Chu Kỳ Kinh Nguyệt 30-45 Ngày Có Bất Thường Không?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ. Thông thường, chu kỳ chuẩn cho một kỳ kinh sẽ là 25 – 30 ngày, tuy nhiên có một vài trường hợp bị kéo dài lên 30-45 ngày. Vậy chu kỳ kinh nguyệt 30-45 ngày có bất thường không, nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, làm sao để cải thiện?

Chu kỳ kinh nguyệt 30-45 ngày có bình thường không?

Theo lý thuyết, ở phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ là 25 – 30 ngày. Thời gian được tính là từ ngày đầu tiên của kỳ kinh trước đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Một số trường hợp sẽ có chu kỳ 31 – 32 ngày cũng không sao cả, tất cả đều hoàn toàn bình thường.

chu ky kinh nguyet 30 45 ngay
Rất nhiều chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt 30-45 ngày

Ở bé gái, kinh nguyệt thường bắt đầu vào khoảng 9 – 15 tuổi. Trong năm đầu, các bé gái có thể xuất hiện ít nhất 4 kỳ kinh, sau đó chu kỳ sẽ ổn định về đều hơn, thường là 11 – 13 kỳ kinh/năm. Do đó, nếu ở những năm đầu, bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày thì hoàn toàn bình thường.

Ngược lại, khi đã trưởng thành, kinh nguyệt đã bước vào giai đoạn ổn định nhưng bạn có chu kỳ 35-40 ngày xảy ra liên tiếp thì rất có thể đây là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường. Việc kinh nguyệt kéo dài thường xuyên có thể cảnh báo nhiều dấu hiệu của sức khỏe và cần được thăm khám kịp thời để tránh gặp nguy hiểm.

Xem thêm

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài 35-40 ngày

Chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày có thể khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này, bạn có thể tham khảo và có cách phòng tránh.

  • Do nội tiết tố

Với nữ giới, estrogen và progesterone là 2 nội tiết tố quan trọng nhất. Chúng đóng vai trò điều phối hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nên nếu chu kỳ kinh 35-40 ngày hoặc kéo dài bất thường thì có thể là do nội tiết tố bị mất cân bằng.

Điều này là do hormone trong máu có sự thay đổi đột ngột, khiến cơ thể không thích ứng kịp, làm kinh nguyệt xuất hiện không đều. Bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng đến nhan sắc, sức khỏe tổng thể của chị em.

  • Phụ nữ sau sinh

Chu kỳ kinh kéo dài có thể là do bạn mới sinh em bé. Sau sinh, cơ thể phụ nữ có nhiều hormone prolactin giúp vận hành, sản xuất sữa mẹ cho em bé bú. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân làm cản trở quá trình rụng trứng. Chính vì thế phụ nữ bị trễ kinh, có nhiều chị em còn bị trễ từ 1 – 2 tháng. Một số ít trường hợp, em bé cai sữa người mẹ mới có kinh trở lại.

chu ky kinh nguyet 30 45 ngay
Chu kỳ kinh kéo dài có thể là do bạn mới sinh em bé
  • Thường xuyên căng thẳng

Phụ nữ thường xuyên đối mặt với áp lực, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết ra cortisol. Đây là hormone căng thẳng và nó khiến quá trình sản xuất nội tiết tố bụ ảnh hưởng. Điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35-40 ngày.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị, thuốc chữa tuyến giáp… có thể gây ra tác dụng phụ và khiến chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường. Bên cạnh đó, trong những ngày có kinh, bạn có thể bị đau bụng dữ dội.

  • Thay đổi cân nặng đột ngột

Bạn bị thừa cân hoặc sụt cân quá nhanh cũng sẽ khiến kỳ kinh nguyệt kéo dài 35-40 ngày. Điều này có thể do bạn ăn uống không hợp lý, tập luyện không khoa học, nghỉ ngơi không đủ. Chị em cần xem xét lại và xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học hơn.

  • Một số bệnh phụ khoa làm chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày

Một số bệnh phụ khoa có thể làm kỳ kinh kéo dài 35-40 ngày, ví dụ như: Bị buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, suy buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung, bệnh viêm vùng chậu, rối loạn tuyến yên.

Khi nghi ngờ các bệnh lý này làm kinh nguyệt không đều, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh.

chu ky kinh nguyet 30 45 ngay
Một số bệnh phụ khoa có thể làm kỳ kinh kéo dài 35-40 ngày

Khi nào nên gặp bác sĩ khi chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày?

Trong một vài trường hợp, bạn chỉ cần thay đổi lối sống, chế  độ ăn uống là chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu gặp một số dấu hiệu sau đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn:

  • Bị đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột giữa kỳ kinh.
  • Bị sốt cao trong những ngày trước hoặc sau kỳ kinh.
  • Chảy máu liên tục hoặc máu kinh xuất hiện cục máu đông lớn.
  • Bạn hành kinh dài ngày, thường từ 7-10 ngày.
  • Dịch tiết âm đạo nhiều hơn và có mùi tanh hôi bất thường.
  • Bị chảy máu âm đạo hoặc ra nhiều máu sau khi đã qua thời kỳ mãn kinh.
  • Trong lúc hành kinh bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn.
  • Một số trường hợp có thể bị tiêu chảy, nôn ói, chóng mặt, ngất xỉu…

Xem thêm

Cách theo dõi kinh nguyệt để nhận biết sự bất thường

Để sớm phát hiện những bất thường, tốt nhất bạn hãy đánh dấu ngày bắt đầu và kết thúc kỳ kinh trên lịch. Sau đó theo dõi chu kỳ liên tục trong 3 – 5 tháng để đánh giá về kỳ kinh của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên ghi chú lại những dấu hiệu sau đây để nếu đi khám bác sĩ sẽ có cái nhìn chính xác nhất:

chu ky kinh nguyet 30 45 ngay
Bạn nên ghi chép kỹ về ngày kỳ kinh bắt đầu, kết thúc, các dấu hiệu trong kỳ…
  • Lượng máu trong mỗi chu kỳ: Bạn ghi rõ về tần suất thay băng vệ sinh, lương máu nhiều hay ít. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng cốc nguyệt san để đo lượng máu mất đi dễ dàng.
  • Hình thái máu: Những thay đổi về kết cấu, hình thái máu kinh cũng nên được ghi lại chi tiết.
  • Chảy máu âm đạo: Quan sát và theo dõi nếu thấy chảy máu âm đạo bất thường sau kỳ kinh 1 tuần thì cần thông báo đến bác sĩ.
  • Sức khỏe xương khớp: Khi hành kinh, chị em thường bị nhức mỏi lưng, chân tay, thậm chí bị chuột rút. Bạn cần ghi lại thời gian xảy ra, mức độ bị đau nhức…
  • Tâm trạng: Tâm trạng, cảm xúc cũng là điều cần theo dõi trong kỳ kinh. Những thông tin này khi kết hợp với dữ liệu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn tình trạng sức khỏe của bạn.

Để theo dõi các chỉ số này bạn hãy ghi lại thông qua sổ tay hoặc qua các ứng dụng có sẵn trên điện thoại thông minh cũng rất tiện lợi.

Xem thêm

Làm sao để giảm nguy cơ chu kỳ kinh nguyệt 30-45 ngày?

Việc chu kỳ kinh nguyệt quá dài hay quá ngắn thường bị nhiều yếu tố khác nhau tác động, bạn có thể tham khảo một số cách sau để hạn chế tình trạng này:

  • Hãy duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và điều độ, bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
  • Nếu đang muốn giảm cân bạn hãy giảm từ từ, không nên nhịn ăn để giảm cân hoặc dùng thuốc không rõ nguồn gốc, áp dụng những cách giảm đột ngột.
  • Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái và yêu đời, tránh những stress và mệt mỏi kéo dài.
  • Bạn có thể tập yoga, thiền… đây là những bài tập rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chị em phụ nữ.
  • Nếu dùng thuốc tránh thai, hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng dùng quá liều lượng.
  • Hãy đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý nếu có.
chu ky kinh nguyet 30 45 ngay
Khám sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện những bất thường ở phụ khoa

Chu kỳ kinh nguyệt 30-45 ngày đôi khi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Chí vì vậy bạn cần theo dõi thật cẩn thận các kỳ kinh và gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy những bất thường. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ lối sống khoa học lành mạnh để tăng cường sức khỏe tổng thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng kinh nguyệt không đều.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *