Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ: Nguyên nhân và cách điều trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ là tình trạng khá phổ biến của các chị em. Hầu như mỗi người đều sẽ gặp một lần trong đời tùy theo từng cấp độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh gây rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt, kéo theo đó nhiều nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ là gì? Có nguy hiểm không?

Đường tiết niệu là một hệ thống bao gồm nhiều cơ quan khác nhau từ thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Chúng ở bên trong cơ thể người, hoạt động liên tục làm nhiệm vụ lọc máu, đào thải chất độc ra bên ngoài cơ thể qua đường nước tiểu.

benh viem duong tiet nieu o nu
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm đường tiết niệu ở nữ là tình trạng vi khuẩn xâm chiếm gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở một vị trí nào đó trong hệ thống đường tiết niệu. Căn bệnh này có tỷ lệ nữ giới mắc bệnh khá cao, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bất kỳ một bộ phận nào ở đường tiết niệu cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh, nhiễm khuẩn từ niệu đạo, niệu quản, thận, bàng quang,…

Vậy viêm đường tiết niệu ở nữ có nguy hiểm không? Về cơ bản, bệnh nếu được phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên trong những trường hợp bệnh phát triển nặng hơn, kéo dài có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, việc điều trị dứt điểm là vô cùng khó khăn.

  • Tổn thương đường tiết niệu: Khi nữ giới bị nhiễm khuẩn tiết niệu xuất hiện máu lẫn mủ trắng ở trong nước tiểu. Đó là do những tổn thương niêm mạc phát triển mạnh hơn, gây chảy máu, nhiễm trùng, xuất huyết,….
  • Ảnh hưởng đến cơ quan sinh quản: Viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh. Đó là điều có thể xảy ra nếu bệnh phát triển nặng và các chị em không có phương án điều trị kịp thời. Bởi hệ thống đường tiết niệu nằm ngay sát các cơ quan sinh dục. Khi bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công sang các cơ quan lân cận và đầu tiên chính là cơ quan sinh sản.
  • Gây suy thậnNhững trường hợp bệnh phát triển càng nặng, vi khuẩn từ bên dưới sẽ tấn công ngược trở lại lên trên vào thận, niệu quản và các hệ thống ở đường tiết niệu trên. Chúng phá hủy cấu trúc và suy giảm chức năng lọc máu của thận, gây nên bệnh suy thận. Lúc này việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều.
benh viem duong tiet nieu o nu
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ gây biến chứng suy thận vô cùng nguy hiểm
  • Nhiễm trùng thận: Viêm đường tiết niệu cấp ở nữ còn là nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm trùng thận. Các vi khuẩn gây bệnh sẽ tạo điều kiện cho các gốc oxalate, khoáng chất kết hợp với nhau, lắng đọng thành sỏi. Lúc này các vi khuẩn bao sỏi thận và gây nhiễm trùng, ổ viêm rộng lớn, người bệnh sẽ gánh chịu những cơn đau đơn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Nhiễm trùng máu: Tình trạng này sẽ xảy ra khi viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ giới. Vi khuẩn đi vào máu, lan truyền đến nhiều cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nữ.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Chị em nào bị nhiễm khuẩn tiết niệu trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé. Nguy hiểm hơn là tình trạng chết lưu, sinh non, gây dị tật cho bé,…Do các vi khuẩn tấn công vào dạ con, nơi các bé sống, đồng thời đi vào máu và gây nhiễm trùng.
  • Suy giảm tình dục: Viêm đường tiết niệu ở nữ giới làm suy giảm cảm giác ham muốn tình dục, do những cơn đau từ bụng dưới và phần lỗ niệu đạo cũng đau đớn.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở nữ

Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ở nữ phải kể đến như sau:

Cấu tạo niệu đạo

Đây là do cấu tạo niệu đạo vốn có của các chị em ngắn hơn rất nhiều so với nam giới. Các chị em chỉ dài từ 3 – 4 cm trong khi nam giới dài đến 18 – 20 cm.

Đây không chỉ là nguyên nhân gây bệnh mà còn nguyên nhân khiến việc điều trị phức tạp hơn rất nhiều, do vi khuẩn dễ dàng di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau.

benh viem duong tiet nieu o nu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh

Vệ sinh sai cách

Nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ thứ hai phải kể đến chính là thói quen vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Ví dụ đơn giản như việc lau chùi từ dưới lên trên cũng tạo điều kiện đưa đẩy vi khuẩn đến nhiều vị trí khác nhau. Vô tình khiến bệnh lây lan và phát triển nhanh hơn.

Đồng thời trong quá trình sử dụng, các chị em thường có thói quen sử dụng các loại dung dịch vệ sinh để tạo mùi hương. Những loại có nhiều thành phần hóa học, chất tạo mùi hương,… cũng là mất cân bằng môi trường âm đạo ở vùng kín. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở các chị em thường gặp nhất.

Do dùng băng vệ sinh

Việc sử dụng băng vệ sinh vào ngày “đèn đỏ” cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh ở các chị em. Bởi lúc này, băng vệ sinh cùng vùng kín tạo thành một môi trường ẩm thấp khiến vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển.

Đây còn là nguyên nhân mà các chị em có thể mắc các bệnh phụ khoa khác. Do nên, chúng ta cần tuân thủ đúng hướng dẫn dùng băng vệ sinh cũng như thay và vệ sinh thường xuyên để vùng kín luôn sạch sẽ ngay cả trong những ngày “đèn đỏ”.

Thời kỳ mãn kinh

Theo nhiều nghiên cứu thống kê đã chỉ ra rằng các chị em trong thời kỳ tiền mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Lý do là lúc này nội tiết tố thay đổi, độ pH ở vùng kín cũng thay đổi, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn bình thường tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập thuận tiện và dễ dàng hơn.

Quan hệ tình dục với người bệnh

Quan hệ tình dục với nam giới bị viêm đường tiết niệu cũng có thể là nguyên nhan gây bệnh của các chị em. Lúc này khi nam giới bị bệnh, vi khuẩn có thể xuất hiện ở tinh trùng đi vào vùng kín của các chị em và lây nhiễm bệnh dễ dàng.

benh viem duong tiet nieu o nu
Quan hệ tình dục với người bệnh cũng là nguyên nhân gây bệnh

Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới khác như:

  • Sức đề kháng, hệ thống miễn dịch kém hơn người bình thường khác.
  • Người bệnh tưng mắc bệnh nền khác về hệ thống đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm túi bàng quang, suy thận độ 1, 2,…đều có thể là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Chị em bị bệnh đái tháo đường.
  • Chị em đang trong quá trình sử dụng một loại thuốc ức chế vi khuẩn nào đó, người mới thực hiện thủ thuật nội soi bàng quang hay mới tán sỏi nội soi, qua da và cần dùng ống thông thận.
  • Người mắc bệnh trào ngược bàng quang, niệu đạo cũng có thể xuất hiện biến chứng là viêm nhiễm đường tiết niệu.

Dấu hiệu của viêm đường tiết niệu ở nữ

Viêm đường tiết niệu ở nữ triệu chứng cũng không quá rõ ràng mà dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên thường xuyên theo dõi, quan sát và thấy những sự thay đổi bất thường của cơ thể:

  • Các chị em thường xuyên buồn đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm, bụng dưới cảm thấy bí, đau bụng tức, nhất là khi đi vệ sinh.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, nóng rát khi tiểu, tiểu ra máu lẫn bên trong. Nước tiểu có màu khác lạ, vàng đục, sẫm màu.
  • Lượng nước tiểu ra ít trong mỗi lần đi, nhưng lại nhanh chóng buồn tiểu lại.
  • Một vài chị em còn bị đau dữ dội ở vùng bụng dưới, thắt lưng, ngang hông do các ổ viêm nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Trường hợp nặng còn thấy ớn lạnh, sốt cao, toàn thân đau nhức, mệt mỏi.
  • Cảm giác đau nhức khi quan hệ với bạn trai hoặc chồng do vùng viêm nhiễm trực tiếp gây ra.
  • Một dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới nữa đặc biệt quan trọng chính là khí hư ra nhiều bất thường với màu sắc, mùi và lượng khác biệt rất nhiều.
  • Vùng niệu đạo sưng tấy, đỏ rát mà bạn có thể quan sát được bằng mặt khi nhìn vào gương.

Đọc thêm

benh viem duong tiet nieu o nu
Biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ tương đối đa dạng

Chẩn đoán và cách điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ

Bệnh nhân khi có những triệu chứng trên nên đến những cơ sở y tế để thực hiện chẩn đoán và kịp thời điều trị nếu mắc bệnh tránh để bệnh nặng hơn mà gây biến chứng.

Phương pháp chẩn đoán

Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán lâm sáng trước dựa trên những biểu hiện, dấu hiệu mà họ đang gặp phải. Cùng với đó là tiền sử, mắc bệnh trước đây để bước đầu đưa ra kết quả và tiến hành những xét nghiệm tiếp theo.

  • Xét nghiệm nước tiểu: Bệnh nhân sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng kín và được hướng dẫn lấy nước tiểu sao cho chất lượng tốt nhất. Đó chính là nước tiểu ở giữa dòng. Sau khi lấy thành công, nước tiểu đựng trong ống xét nghiệm sẽ được đánh giá bằng mắt thường trước rồi mới đi làm xét nghiệm, dùng que nhúng hoặc kiểm tra thu phóng vi khuẩn bằng kính hiển vi.
  • Xét nghiệm cấy nước tiểu: Đây là phương pháp để kiểm tra nước tiểu có bị nhiễm trùng hay không. Hình thức này phải cần đợi từ 2 – 3 ngày để có kết quả. Tuy nhiên, kết quả lại chính là minh chứng để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân. Dựa trên đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
  • Xét nghiệm máu: Hình thức này cũng sẽ được chỉ định để kiểm tra mức độ bệnh hiện tại, vi khuẩn đã nhiễm trùng vào máu hay chưa. Bác sĩ sẽ quan sát các chỉ số bạch cầu và CRF để đưa ra kết quả chính xác nhất.
  • Siêu âm nội tiết: Bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ hình ảnh của vùng siêu âm để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh hoặc những điều bất thường xảy ra ở đường tiết niệu.
  • Nội soi bàng quang: Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định tiến hành nội soi bàng quang nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn tiết niệu, hoặc phân biệt chính xác nhiễm khuẩn hay những bệnh khác trên đường tiết niệu.
benh viem duong tiet nieu o nu
Bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm để điều trị bệnh

Mẹo dân gian điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Hiện nay khoa học tương đối phát triển mà có nhiều cách điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhẹ, chỉ đang ở giai đoạn khởi phát, bạn có thể áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà hoặc điều trị kết hợp cùng Tây y để mang lại kết quả tốt nhất.

Mẹo dân gian thực hiện tương đối dễ dàng, hỗ trợ giảm các triệu chứng, giảm đau và kháng khuẩn rất tốt. các thành phần lại dễ kiếm trong tự nhiên. Nhưng biện pháp này sẽ không mang lại hiệu quả nếu bệnh chuyển biến nặng hơn.

Một số mẹo dân gian được áp dụng nhiều nhất hiện nay phải kể đến như:

Dùng tỏi để điều trị tại nhà

Tỏi từ lâu được xem là một thực phẩm chứa rất nhiều hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Bởi thành phần của tỏi là glycogen, allicin, fitonxi…đây được xem là các loại kháng sinh tự nhiên vô cùng tốt cho cơ thể.

Bên cạnh đó, tỏi còn có rất nhiều vitamin A, B, C và các hydrat cacbon,… những thành phần không thể thiếu cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch.

  • Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho tỏi vào làm gia vị của các món ăn hằng ngày như xào, chiên, ăn tỏi sống vào mỗi bữa ăn từ 1 -2 tép.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể uống rượu tỏi, ngâm tỏi đen để ăn cũng sẽ mang lại hiệu quả tương đối cao.

Dùng nha đam (lô hội) trị viêm đường tiết niệu ở nữ

Trong nha đam có rất nhiều chất chống viêm tự nhiên tương đối an toàn cho cơ thể như: Chromone C-glucosyl, Enzym bradykinin, Axit salixylic,… Chúng giúp làm sạch đường tiết niệu làm liền những ổ viêm, sạch khuẩn. Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị nha đam cùng đường phèn và lá dứa.
  • Nha đam loại bỏ phần lá chỉ cắt thịt bên trong, thái thành hạt lưu và rửa sạch với nước để hết nhớt. Sau đó cho tất cả vào một nồi nước đun sôi.
  • Nồi sôi khoảng 5 phút thì cho vào đó một ít đường phèn và vớt ra ngâm vào đá lạnh.
  • Đun nước lá dứa lên cho thơm và đổ vào một cốc thủy tinh.
  • Cho nha đam vào uống cùng. Mỗi ngày một cốc như thế. Vừa giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da cho các chị em vừa giúp giảm triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu vô cùng hiệu quả.
benh viem duong tiet nieu o nu
Nha đam có tác dụng rất tốt để kháng khuẩn và giảm triệu chứng bệnh

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng Đông y

Đông y cũng là phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu nữ rất nổi tiếng được các chị em ưa chuộng sử dụng. Hiệu quả mang lại cao, các thành phần lại rất an toàn và lành tính, các chị em lại có nhiều thời gian ở nhà để sắc và chưng thuốc.

Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không dành cho những đối tượng là nữ nhưng bận rộn không có thời gian chuẩn bị thuốc. Đồng thời Đông y yêu cầu người dùng phải thật sự kiên trì sử dụng thì mới mang lại hiệu quả.

Một số bài thuốc nổi tiếng hiện nay phải kể đến như:

Bài thuốc 1:

Thành phần:

Sài hồ, bạch linh, bán hạ, tỳ giải, cam thảo đất, sa tiền, mao căn, trư linh, đăng tâm, hoàng bá, hoạt thạch,…

Cách sử dụng:

  • Tất cả các vị thuốc nên được rửa lại một lần với nước sạch và để ráo.
  • Cho thuốc vào trong ấm sắc cùng 500ml nước.
  • Sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml thì dừng lại và gạn ra uống ngay khi còn nóng.
  • Mỗi ngày dùng một thang như thế, mỗi thang sắc từ 2 – 3 lần để uống.

Bài thuốc 2:

Thành phần:

Sinh địa, mộc thông, hoạt thạch, ngưu tất, trúc diệp, hoàng cầm, hoàng bá, cam thảo, xa tiền thảo, kim ngân hoa.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch các vị thuốc một lần trước khi cho vào ấm sắc.
  • Đổ vào ấm khoảng 3 bát nước.
  • Sắc trên lửa thật nhỏ để thuốc tiết hết chất hòa vào nước.
  • Đến khi còn 1 bát thì dừng lại và chắt ra bát uống khi còn nóng.
  • Mỗi thang như thế sắc làm hai lần và uống trong ngày. Mỗi ngày một thang.
benh viem duong tiet nieu o nu
Những vị thuốc Đông có thể giảm tình trạng này

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng Tây y

Tây y là phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tây y thuận tiện cho người bệnh, nhanh chóng giảm các triệu chứng, hiệu quả nhanh.

Tuy nhiên, dù là phương pháp nào cũng sẽ ưu và nhược điểm., Tây y rất dễ khiến người bệnh bị lạm dụng thuốc, sử dụng không đúng liều lượng gây ra tác dụng phụ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nữa.

Tùy vào từng nguyên nhân bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mà bác sĩ sẽ có phương pháp cho phù hợp là dùng thuốc hay điều trị ngoại khoa.

Dùng thuốc

Những bệnh nhân đến khám được chẩn đoán viêm đường tiết niệu sẽ được kê đơn thuốc. Bệnh nhân cần tuân theo đúng chỉ thị, liều lượng và cách dùng mà bác sĩ đã đưa ra. Những loại thường được kê nhiều nhất bao gồm:

  • Thuốc Doxycycline dạng uống và dạng tiêm. Riêng dạng tiêm được tiêm trực tiếp vào vị trí viêm nhiễm. Thuốc chỉ định khi xác định viêm nhiễm tiết niệu do vi khuẩn Mycoplasma Hominis hay Chlamydia Trachomatis gây ra.
  • Thuốc Trimethoprim: Đây là một loại thuốc kháng sinh có dạng ống và dạng viên nén. Tác dụng chính là làm lành vết thương, kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn gây bệnh trong hệ thống đường tiết niệu.
  • Thuốc Cephalexin: Cũng là một loại kháng sinh được bào chế dạng viên nén để uống chống viêm và kháng khuẩn.
  • Ngoài ra, tùy từng sức khỏe của bệnh nhân, dấu hiệu gặp phải mà sẽ được chỉ định thêm một số loại thuốc khác như thuốc chống viêm, thuốc kháng khuẩn, thuốc chống sốc, chống dị ứng,….
benh viem duong tiet nieu o nu
Thuốc Tây y nhanh chóng giảm các triệu chứng

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa chỉ dành cho những bệnh nhân nữ có tình trạng tiến triển ngày càng nặng hơn, bắt đầu xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật hệ thống nhiệt trị CRS ở bệnh nhân.

Phương pháp này là ứng dụng sóng cao tần được chiếu trực tiếp vào vị trí viêm nhiễm ở dưới da, sóng sẽ xuyên qua da và ứng chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Phương pháp này còn ứng dụng được cho nhiều bệnh do nguyên nhân sinh học, vi khuẩn gây nên, là một nghiên cứu khoa học vô cùng vĩ đại của y học hiện đại.

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ

Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của các bạn nữ, đặc biệt còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, vô sinh, tắc vòi trứng,… Vì thế mỗi chúng ta hãy có những biện pháp để phòng chống bệnh một cách hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng

Chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học tăng cường và bổ sung rau xanh, trái cây vào trong cơ thể mỗi ngày. Những thực phẩm này đều rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin A, E, C, K tốt cho cơ thể. Chúng giúp các chị em đẹp da, sáng da,.. và ngăn ngừa lão hóa và phòng chống bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả.

  • Uống đủ nước mỗi ngày. Theo những chuyên gia khuyến cáo, chúng ta cần uống từ 1.5 – 2.5 lít. Nước/ ngày mới đủ cho thật hoạt động động tốt. Đồng thời hòa tan và loại bỏ tất cả những chất độc hại, đẩy vi khuẩn gây bệnh ra bên ngoài.
  • Hạn chế hoặc không sử dụng những chất kích thích, bia rượu, trà xanh, cà phê,… quá nhiều, chúng không tốt cho cơ thể.
  • Những thực phẩm như đồ đông lạnh, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ ăn vặt,…nên hạn chế dùng. Trong những món này có nhiều chất bảo quản, chất phụ gia,… gây áp lực rất lớn cho gan và thận hoạt động phải hoà tan đào thải ra ngoài.
  • Hạn chế các món ăn mặn, cay, chua để giảm kích ứng lên bàng quang, hệ tiết niệu.
benh viem duong tiet nieu o nu
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhất

Thay đổi thói quen lối sống để phòng tránh bệnh

Các bạn nữ thường xuyên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày. Càng những ngày “đèn đỏ” lại càng phải chú ý thay băng và vệ sinh nhiều hơn.

  • Hạn chế sử dụng những loại dung dịch tẩy rửa có độ pH cao, có mùi hương hoặc có thành phần các chất hóa học cao. Chúng sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào nhanh hơn.
  • Quan hệ tình dục vợ chồng, nam nữ một cách lành mạnh nhất.
  • Xây dựng một lối sống văn minh, hiện đại và khoa học nhất, Từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt hằng ngày để phòng tránh không bị viêm đường tiết niệu mà còn nhiều căn bệnh khác.
  • Là con gái nhưng cũng nên thường xuyên vận động, thể dục thể thao. Tham gia những bộ môn nhẹ nhàng đơn giản như đi bộ, yoga,… để tăng cường sức khỏe và hệ thống miễn dịch.
  • Thường xuyên khám bệnh định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời nhất.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ khi phát hiện ra bệnh cần sớm được điều trị tránh để nặng và gây nhiều biến chứng. Hy vọng với những thông tin ở bài viết trên đây giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách điều trị và phòng tránh tốt nhất.

Tìm hiểu thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *