Bị Viêm Họng Hạt Có Mủ Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Hướng Điều Trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bị viêm họng hạt có mủ là một tình trạng viêm nhiễm khá nghiêm trọng có thể gặp phải ở đường hô hấp. Đây là một tình trạng mãn tính, có thể khiến người bệnh bị đau rát họng rất khó chịu và có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. Vậy dấu hiệu nhận biết tình trạng này như thế nào, cách điều trị bệnh ra sao?

Bị viêm họng hạt có mủ là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng hạt có mủ là một thể viêm họng mãn tính khi người bệnh bị viêm nhiễm đường hô hấp khá nghiêm trọng. Khi bị viêm họng hạt có mủ, nếu không điều trị đúng cách có thể gây bội nhiễm, dẫn tới nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

bi viem hong hat co mu
Khi bị viêm họng hạt có mủ, nếu không điều trị đúng cách có thể gây bội nhiễm

Người bệnh khi bị viêm họng kéo dài, hay tái phát có thể phát triển thành viêm họng hạt. Lúc này, các vi khuẩn có thể tấn công họng dữ dội gây bội nhiễm, hình thành ổ mủ trong hạt viêm. Đây là bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng, có tính lây nhiễm trong cộng đồng.Mọi lứa tuổi, mọi đối tượng đều có thể bị viêm họng hạt có mủ khi cơ thể suy nhược và sức đề kháng yếu. Các nguyên nhân chính có thể tác động và gây bệnh là:

  • Khi người bệnh bị viêm họng kéo dài nhưng không điều trị dứt điểm sẽ có nguy cơ rất cao bị viêm họng hạt có mủ.
  • Người có sức đề kháng yếu có nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gián tiếp với người bệnh.
  • Việc sử dụng thuốc điều trị viêm họng bừa bãi dẫn tới nguy cơ bội nhiễm.
  • Bệnh viêm họng hạt có mủ có thể là biến chứng của các bệnh lý như: viêm xoang, viêm mũi, viêm đường hô hấp, viêm amidan…
  • Người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày không đúng cách. Không đánh răng súc họng thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công gây ra viêm họng hạt có mủ.
  • Khi thay đổi thời tiết hoặc trong thời tiết mùa đông, người bệnh dễ bị viêm họng nhiều hơn. Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng có ảnh hưởng lớn tới nguy cơ mắc bệnh lý này.

Viêm họng hạt có mủ là bệnh lý có khả năng lây nhiễm. Bệnh lý này có thể lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với người bệnh hoặc lây nhiễm gián tiếp. Các con đường lây nhiễm của bệnh lý này là:

  • Lây bệnh trực tiếp: Bệnh có thể lây trực tiếp từ người sang người thông qua các giao tiếp thông thường hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
  • Lây bệnh gián tiếp: Có thể lây bệnh thông qua các hành vi dùng chung khăn, đồ dùng cá nhân, bát đũa với người bệnh.

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm họng hạt có mủ

Khi bị viêm họng hạt có mủ, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng rất đặc trưng. Tuy nhiên, trong giai đoạn khởi phát bệnh, các biểu hiện của bệnh khá tương đồng với bệnh lý viêm họng thông thường.Người bệnh cần chú ý tới các dấu hiệu bất thường sau đây:

  • Khi bị viêm họng hạt có mủ, có thể quan sát được bằng mắt thường. Người bệnh có thể nhìn thấy được các lớp niêm mạc có nhiều hạt đỏ kích thước khác nhau, chứa mủ trắng. Khi viêm nhiễm kéo dài, mủ có thể chuyển thành màu xanh và có mùi hôi.
  • Vi khuẩn phát triển mạnh trong thành họng khiến người bệnh bị ho dữ dội, ho nhiều vào sáng sớm.
  • Người bệnh bị ngứa cổ, rát họng và khàn giọng nhiều hơn.
  • Người bệnh ăn uống khó khăn, có cảm giác có dị vật ở họng.
  • Có triệu chứng sốt, nhất là sốt vào sáng sớm và chiều tối.

Tùy vào giai đoạn bệnh và cơ địa của người bệnh, các triệu chứng sẽ có mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

bi viem hong hat co mu
Các hạt mủ trong họng có thể quan sát được bằng mắt thường

Bị viêm họng hạt có mủ có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt có mủ là tình trạng nhiễm trùng họng nặng, rất nguy hiểm khi có thể dễ dàng gây ra các biến chứng cho người bệnh. Các biến chứng nguy hiểm mà người bệnh viêm họng hạt có thể gặp phải là:

  • Biến chứng áp xe họng: Khi bị áp xe họng, người bệnh có triệu chứng đau rát họng dữ dội, rất khó khăn khi nhai nuốt, có triệu chứng đau cơ hàm và đau tai, khó thở.
  • Biến chứng áp xe quanh amidan: Amidan bị viêm tấy xung quanh hai bên, amidan nóng đỏ, đau đớn và khiến người bệnh khó há miệng.
  • Khi các vi khuẩn tấn công tại họng phát triển mạnh có thể lan xuống cuống phổi gây viêm phổi.
  • Biến chứng nguy hiểm nhất người bệnh có thể gặp phải là ung thư vòm họng. Đây là bệnh lý có thể gây tử vong nhanh chóng.
  • Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể gặp phải là: Viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp tính hoặc nhiễm trùng huyết.

Cách điều trị bệnh viêm họng hạt có mủ hiệu quả

Do là bệnh lý hô hấp rất nghiêm trọng, nên người bệnh cần được điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Khi có các triệu chứng bệnh như trên, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị.

Điều trị bằng Tây y

Đối với tình trạng nhiễm trùng nặng, việc điều trị bằng Tây y mang lại hiệu quả rất tốt và nhanh chóng. Dựa trên tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc điều trị sau đây:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Sử dụng kháng sinh trong nhóm Beta lactam như: Macrolid hoặc Cephalosporin.
  • Nhóm thuốc chống viêm: Gồm nhóm thuốc chống viêm chứa steroid và thuốc NSAID giảm triệu chứng bệnh.
  • Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau thường dùng là: Ibuprofen và Paracetamol.
  • Nhóm thuốc chống dị ứng để giảm phù nề và dịu cổ họng.
  • Nhóm thuốc giảm ho bao gồm: Dextromethorphan, Terpin codein hoặc Neo Codion.
  • Nhóm thuốc long đờm gồm: N- Acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin…

Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc dẫn tới hiện tượng “nhờn thuốc” khiến việc điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn.Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp DNR giúp tiêu diệt các ổ vi khuẩn họng. Đây là phương pháp đặc trị bệnh tai mũi họng rất hiện đại, có độ an toàn cao và giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên, chi phí thực hiện phương pháp này khá cao và hiện nay vẫn chưa được áp dụng phổ biến.

bi viem hong hat co mu
Thuốc Tây y có hiệu quả rất tốt trong điều trị nhiễm trùng nặng

Điều trị bằng các mẹo dân gian

Viêm họng hạt có mủ là tình trạng nhiễm trùng họng rất nặng, bệnh không thể tự khỏi và bắt buộc phải sử dụng thuốc điều trị. Vì thế, nếu chỉ áp dụng các mẹo dân gian sẽ không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh.Người bệnh nên áp dụng các phương pháp này để hỗ trợ việc sử dụng thuốc chữa bệnh đạt được hiệu quả cao. Một số bài thuốc dân gian có thể áp dụng là:

  • Bài thuốc từ rượu gạo và lá tía tô: Chuẩn bị 100gr lá tía tô rửa sạch, sau đó người bệnh sao khô và tán bột, ngâm vào 1 lít rượu gạo trong 1 tuần. Sau khi ngâm có thể lấy nước cốt uống hàng ngày.
  • Sử dụng chanh mật ong: Lấy khoảng 2 thìa mật ong nguyên chất pha với 1 thìa nước cốt chanh vào nước ấm, khuấy đều. Chúng ta uống dung dịch trên 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.
  • Sử dụng củ cải trắng: Đây là phương pháp rất đơn giản, các bạn chỉ cần lấy nước luộc củ cải trắng uống mỗi ngày thay nước lọc để giảm đau rát họng.
  • Sử dụng lá húng chanh: Chuẩn bị 1 nắm húng chanh tươi, vò nát và ngâm với muối trong 10 phút. Ngậm lá húng chanh đã chuẩn bị và nuốt từ từ. Người bệnh nên sử dụng húng chanh liên tục để có hiệu quả tốt.
bi viem hong hat co mu
Người bệnh có thể sử dụng củ cải trắng để cải thiện triệu chứng bệnh

Những lưu ý khi bị viêm họng hạt có mủ

Do bệnh viêm họng hạt có mủ là bệnh mãn tính, rất huy hiểm nên việc phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rất quan trọng. Người bệnh nên chủ động thực hiện các lưu ý sau đây:

  • Đánh răng thường xuyên và ngậm, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày để cổ họng không bị khô rát. Tuyệt đối không hút thuốc lá và hạn chế tối đa việc tiếp xúc nơi có khói thuốc. Và đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa.
  • Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý dùng thuốc bừa bãi.
  • Có thực đơn đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng. Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và omega 3 để phòng biến chứng bệnh.
  • Không nên ăn các thực phẩm quá cứng, nhiều gia vị kích thích, đồ cay nóng hoặc đồ quá lạnh.
  • Người bệnh nên có lối sống lành mạnh và khoa học, vận động thể thao nhẹ nhàng.
  • Có ý thức trong việc tự cách ly với cộng đồng để phòng ngừa lây nhiễm bệnh.
  • Người chăm sóc bệnh không tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người bệnh và hạn chế tiếp xúc gần.
  • Cần điều trị triệt để các bệnh hô hấp hoặc bệnh lý đường tiêu hóa để phòng bệnh.
  • Người bệnh cần khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Khi bị viêm họng hạt có mủ, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *