Bị Viêm Gan B Sống Được Bao Lâu, Nên Làm Gì Để Tăng Tuổi Thọ?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm gan B là căn bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào trị bệnh triệt để, bệnh nhân đôi khi sẽ phải sống chung với nó suốt đời. Chính vì vậy mà khi bị viêm gan B sống được bao lâu là mối quan tâm và thắc mắc của rất nhiều người.

Giải đáp: Người bị viêm gan b sống được bao lâu

Phần lớn nỗi lo lắng lớn nhất của những người không may mắc phải căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này chính là khi bị viêm gan B sống được bao lâu. Thực tế, các bác sĩ rất khó để trả lời được một mức thời gian cụ thể, bởi họ cần dựa vào tình trạng của người bệnh và hiệu quả điều trị. Cụ thể:

Trường hợp viêm gan cấp tính

Theo thống kê, 90% những người bị viêm gan ở thể cấp tính hoàn toàn tự hồi phục được, chỉ có khoảng 10% tiến triển nặng hơn sang giai đoạn mạn tính. Có thể khẳng định, trong trường hợp này, viêm gan không gây ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta không vì thế mà chủ quan hay lơ là với tình trạng bệnh này.

Khi bị viêm gan B cấp tính, các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên đi khám men gan định kỳ, thời gian tái khám sẽ là từ 3 – 6 tháng/lần. Các kiểm tra này sẽ giúp chúng ta theo dõi được tình trạng, diễn biến của bệnh, đồng thời phát hiện kịp thời các nguy cơ xấu, ngăn chặn nó chuyển biến thành thể mạn tính.

Trường hợp viêm gan mạn tính

Bị viêm gan B sống được bao lâu khi nó đã chuyển biến sang thể mãn tính? Đối với trường hợp này, chúng ta cần phải đánh giá theo khả năng hoạt động của virus trong cơ thể.

  • Trường hợp viêm gan B mạn tính thể không hoạt động

Khi cơ thể có virus viêm gan B nhưng chúng đang ở trạng thái ngủ, tức không hoạt động và phát triển. Lúc này các tế bào gan vẫn hoàn toàn ổn định, đảm bảo chức năng bình thường, không bị tổn thương, hầu như không gây ra bất cứ tác động nghiêm trọng gì. Thế nhưng vì cơ thể đang có sẵn virus siêu vi B nên người bệnh không được chủ quan, thay vào đó cần theo dõi sát sao và kiểm tra thường xuyên nhằm kiểm soát các dấu hiệu bất thường và phòng tránh nguy cơ “đánh thức” sự hoạt động của virus.

Bị viêm gan B sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người
Bị viêm gan B sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người

Virus trong trạng thái này cũng không làm ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của người bệnh. Điều mà chúng ta cần làm đó là kiểm tra men gan và định lượng HBeAg thường xuyên (khoảng 6 tháng/lần), đồng thời hạn chế tối đa việc uống bia rượu và những thói quen ăn uống, sinh hoạt gây tác động xấu tới chức năng gan.

  • Trường hợp viêm gan B mạn tính ở thể hoạt động

Nếu bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn này thì sẽ có rất nhiều yếu tố quyết định tới thời gian sống của người bệnh. Nó sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các biến chứng gặp phải, phương pháp, phác đồ điều trị, thuốc uống và chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Đối với viêm gan B mãn tính thể bị động, virus đã phát triển mạnh mẽ, quá trình nhân đôi diễn ra nhanh chóng và phá hủy các tế bào gan. Không những thế, chúng còn lây nhiễm mạnh mẽ và nhanh chóng tới cộng đồng nếu không được kiểm soát hay phòng bệnh đúng cách.

Trường hợp người bệnh không có các biện pháp điều trị tích cực thì bệnh có thể chuyển biến xấu thành suy gan, xơ gan, ung thư gan… Dẫn đến tuổi thọ của người bệnh giảm đi nhanh chóng, thậm chí là chỉ có thể sống trong khoảng 2 – 5 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu người bệnh nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ đưa ra, kết hợp cùng với lối sống lành mạnh, ăn uống đúng cách thì vẫn có thể đảm bảo sức khỏe ổn định trong lâu dài, nhiều người sống đến 90 tuổi hoặc hơn. Quá trình điều trị thông thường sẽ kéo dài trong 13 – 14 năm nếu muốn các loại thuốc kháng virus có thể đào thải hết những khuôn mẫu di truyền.

Vậy nhưng hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào việc cơ thể người bệnh không bị kháng thuốc và thời gian điều trị của nhiều người có thể kéo dài đến suốt đời. Còn đối với một số trường hợp bệnh diễn biến quá nhanh, không được kiểm soát và điều trị kịp thời thì người bệnh chỉ kéo dài thời gian sống trong khoảng 5 – 10 năm.

Khi bị viêm gan B cần làm gì để tăng tuổi thọ?

Như đã đề cập đến ở trên, cho tới giờ vẫn chưa có loại thuốc hay phương pháp nào mang đến khả năng điều trị đặc hiệu với virus siêu vi B. Nhưng với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi và hạn chế tối đa những hậu quả mà bệnh viêm gan B gây ra.

Dựa vào tình trạng và giai đoạn tiến triển của bệnh mà bạn nên áp dụng một số giải pháp can thiệp phù hợp sau đây:

  • Trường hợp bị viêm gan B cấp tính ở thể nhẹ cho tới trung bình thì cách tốt nhất là nghỉ ngơi và tự điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc, sinh hoạt sao cho khoa học. Còn với những thể nặng hoặc rất nặng thì phải nằm viện điều trị, mục đích là đối phó với các biến chứng mà bệnh có thể gây ra như: Vàng mắt, vàng da, chảy máu, chán ăn…
  • Trường hợp bị viêm gan B thể mạn tính, việc sử dụng một số loại thuốc kháng virus như adefovir, amivudin, interferon… đã giúp khá nhiều trường hợp khỏi bệnh, đồng thời hạn chế được các biến chứng như ung thư gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ… Tuy nhiên, nếu đã chắc chắn mình ở giai đoạn viêm gan mãn tính, bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Người bệnh cần thăm khám để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
Người bệnh cần thăm khám để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
  • Người bệnh bị viêm gan B nên thực hiện các kiểm tra men gan và xét nghiệm HbsAg từ 3 – 6 tháng/lần. Nếu phát hiện men gan có dấu hiệu tăng, chỉ số HbsAg dương tính thì chúng ta cần kết hợp sử dụng thuốc điều trị cùng với các biện pháp khác để đóng băng hoạt động của virus, khiến chúng không thể nhân đôi hay phát triển thêm, đặc biệt là không gây ra những biến chứng xấu trong tương lai. Các chuyên gia đánh giá đây là phương án tối ưu nhất lúc này.
  • Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại dược liệu, chế phẩm từ dược liệu có hiệu quả trong việc tăng cường chức năng gan nhằm hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để biết nó có làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hay không và được hướng dẫn liều dùng cụ thể.

Bên cạnh với việc dùng thuốc và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh bị viêm gan B cần lưu ý tới một số vấn đề như sau:

  • Nên nâng cao sức đề kháng bằng cách tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, ít nhất là 4 lần/tuần với cường độ phù hợp (khoảng 1 tiếng/lần, tuỳ vào thể trạng). Có thể tham khảo qua một số bài tập đơn giản như: Bơi lội, đi bộ, chạy bộ, cầu lông… hoặc một số môn thể thao phức tạp khác.
  • Xây dựng một thời gian biểu hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, kiểm soát tốt các căng thẳng, áp lực, không nên lo lắng quá mức, tốt nhất hãy tìm các giải pháp giúp bạn giải tỏa stress như: Đọc sách, nghe nhạc, thiền, tập yoga…
  • Nên tránh xa tuyệt đối những thức uống chứa cồn, chất kích thích… bởi chúng là tác nhân khiến cho bệnh tình nặng hơn, dễ để lại các biến chứng nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy giảm chức năng gan, ung thư gan…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý nhằm giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng và tái tạo lại tế bào gan. Đặc biệt cần chú ý cung cấp đầy đủ protein cần thiết cùng với những loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, chú trọng bổ sung rau xanh, trái cây tươi trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng cần có ý thức giữ gìn, tránh để cho những người xung quanh bị lây nhiễm bệnh. Lưu ý không truyền máu hay dùng chung kim tiêm, các vật dụng cá nhân có khả năng dính máu hay dịch tiết cơ thể như bàn chải đánh răng, khuyên tai, dao cạo râu…
  • Trong trường hợp phụ nữ bị viêm gan B muốn có thai, thì việc điều trị bệnh trước là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp tránh bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé sau này.

Có thể thấy, những người bị viêm gan B sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy để đảm bảo sự an toàn, ngăn chặn các biến chứng và kéo dài tuổi thọ, người bệnh cần tuân thủ đúng theo phương pháp điều trị và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc phù hợp nhằm giúp quá trình chữa bệnh được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả hơn.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *