường rất non nớt và dễ bị tấn công với các tác nhân gây hại, khi da bị tổn thương có thể gây ra hiện tượng Koebner, kích thích hệ miễn dịch hoạt động và tấn công các tế bào da, từ đó gây vảy nến.
  • Viêm họng: Vảy nến ở trẻ sơ sinh cũng có thể bùng phát sau đợt viêm họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra.
vay nen o tre so sinh
Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể là nguyên nhân dẫn đến vảy nến ở trẻ

Điều trị vảy nến ở trẻ sơ sinh thế nào?

Vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy không thể chữa khỏi hoàn hoàn nhưng cha mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn các phương pháp điều trị phù hợp nhằm giảm triệu chứng của bệnh. Ngoài các loại thuốc Tây y, các mẹo dân gian và Đông y cũng có thể giảm bệnh vảy nến, tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mẹo dân gian trị vảy nến cho trẻ nhỏ

Khi bị vảy nến và các bệnh về da, nhiều phụ huynh sử dụng mẹo dân gian để chữa bệnh cho con vì cách làm này khá đơn giản. Tuy nhiên, khi áp dụng mẹo dân gian chữa vảy nến, cha mẹ cần lưu ý, phương pháp này chỉ giúp giảm triệu chứng ngứa ngày khó chịu chứ không tác động vào căn nguyên gây bệnh. Thêm vào đó, da trẻ sơ sinh thường khá nhạy cảm, do vậy, trước khi dùng biện pháp cũng cần kiểm tra trước xem trẻ có bị dị ứng không.

Một số mẹo dân gian giúp giảm vảy nến cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

  • Tắm lá trầu không: Lá trầu không có vị cay, tính ấm có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn nên thường được dân gian sử dụng để cải thiện các vấn đề về da. Để giảm vảy nến ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể lấy một nắm lá trầu không rửa sạch sau đó đun với nước để tắm cho bé.
  • Bột yến mạch: Trong bột yến mạch có nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn và giảm kích ứng trên da. Thêm vào đó, các vitamin có trong yến mạch cũng giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng làn da, giúp chúng phục hồi trên da. Bạn có thể lấy bột yến mạch pha với nước sau đó cho trẻ tắm bằng nước này.
  • Muối biển: Muối biển giúp diệt khuẩn, sát trùng da nên mỗi lần tắm, cha mẹ có thể cho một 1 chút muối biển hòa vào nước tắm của bé để giúp tổn thương da do vảy nến nhanh lành hơn.

Tây y điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Một trong những lý do khiến bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh khó điều trị hơn người lớn là trẻ nhỏ thường khó uống thuốc và dễ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn. Tuy nhiên, với những trẻ bị vảy nến từ trung bình đến nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định sử dụng các loại thuốc.

Một số loại thuốc Tây trị vảy nến ở trẻ sơ sinh:

  • Kem dưỡng ẩm: Sản phẩm này giúp bổ sung độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng bong tróc vảy da và ngứa ngáy.
  • Thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi ngoài da trẻ sơ sinh nên sử dụng khi bị á sừng là: thuốc corticoid, thuốc salicylic axit, kẽm oxyd…
  • Dầu gội có tính bạt sừng hoặc chứa tar: Loại dầu gội này thường được dùng để điều trị vảy nến ở da đầu.

Các loại thuốc trên giúp trị vảy nến ở trẻ hiệu quả. Tuy nhiên cha mẹ không tự ý dùng thuốc cho con mà nên tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc trị vảy nến như corticoid có thể gây teo da, mỏng da hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

vay nen o tre so sinh
Hạn chế cho trẻ dùng thuốc Tây trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ

Lưu ý khi phòng và điều trị  bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Không giống như những bệnh ngoài da khác, bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ nên thực hiện một số cách dưới đây để giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn và phòng bệnh bùng phát:

  • Vệ sinh cơ thể cho bé hàng ngày bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ, không chứa các thành phần gây kích ứng da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ hàng ngày sau khi tắm hoặc bất cứ khi nào thấy da khô.
  • Kiểm tra kỹ nhiệt độ nước tắm của bé, không nên tắm cho bé bằng nước quá nóng vì có thể gây khô da.
  • Nếu có điều kiện, nên cho trẻ bú sữa mẹ ngay từ khi trẻ mới sinh.
  • Theo dõi kỹ những bất thường trên da, tránh để da bị nhiễm trùng và phát triển thành vảy nến.
  • Khi áp dụng các biện pháp điều trị, cha mẹ nên cho con đến bệnh viện tái khám đều đặn để bác sĩ đánh giá hiệu quả của các phương pháp chữa vảy nến, từ đó điều chỉnh thuốc phù hợp.

Xem thêm

Khám bệnh vảy nến cho trẻ sơ sinh ở đâu là an toàn nhất?

Vảy nến ở trẻ thường khó nhận biết, do vậy khi có triệu chứng của vảy nến, cha mẹ nên trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để bác sĩ thăm khám cho con. Dưới đây là một số địa chỉ khám vảy nến cho trẻ sơ sinh cha mẹ có thể tham khảo lựa chọn:

Bệnh viện Nhi Trung ương: Là cơ sở khám chữa bệnh Nhi khoa hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á. Trong những năm vừa qua, bệnh viện không ngừng tập trung phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho trẻ. Do vậy, đây là địa chỉ uy tín mà cha mẹ có thể đưa con đến để khám bệnh vảy nến.

  • Thời gian làm việc: Với khám thông thường có bảo hiểm y tế, bệnh viện làm việc từ thứ hai đến thứ 6, từ 7h – 16h30 và đọc kết quả đến 18h30. Với khám tự nguyện, bệnh viện làm việc 24/24 tất cả các ngày trong tuần.
  • Địa chỉ: Bệnh viện Nhi Trung ương ở địa chỉ số 18/879, đường La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện Da liễu Trung ương: Đây là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của cả nước. Bệnh viện có chức năng khám, chữa, phục hồi chức năng chuyên khoa cho người bệnh trong và ngoài nước. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, cùng với máy móc hiện đại, bệnh viện Da liễu Trung ương sẽ là địa chỉ khám chữa vảy nến an toàn, tin cậy chomọi người.

  • Thời gian làm việc: Bệnh viện Da liễu Trung ương việc tất cả các ngày trong tuần từ 5h45 đến 18h; ngày nghỉ, lễ bệnh viện làm việc từ 7h đến 17h30.
  • Địa chỉ: Bệnh viện Da liễu Trung ương có địa chỉ ở 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Đây là một trong những địa chỉ khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hàng đầu cả nước. Nơi đây quy tụ những chuyên gia gạo cội hàng đầu về lĩnh vực y học cổ truyền với nhiều năm kinh nghiệm trong các bệnh viện lớn. Đặc biệt, bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang chữa vảy nến của Trung tâm có thể sử dụng được cho trẻ sơ sinh. Do vậy, cha mẹ có thể đưa con đến đây để được bác sĩ bắt mạch, kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc.

  • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 8h đến 17h30
  • Địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc có 2 địa chỉ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ ở Hà Nội là biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân. Ở Thành phố Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận.

Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Quân dân 102: Bệnh viện hội tụ đội ngũ bác sĩ quân y, y học cổ truyền có trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Ngoài đội ngũ nhân lực chất lượng cao, bệnh viện cũng được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và dịch vụ khám chữa.

  • Thời gian làm việc: Bệnh viện làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 8h đến 17h30 từ thứ 2 đến Chủ nhật.
  • Địa chỉ: Ở Hà Nội, bệnh viện ở địa chỉ  số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm; Ở thành phố Hồ Chí Minh: số 179 đường nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh.

Trung tâm Da liễu Đông y: Đây là đơn vị khám và điều trị các bệnh da liễu bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các loại máy móc, công nghệ hiện đại. Tất cả các liệu trình, chăm sóc và điều trị bệnh tại Trung tâm đều trải qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt, được giám sát bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu Việt Nam.

  • Thời gian làm việc: Trung tâm làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 8h đến 17h30.
  • Địa chỉ: Ở Hà Nội, Trung tâm ở số 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân; Ở Thành phố Hồ Chí Minh: 48B Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1.

Bài viết trên đã cung cấp tất cả những thông tin về bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo để biết cách chăm sóc cho trẻ khi bị bệnh. Việc điều trị vảy nến ở trẻ sơ sinh rất phức tạp bởi da trẻ thường nhạy cảm, nên tốt nhất khi con có triệu chứng của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

BÀI VIẾT HAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *