Bí ẩn giai thoại ngự y Nguyễn Địch chữa bệnh dạ dày cho Vua Tự Đức

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Ngự y Nguyễn Địch là một danh y có y thuật cao dưới thời Vua Tự Đức. Với tài năng y thuật cao, ông đã cho ra đời nhiều bài thuốc quy cùng nhiều tập sách y thuật quý giá để lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, Nguyễn Địch còn nổi tiếng với bài thuốc chữa bệnh dạ dày cho Vua Tự Đức đã làm nên một giai thoại.

Ngự y Nguyễn Địch là ai?

Ngự y Nguyễn Địch được mời làm quan dưới nhiều đời Vua Tự Đức, Phúc Kiến, Hàm Nghi và rất được Vua trọng dụng. Ông có tên thụy là Đoan Thuận – hiệu Khải Chi, là người thuộc làng Vân Canh (nay là xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

Giống như những thế hệ đi trước, các ngự y, lương y dưới thời Nguyễn đều xuất thân từ gia đình có truyền thống nghề y, được đào tạo, kế nghiệp cha truyền con nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, mỗi một gia đình, dòng họ sẽ có những bí quyết chữa bệnh riêng và được xem là “bí quyết gia truyền” chữa bệnh. Bản thân Nguyễn Địch cũng vậy, ông được tiếp xúc với y thuật từ những thế hệ đi trước.

Ngự y Nguyễn Địch là vị danh y được trọng dụng dưới thời Vua Tự Đức
Ngự y Nguyễn Địch là vị danh y được trọng dụng dưới thời Vua Tự Đức

Ngay từ bé, ông đã bộc lộ tài năng y thuật của mình cùng với bản tính ham học hỏi, thông minh nên khi lớn lên ông đã nổi danh khắp vùng Vân Canh. Tiếng tăm của ông đã được triều đình biết tới và ngay lập tức được tiến cử vào Cung dưới thời Vua Tự Đức, ông giữ chức Phó chính ngự y và Trưởng viện Thái y bổ làm Hàn lâm cung phụng.

Nói đến hoàn cảnh và cùng thời với Nguyễn Địch, trong Thái Y Viện không thiếu những danh y tên tuổi có xuất thân là thầy thuốc trong dân gian. Mỗi khi cần lương y, các địa phương sẽ tiến cử ra nhiều thầy thuốc giỏi trong Vùng. Tại Hà Tây xưa trước thời Nguyễn Địch, cũng có tên tuổi Nguyễn Quang Lượng (1777 – 1847) ở Hà Tây  đã từng được vào chẩn mạch dưới thời Vua Gia Long năm 1819. 

Vốn là thầy thuốc chữa bệnh dân gian nên Nguyễn Địch không màng hư vinh, chỉ mong muốn sống cuộc đời nhàn nhã, chữa bệnh cứu người. Có rất nhiều câu chuyện truyền lại về danh y đất Việt này, có ghi chép nói: 

Nguyễn Địch được mời vào làm quan dưới thời Tự Đức giữ chức cao. Ngay sau đó ít lâu, ông viện cớ mẹ già ngoài 80 tuổi già yếu nên phải về quê phụng dưỡng mẹ già. Vua Tự Đức thấy vậy khen ông là người con có hiếu, thưởng cho ông 5 lạng bạc và sai binh lính về quê  cùng công trong ít ngày xong phải quay trở lại Cung ngay. 

Vua Tự Đức và những giai thoại chữa bệnh cho vua
Vua Tự Đức và những giai thoại chữa bệnh cho vua

Đến tháng 5 năm Quý Mùi thời bấy giờ, Vua Tự Đức liên tục triệu Nguyễn Địch vào kinh nhưng không lâu lại xin về quê. Đến năm Giáp Thân, một lần nữa ông được triệu vào kinh bổ chức Hàn lâm viện biên tu, chính thức làm quan trong Thái y viện, bổ làm Phó ngự y quan phòng, quyền giữ chức Thái y viện quan phòng. 

Ông đảm nhiệm việc khám chữa trong Cung cho đến năm Hàm Nghi thứ 2 (1885), do tuổi tác đã cao, ông từ chức xin cáo bệnh về quên và mở ra trường dạy nghề của riêng mình.

Trong suốt cuộc đời của Nguyễn Địch, ông luôn tìm tòi nghiên cứu để bào chế ra những phương pháp chữa bệnh độc đáo. Nhờ vậy, những bài thuốc hiệu nghiệm của ông đều tạo được tiếng vang lớn, được Vua trọng dụng, nổi tiếng nhất là bài thuốc Quy tỳ thang (Minh Mạng thang) và bài thuốc chữa dạ dày.

Sau khi cáo lão về quê, Nguyễn Địch đã biên soạn nhiều bộ sách y thuật giá trị như: Mạch học y lý, Tự dục phụ nhân và Vân Khê bản thảo. Riêng về tập Vân Khê yếu lục đã được Thái Y Viện sử dụng và xuất bản năm Hàm Nghi thứ nhất (1885).

Trích lược trang trong cuốn Vân kê yếu lục của ngự y Nguyễn Địch
Trích lược trang trong cuốn Vân kê yếu lục của ngự y Nguyễn Địch

Quy trình khám chữa bệnh dạ dày cho Vua Tự Đức diễn ra như thế nào?

Thái Y Viện triều Nguyễn được biết tới là bộ phận chuyên chăm lo sức khỏe cho Vua cùng Hoàng thân quốc thích trong Cung. Nơi đây đã gắn bó với Ngự Y Nguyễn Địch trong thời gian dài và cho ra đời nhiều bài thuốc quý. Thái Y Viện cũng là nơi có quy trình khám chữa bệnh bằng YHCT khắt khe bậc nhất thời bấy giờ.

Thái y viện triều Nguyễn – Tinh hoa YHCT đất Việt

Y học cổ truyền thời Nguyễn được đánh giá là thời đại huy hoàng nhất của y học Việt Nam khi xây dựng thành công Thái Y Viện. Dưới thời Nguyễn, Thái Y Viện là cơ quan có nhiệm vụ chủ chốt chăm sóc sức khỏe cho Vua, hoàng thân và quan lại có công trong triều. Được hình thành khi vua Gia Long bắt đầu lên ngôi năm 1802 cho đến tháng tư năm Giáp Tý (1804), hệ thống chăm sóc sức khỏe cơ bản được hoàn thiện. 

Theo ghi chép lịch sử, cơ cấu của Thái Y Viện được chia thành nhiều cấp bậc từ lớn đến nhỏ gồm  Ngự y, Phó ngự y, Y chánh, Y phó, Y sinh (thời Gia Long). Tới thời Vua Minh Mạng bổ sung thêm các chức danh Thái y viện Viên sứ (1829), Tả Viện phán, Hữu Viện phán (1835) và một số chức quan khác. Năm 1856, vua Tự Đức cho mở nhà dạy học thuốc của Viện Thái y.

Quá trình chăm sóc sức khỏe Thái Y Viện triều Nguyễn
Quá trình chăm sóc sức khỏe Thái Y Viện triều Nguyễn

Trong kinh thành Huế xưa, Thái Y Viện đảm nhận chữa bệnh cho Vua và Hoàng tộc, những người trực tiếp khám chữa cho Vua được gọi là Ngự y. Trải qua mỗi thời kỳ sẽ có những tên tuổi nổi bật như:

Năm Minh Mạng thứ 19 (1838):  Y chánh Thái Y Viện là Đặng Văn Giảng, Trần Duy Huân… 

Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843): Y chánh Hoàng Đức Hạ, Y phó Nguyễn Văn Đường…

Thời Tự Đức: Nguyễn Tất Cát, Lê Quang,  Ngự y Nguyễn Địch…

Nghiêm ngặt quy trình khám chữa bệnh cho Vua Tự Đức

Vua Tự Đức sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu ( 22 – 9 – 1829) là con thứ hai của vua Thiệu Trị và Từ Dụ Hoàng Thái hậu. Ông nổi tiếng là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất (1848 – 1883) song cũng được biết tới với thể trạng yếu từ khi còn nhỏ cho đến suốt thời gian làm Vua. 

Trong cuốn Tự Đức Thánh Chế Văn Tam Tập, Vua Tự Đức có trình bày sức khỏe của mình cụ thể: “Vốn bẩm sinh bạc nhược, nên từ thuở ấu thơ, niên thiếu, cho đến già lão luôn luôn lấy bệnh làm bạn bè, mượn thuốc làm bản mệnh, cơ hồ chưa hề gián cách một ngày. Năm nay đã gần 50 tuổi, gân sức càng thấy mệt mỏi, ăn uống không tiêu, thường bị uất trệ, sắc mặt xám xanh, thịt da gầy guộc, đầu nặng mắt hoa, nhìn ngó không được rõ ràng như trước.”

Cuốn sách Tự Đức Thánh Chế Văn Tam Tập
Cuốn sách Tự Đức Thánh Chế Văn Tam Tập

Ngoài việc triều chính, Vua Tự Đức đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe. Chính vì vậy, các quy trình khám chữa đều được sắp xếp tuần tự từng bước, các Ngự y theo đó mà làm.

Tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội), Hội đồng Đông y đã tìm thấy hơn 300 trang sách trong cuốn “Châu Bản Triều Nguyễn” về các bài thuốc cũng như quy trình khám chữa bệnh trong Thái Y Viện có châu phê của nhà Vua, các Ngự y và dấu của Thái Y Viện. 

Không chỉ riêng Vua Tự Đức, quy trình khám bệnh và dâng thuốc cho từng thời Vua Triều Nguyễn đều được thực hiện thường xuyên, thể hiện dưới hình thức bản tấu dâng thuốc cho Vua dùng. 

Trang châu Bản có bút tích của Vua
Trang châu Bản có bút tích của Vua

Quy trình khám chữa bệnh diễn ra như sau:

  • Trước hết, quan nội giám sẽ truyền chỉ cho Thái Y Viện biết tình trạng của Vua, “long thể bất an”. Lúc này, Thái Y Viện sẽ tập hợp những ngự y lại và cử người ưu tú nhất vào ngự chẩn mạch. Các ngự y được Vua chỉ định trước, thời Thiệu Trị chọn y chính Hoàng Đức Hạ, y phó Nguyễn Văn Đường. Thời Vua Tự Đức chuẩn lời tâu chọn Nguyễn Địch, Nguyễn Tất Cát, Lê Quang là người lão thành, tinh thông mạch, được đeo bài ngà vào cung.
  • Sau khi ngự chẩn xong, từng Ngự y giải thích tường tận cho Vua biết tình trạng sức khỏe và ngay lập tức quay về Viện họp bàn luận trị. Với thời gian ít ỏi  “hội chẩn”, Thái y viện dâng bản tấu (tờ khải) tiến ngự dược, có tên, chữ ký, khuôn dấu rõ ràng của các ngự y, ấn triện “Thái y viện quan phòng”  và những người liên quan.
  • Xem xong, Vua sẽ đưa ra châu phê với nội dung dĩ lãm (đã xem) hoặc tri đạo liễu (đã biết rồi).

Theo ghi chép, các ngự y khi khám chữa bệnh đều dưới một tâm thế lo sợ, kính cẩn nên trong bản tấu thường bắt đầu bằng câu: “Chúng thần ở Thái y viện cúi đầu sát đất, trăm lạy, cẩn tấu, dâng lên đấng bề trên…”.

Với quy trình khắt khe, các Ngự y luôn cố gắng hết sức để giúp Vua nhanh chóng thoát bệnh. Tuy nhiên, nếu Ngự y tiến cử không chữa khỏi bệnh sẽ bị đánh 30 roi, còn khi tình trạng bệnh Vua khởi sắc,  Quan ngự y được hưởng lương và bổng lộc từ Triều Đình quy định. 

Sách Đại Nam thực lục chép, năm Gia Long thứ 17 (1818) nhà vua ban chiếu định lại lương bổng cho quan viên, trong đó Thái y viện cũng được hưởng lương mới. Theo đó, quan chính ngự y hằng năm được 35 quan tiền, 35 phương gạo, tiền áo xuân phục 9 quan. Phó ngự y lương 30 quan, gạo 30 phương, tiền áo xuân phục 8 quan. Y chính lương 22 quan, gạo 22 phương, tiền áo xuân phục 6 quan. Y phó, y sinh, ngoại khoa không có lương. 

Các ngự y hàng đầu Cung Đình cùng nhau nghiên cứu ra bài thuốc Tiến Vua
Các ngự y hàng đầu Cung Đình cùng nhau nghiên cứu ra bài thuốc Tiến Vua

Sách Đại Nam Hội điển sự lệ chép, năm Minh Mạng thứ 3 (1822), sau khi bộ hộ soát xét công trạng, có 3 y sinh điều trị 3 phần, khỏi được trên dưới 2 phần, thưởng cho tiền phi long hạng lớn bằng bạc, mỗi người 1 đồng; có 5 y sinh điều trị khỏi trên dưới 1 phần, được thưởng tiền phi long hạng nhỏ, mỗi người 1 đồng. Có trường hợp 2 y sinh điều trị không khỏi người bệnh nào, bị đem ra đánh 30 roi và căn dặn: “Nếu lần sau không chữa khỏi như thế thì phải trị tội nặng hơn, không thể tha thứ”. 

Năm Vua Tự Đức, nhận thấy bệnh tình ngày càng suy kiệt, Vua liên tục lệnh cho Ngự Y Nguyễn Địch và nhiều ngự y đến bắt mạch, chẩn đoán bệnh cho mình. Quy trình thăm khám diễn ra trong thời gian dài, nhiều ngự y đã chẩn đoán bệnh, dâng thuốc lên cho Vua Tự Đức nhưng bệnh tình không đỡ hơn.

Duy chỉ có Ngự y Nguyễn Địch, sau nhiều lần bắt mạch, thăm khám và quan sát các triệu chứng như mệt mỏi, ăn uống không tiêu, uất trệ, sắc mặt xám xanh, ông nhận định Vua Tự Đức gặp phải chứng “vị quản thống” (bệnh dạ dày). Đây là điều không phải Ngự y nào thời bấy giờ phát hiện ra. 

Ngự Y Nguyễn Địch là một trong số ít người đã phát hiện ra bệnh tình của Vua Tự Đức
Ngự Y Nguyễn Địch là một trong số ít người đã phát hiện ra bệnh tình của Vua Tự Đức

Nhờ xác định chính xác tình trạng bệnh, Ngự Y Nguyễn Địch đã bào chế ra nhiều bài thuốc chữa dạ dày tiến Vua và đều đạt hiệu quả cao. Vua không những cải thiện khí sắc, tinh thần thoải mái mà còn ăn uống ngon miệng hơn. Từ đó, danh tiếng của Ngự y Nguyễn Địch ngày càng nổi hơn trong cung và cả nước.

Xem ngay: Hành trình phục dựng bài thuốc chữa dạ dày của Vua Tự Đức và những bí ẩn chưa từng hé lộ

Tìm hiểu phương thuốc chữa dạ dày của Ngự y Nguyễn Địch dâng lên Vua

Ngự y Nguyễn Địch nổi danh với 2 bài thuốc chữa bệnh dạ dày và bài thuốc Quy tỳ thang gia giảm (phương thuốc  dâng lên Vua Minh Mạng).

Trong cuốn sách Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược Nhật ký – Nơi chứa đựng những bài thuốc và quy trình khám chữa bệnh trong Hoàng Cung, đã có những ghi chép cẩn thận về bài thuốc chữa dạ dày của Vua Tự Đức. Tại đây, Ngự y Nguyễn Địch đã phân tích nguyên lý trong việc chữa trị bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày liên quan đến Can – Tỳ – Vị. Đây là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh của Vua.

Châu Bản Triều Nguyễn là nơi cất giữ nhiều bí ấn bài thuốc Cung Đình Huế
Châu Bản Triều Nguyễn là nơi cất giữ nhiều bí ấn bài thuốc Cung Đình Huế

Từ những phân tích trên, Nguyễn Địch đã bào chế và ghi chép lại những trường hợp cụ thể mắc bệnh dạ dày mà ông áp dụng chữa trị thành công. Trong các thang thuốc này, thành phần chính vẫn dựa trên những nguyên liệu tự nhiên chủ dược có tác dụng bồi bổ Tỳ Vị, tăng cường khí huyết, ngăn chặn sự sơ tiết của Can nhưng được gia giảm với từng trường hợp khác nhau. Với sự tìm tòi, nghiên cứu kỹ lưỡng, bài thuốc của Ngự y Nguyễn Địch đã chữa khỏi bệnh cho Vua và nhiều đời Vua sau cũng rất trọng dụng phương thuốc này.

Ngày nay, bài thuốc cổ phương chữa bệnh dạ dày của Ngự y Nguyễn Địch đã được các chuyên gia YHCT đầu ngành tại Nhất Nam Y Viện sưu tầm và phát triển thành bài thuốc mới với tên gọi Nhất Nam Bình Vị Khang.

Chặng đường từ sưu tầm đến thành công phát triển bài thuốc không phải dễ dàng bởi hầu hết các tài liệu cổ đã bị mai một, những tư liệu triều Nguyễn trong cuốn Châu Bản còn lại rất ít và cần phải lược dịch từ nhiều nguồn. Ngoài việc tìm kiếm tư liệu xưa, các chuyên gia nghiên cứu đứng đầu là TS.BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh đã đi tới nhiều địa điểm văn hoá, lịch sử Cung đình Huế, đặc biệt là cuộc trò chuyện với cụ Nguyễn Thị Dinh (Mệ Dinh) – người cung nữ cuối cùng của Triều Nguyễn.

Mệ Dinh - vị cung nữa cuối cùng của triều Nguyễn
Mệ Dinh – vị cung nữa cuối cùng của triều Nguyễn

Trên cơ sở chắt lọc tinh túy từ bài thuốc của Ngự y Nguyễn Địch, Nhất Nam Bình Vị Khang chữa bệnh dạ dày đã được gia giảm thêm để phù hợp với thực tiễn điều trị sao cho hiệu quả đạt được cao nhất.

Hành trình phục dựng bài thuốc chữa đau dạ dày Nhất Nam Bình Vị Khang của vua Tự Đức

Kế thừa tinh hoa YHCT Hoàng Cung, bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang được phát triển với 3 chế phẩm trong 1 liệu trình đó là: Nhất Nam Bình Vị Hoàn, Cao Nhất Nam Bình Vị và Nhất Nam Giải Độc.

Bộ ba bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang
Bộ ba bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang

Bộ 3 bài thuốc nhỏ của Nhất Nam Bình Vị Khang được phối vị chặt chẽ với nhau theo cơ chế HƯ BỔ – THỰC TẢ. Bài thuốc kết hợp 32 vị thảo dược nhằm bổ và tả phù hợp, giúp chấm dứt bệnh dạ dày BỀN VỮNG theo 4 tác động:

  • Làm lành tổn thương để giảm đau và tránh bệnh trầm trọng hơn
  • Xử lý các yếu tố tấn công dạ dày: Vi khuẩn, Hp, axit
  • Trung hòa dịch vị, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa trào ngược thực quản
  • Tăng cường bảo vệ, duy trì ổn định hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tái phát.

>>> Xem chi tiết công dụng của bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang TẠI ĐÂY.

Từ bộ 3 bài thuốc trên, các chuyên gia tại Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu và hoàn thiện liệu trình điều trị bệnh dạ dày. Từ đó giúp các dạng thuốc phối hợp với nhau hữu hiệu nhất, bám sát với tình trạng bệnh lý dạ dày hiện nay. Phác đồ Nhất Nam Bình Vị Khang được tối ưu hóa thành 3 giai đoạn với 3 tác động gồm:

  •  Giai đoạn 1: Điều trị triệu chứng

Ban đầu, liệu trình sẽ chú trọng vào tỳ vị, kiện tỳ vị, giảm đau để dứt nhanh các triệu chứng viêm đau dạ dày,… từ đó giúp người bệnh có thể an tâm điều trị cho các giai đoạn tiếp theo.

Các vị thuốc được sử dụng trong giai đoạn này bao gồm: Hoắc hương, sài hồ, trần bì,…

  • Giai đoạn 2: Điều trị từ gốc, làm lành tổn thương

Sau khi các triệu chứng được làm dịu, bài thuốc sẽ tác động vào căn nguyên gây bệnh để kiện tỳ, bổ thận, làm lành tổn thương niêm mạc. Để đạt được hiệu quả này, liệu trình đã sử dụng các vị thảo dược có khả năng kiện tỳ vị, hành khí hoạt huyết, làm lành tổn thương niêm mạc như: Lá khôi, chi tử, hạ khô thảo, diệp dạ châu, ngũ vị tử, ô tặc cốt, đương quy, bạch thược, ý dĩ, ô dược, ích trí nhân, tiểu hồi, bạch truật, trần bì,…

  • Giai đoạn 3: Nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát

Ở giai đoạn cuối cùng, liệu trình sẽ bổ sung các vị thuốc có khả năng phục hồi chính khí, bổ huyết, nâng cao hệ miễn dịch tiêu hóa như: Hạt sen, ý dĩ, đương quy, ô tặc cốt, ô dược, bạch thược, bổ chính sâm,….

Sự kết hợp này sẽ giúp hạn chế bệnh tái phát, an thần giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon.

Như vậy, liệu trình kết hợp “3 trong 1” sẽ có tác động đa chiều, giúp người bệnh điều trị bệnh dạ dày hiệu quả và nhanh chóng nhất.

>>> XEM THÊM: [GIẢI ĐÁP] Nhất Nam Bình Vị Khang phù hợp với những bệnh nhân nào?

Liệu trình bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang
Liệu trình bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang

Hiện nay, Nhất Nam Bình Vị Khang đang là bài thuốc chữa dạ dày ĐỘC QUYỀN tại Nhất Nam Y Viện. Bạn đọc quan tâm về bài thuốc này có thể liên hệ ngay đến Nhất Nam Y Viện để được các bác sĩ tư vấn chi tiết:

NHẤT NAM Y VIỆN

Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy

Hotline: (024) 8585 11020928 42 1102

Website: www.nhatnamyvien.com

Facebook: Nhất Nam Y Viện

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *