Các giai đoạn của ung thư bàng quang và cách điều trị tốt nhất cho người bệnh

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Ung thư bàng quang là một căn bệnh ác tính nhưng lại có tỷ lệ người mắc rất cao trong số những dạng ung thư tiết niệu. Các giai đoạn của ung thư bàng quang được nhận biết như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này qua bài viết dưới đây.

Thông tin cần biết về ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là sự phát triển một cách bất thường của các tế bào trong bàng quang (tế bào biểu bì mô). Điều này khiến cho tế bào nhân lên nhanh chóng và tiếp tục sống trong khi các tế bào khỏe mạnh lại chết đi. 

Các tế bào bất thường tạo thành một khối u có thể xâm nhập và phá hủy mô cơ thể bình thường. Theo thời gian, chúng còn có thể vỡ ra và lây lan (di căn) trong cơ thể.

Theo các nghiên cứu khoa học, rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang, bao gồm: Hút thuốc, tuổi già, giới tính, tiếp xúc với một số hóa chất, do quá trình điều trị ung thư trước đây, do viêm bàng quang mãn tính,…

cac giai doan cua ung thu bang quang
Ung thư bàng quang là bệnh lý nguy hiểm, phát triển theo từng giai đoạn

Các giai đoạn ung thư bàng quang và cách điều trị

Ung thư bàng quang được xác định từ giai đoạn đầu khi tế bào ung thư mới hình thành (giai đoạn 0) và 4 giai đoạn phát triển (giai đoạn 1 đến 4). Việc xác định các giai đoạn ung thư bàng quang ở bệnh nhân cũng cho bác sĩ biết tình trạng tế bào ung thư hoạt động như thế nào và bạn cần điều trị ra sao.

Hầu hết ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, lúc này người bệnh vẫn có khả năng bình phục. Tuy nhiên, ung thư bàng quang vẫn có thể tái phát kể cả khi đã điều trị thành công. Vì lý do này, những người bị ung thư bàng quang thường cần các xét nghiệm theo dõi trong nhiều năm sau khi điều trị để phòng tránh tái phát.

Ung thư bàng quang giai đoạn đầu (Giai đoạn 0)

Ung thư bàng quang giai đoạn 0 bao gồm ung thư biểu mô nhú không xâm lấn và ung thư biểu mô phẳng không xâm lấn. Trong cả hai trường hợp, ung thư chỉ ở lớp lót bên trong của bàng quang. Nó không lan sâu thành bàng quang.

Cách điều trị:

  • Giai đoạn sớm của bệnh ung thư bàng quang thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u (TURBT).
  • Sau đó áp dụng liệu pháp nội soi trong vòng 24 giờ.

Sau khi điều trị ung thư giai đoạn 0, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ, nội soi bàng quang khoảng 3 tháng một lần. Duy trì tái khám trong ít nhất vài năm để có thể phát hiện kịp thời nếu có dấu hiệu ung thư tái phát hoặc khối u bàng quang mới.

Khả năng khỏi bệnh ở những người bị ung thư bàng quang giai đoạn 0 là có thể, hiếm khi bệnh nhân bị đe dọa tính mạng. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao và thậm chí trở lại nghiêm trọng hơn.

cac giai doan cua ung thu bang quang
Hãy khắc phục từ sớm để tránh các tế bào ung thư tấn công sâu hơn vào các lớp của bàng quang

Ung thư bàng quang giai đoạn 1

Giai đoạn 1 ung thư bàng quang đã phát triển vào lớp mô liên kết của thành bàng quang, nhưng chưa đến lớp cơ.

Cách điều trị:

Ở giai đoạn này, bác sĩ thường tiến hành 2 biện pháp chính là:

  • Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang
  • Triệt tiêu khối u.

Việc phẫu thuật có thể phải tiến hành từ 1-2 lần. Sau đó, nếu bác sĩ cảm thấy tất cả tế bào ung thư đã được loại bỏ, bệnh nhân cần được hóa trị. 

Nếu các tế bào ung thư phát triển bất thường hơn, khối u nhiều hoặc kích thước rất lớn, bác sĩ có thể khuyến nghị phẫu thuật cắt u nang tận gốc. Đối với những người không đủ sức khỏe để phẫu thuật cắt u nang thì xạ trị (thường cùng với hóa trị) là lựa chọn thứ 2. Tuy nhiên cơ hội chữa khỏi bệnh với phương pháp này không cao.

Xem thêm

Ung thư bàng quang giai đoạn 2

Sang đến giai đoạn 2, khối ung thư này đã xâm lấn vào lớp cơ của thành bàng quang. Lúc này, bệnh nhân vẫn sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang.

Ngoài ra, một số trường hợp có thể cần cắt bỏ bàng quang để loại bỏ u nang một cách triệt để. Với cách này:

  • Các hạch bạch huyết gần bàng quang cũng thường bị loại bỏ. 
  • Nếu ung thư chỉ ở một phần của bàng quang thì sẽ phẫu thuật cắt bỏ vùng bàng quang có u. 

Cắt u nang triệt để (cắt bỏ bàng quang) có thể là phương pháp điều trị duy nhất cho những người không đủ sức khỏe để được hóa trị. Nếu ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết gần đó, có thể cần xạ trị sau khi phẫu thuật. 

Một số người có thể được phẫu thuật cắt bỏ u bàng quang bằng phương pháp TURBT lần thứ hai, sau đó là xạ trị và hóa trị. Mặc dù điều này cho phép bệnh nhân giữ bàng quang của họ, nhưng không rõ liệu kết quả có tốt như sau khi cắt u nang hay không. Vì vậy không phải tất cả các bác sĩ đều đồng ý với phương pháp này.

Nếu không cắt bàng quang, bạn cần tái khám thường xuyên và cẩn thận. Một số chuyên gia khuyên bạn nên làm lại nội soi bàng quang và sinh thiết trong quá trình điều trị bằng hóa chất và xạ trị. Nếu ung thư vẫn được tìm thấy trong mẫu sinh thiết, có thể sẽ cần phẫu thuật cắt u nang.

cac giai doan cua ung thu bang quang
Giai đoạn 2 bệnh đã ăn sâu vào lớp cơ bên trong

Ung thư bàng quang giai đoạn 3

Những khối u ung thư ở giai đoạn 3 đã lan đến bên ngoài bàng quang và có thể đã phát triển sang các mô, cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết. 

Cách trị liệu:

  • Để điều trị, đầu tiên bác sĩ thường thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp TURBT để tìm ra mức độ phát triển của ung thư ở thành bàng quang. 
  • Sau đó là giai đoạn hóa trị.
  • Cuối cùng là phẫu thuật cắt u nang tận gốc (cắt bỏ bàng quang và các hạch bạch huyết lân cận).

Đối với những người không thể phẫu thuật vì các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, bệnh nhân có thể lựa chọn giải pháp khác bao gồm: 

  • Liệu pháp nội khoa.
  • Liệu pháp miễn dịch. 
  • Xạ trị, hóa trị. 
  • Một số phương pháp kết hợp.

Giai đoạn 4 – Nguy hiểm nhất trong các giai đoạn của ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là mức độ nghiêm trọng nhất, đe dọa rất lớn đến tính mạng người bệnh. Những khối u ung thư lúc này đã di căn đến vùng chậu hoặc thành bụng, lan sang các hạch bạch huyết lân cận, thậm chí các bộ phận xa khác trong cơ thể. Có thể nói, ung thư bàng quang giai đoạn cuối rất khó để loại bỏ.

Cách điều trị:

  • Nếu ung thư chưa di căn sang các bộ phận khác, bệnh nhân sẽ được hóa trị. Sau đó, nếu người bệnh có tiến triển tốt thì có thể tiếp tục được hóa trị hoặc tiến hành cắt u nang. 
  • Những người không thể chịu đựng hóa chất vì các vấn đề sức khỏe khác có thể được điều trị bằng xạ trị hoặc bằng thuốc điều trị miễn dịch. 

Theo các nghiên cứu, trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật (ngay cả cắt u nang tận gốc) không thể loại bỏ hoàn toàn ung thư bàng quang ở giai đoạn cuối. Do đó, việc điều trị thường nhằm làm chậm sự phát triển và lây lan, giúp bệnh nhân sống lâu hơn và cảm thấy tốt hơn. 

cac giai doan cua ung thu bang quang
Phẫu thuật loại bỏ khối u là một trong những phương pháp điều trị ung thư bàng quang

Làm sao để vượt qua các giai đoạn của ung thư bàng quang một cách tốt nhất?

Rất khó để bất kỳ ai có thể chấp nhận và đương đầu với căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, việc mắc căn bệnh này cũng không phải là chấm dứt tất cả.

Trên thực tế, vẫn có rất nhiều người bị ung thư bàng quang đã được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời. Hoặc kể cả khi đã chuyển biến sang giai đoạn 3, giai đoạn 4, bệnh nhân vẫn có thể duy trì được cuộc sống rất lâu nếu biết duy trì một lối sống lành mạnh.

Vì vậy, dù đang ở giai đoạn nào của ung thư bàng quang, cả bệnh nhân và người thân hãy luôn ghi nhớ những điều này để giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất:

  • Tìm hiểu rõ về bệnh và cách điều trị: Khi phát hiện ung thư bàng quang, bạn cần tìm hiểu rõ căn bệnh này để phần nào kiểm soát được sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, chúng ta nên biết về các cách điều trị hiện có để tìm ra giải pháp tốt nhất.
  • Giữ tinh thần lạc quan: Buồn bã, sợ hãi, trở nên dễ cáu gắt là tâm lý thường thấy ở người bị ung thư. Vậy nhưng bạn cần biết rằng, phải luôn vui vẻ, lạc quan mới là chìa khóa thiết yếu để chiến thắng căn bệnh quái ác này.
  • Chia sẻ cùng người thân nhiều hơn: Không nên giấu bệnh mà hãy tâm sự, chia sẻ cùng người thân để họ có thể giúp bạn cả về mặt tinh thần lẫn quá trình điều trị. Nếu bạn có người thân bị ung thư bàng quang, hãy chia sẻ, lắng nghe và động viên họ nhiều hơn. 
  • Chăm sóc bản thân và tận hưởng cuộc sống: Để giúp cho cuộc sống có ý nghĩa và vui vẻ hơn, bạn nên dành thời gian để làm những việc mà mình yêu thích. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc cho bản thân nhiều hơn và dành thời gian cho gia đình, bạn bè thân thiết.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Bên cạnh phác đồ điều trị, người bệnh bị ung thư bàng quang cũng cần duy trì tập thể dục và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe. 
cac giai doan cua ung thu bang quang
Hãy luôn duy trì lối sống lành mạnh, tinh thần lạc quan, thoải mái, và chia sẻ nhiều hơn với người thân

Cách giúp phòng tránh các giai đoạn của ung thư bàng quang

Mặc dù không có cách nào đảm bảo ngăn ngừa được ung thư bàng quang, nhưng bạn có thể chú ý những điều sau để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Nên ngừng hút thuốc: Tốt nhất đừng bao giờ nghĩ đến việc hút thuốc. Hãy bỏ thói quen này ngay nếu muốn tránh xa ung thư bàng quang. 
  • Hãy cẩn thận với các hóa chất: Nếu công việc của bạn thường xuyên phải động tới hóa chất, hãy luôn tuân thủ đúng các hướng dẫn để tránh tiếp xúc trực tiếp và đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Ăn nhiều loại trái cây và rau quả: Nên xây dựng một chế độ ăn uống với nhiều loại trái cây và rau quả. Bởi đây là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Dù đã điều trị khỏi ung thư bàng quang thì chúng ta cũng không nên chủ quan bởi căn bệnh này có thể dễ dàng tái phát. Chính vì thế, hãy luôn duy trì một lối sống tích cực. 

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc đã có thể nhận biết rõ được các giai đoạn ung thư bàng quang và các phương pháp điều trị. Phần lớn bệnh nhân ung thư bàng quang nếu được phát hiện sớm đều có thể chữa khỏi được. Vậy nên hãy luôn lắng nghe sức khỏe của mình để khắc phục kịp thời, tránh để bệnh phát triển phức tạp.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *