Hướng Dẫn 5 Mẹo Chữa Tổ Đỉa Bằng Lá Bàng Đơn Giản Tại Nhà

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tổ đỉa là một dạng bệnh đặc biệt của chàm, biểu hiện bởi những mụn nước khó chịu và ngứa ngáy. Có rất nhiều phương pháp để điều trị căn bệnh này, nhưng người bệnh vẫn ưu tiên sử dụng các mẹo dân gian bởi độ lành tính và an toàn cao. Được biết, chữa tổ đỉa bằng lá bàng là một trong số những mẹo hay được nhiều người áp dụng, hãy cùng Nhất Nam Y Viện đi tìm hiểu chi tiết trong bài.

Lá bàng chữa được tổ đỉa không?

Tổ đỉa là một thể đặc biệt của chàm, gây xuất hiện những mụn nước sâu tại lòng bàn chân hoặc bàn tay. Khi gặp tổ đỉa, người bệnh sẽ bị những cơn ngứa ngáy làm phiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh còn có thể lan rộng và gây bội nhiễm. Bên cạnh việc sử dụng các giải pháp y tế hiện đại thì còn rất nhiều người bệnh tìm đến mẹo dân gian để hỗ trợ, ví dụ như chữa tổ đỉa bằng lá bàng.

chua to dia bang la bang
Lá bàng có khả năng sát trùng và chống viêm, được dùng nhiều để chữa bệnh ngoài da

Lá bàng là loại thực vật vô cùng dễ tìm. Theo các tài liệu nghiên cứu cổ truyền, lá bàng có tính mát, có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Chính vì thế, lá bàng được sử dụng rất nhiều để hỗ trợ chữa lành các tổn thương ngoài da và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Không những thế, các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, thành phần lá bàng có nhiều loại hoạt chất quý như flavonoid, tanin, phytosterol,… Đây đều là những thành phần có dược tính cao, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên làn da bị tổ đỉa. Đặc biệt phải kể đến hoạt chất tanin, hoạt chất này có khả năng làm se niêm mạc da nhanh chóng, làm dịu đi những kích ứng và tăng sinh các tế bào da mới, hỗ trợ tăng cường hàng rào bảo vệ da.

Với những ưu điểm vượt trội trên, phương pháp chữa tổ đỉa bằng lá bàng đã được rất nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tích cực. Bởi không những nguyên liệu dễ kiếm, mẹo dân gian này còn giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị cũng như thời gian thăm khám tại bệnh viện.

Xem thêm

5 mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách khác nhau để chữa tổ đỉa với lá bàng. Nhưng trong số đó, 5 cách thực hiện dưới đây được nhiều người áp dụng nhất:

Ngâm nước lá bàng

Để đảm bảo cho vùng da bệnh tổ đỉa sạch sẽ, thông thoáng, giảm được ngứa ngáy và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn thì nhiều người thường áp dụng cách ngâm nước lá bàng. Phương pháp ngâm rửa này rất dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian nhưng lại vẫn an toàn và rất phù hợp với trường hợp bị tổ đỉa trên lòng bàn tay, bàn chân.

chua to dia bang la bang
Ngâm nước lá bàng rất phù hợp với trường hợp bị tổ đỉa trên lòng bàn tay, bàn chân

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 7-10 lá bàng non cùng 1/2 thìa cà phê muối hạt.
  • Lá bàng rửa sạch với nước, sau đó ngâm trong chậu nước muối loãng khoảng 5 phút để tiêu diệt vi khuẩn rồi vớt ra, rửa lại thêm 2-3 lần nước nữa.
  • Vớt lá bàng ra để ráo nước, vò nhẹ và cho vào nồi đun cũng khoảng 2 lít nước.
  • Sau khi sôi thì đổ nước ra thau và thêm muối hạt vào khuấy đều.
  • Pha cùng nước lạnh cho đến khi có độ ấm phù hợp thì lấy để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa khoảng 5-10 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi thấy hiệu quả.

Đắp lá bàng

Đắp trực tiếp lá bàng trên vùng da tổn thương cũng được rất nhiều người áp dụng để tối ưu triệt để công dụng. Với cách này, các thành phần hoạt chất sẽ được thẩm thấm nhanh chóng vào da, thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương nhanh chóng hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5-7 lá bàng non và khoảng 1/4 thìa cà phê muối hạt.
  • Rửa sạch lá bàng sau đó ngâm chúng trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để sát trùng.
  • Vớt lá bàng ra để ráo nước, sau đó cho vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
  • Rửa sạch vùng da bị tổn thương rồi thấm khô, sau đó đắp trực tiếp lá bàng đã giã nhuyễn lên trên bề mặt da. Giữ trong vòng 15 phút sau đó rửa sạch lại vùng da tổn thương với nước ấm.

Xem thêm

Xông hơi nước lá bàng

Xông hơi với lá bàng là biện pháp được áp dụng để giúp làm sạch làn da, giúp da được thông thoáng, từ đó hấp thụ được các hoạt chất tốt hơn. Phương pháp này sẽ cho hiệu quả nhanh chóng chỉ sau khoảng 1 tuần điều trị.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng một nắm lá bàng to, rửa sạch lá và ngâm cùng với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút để loại bỏ tạp chất.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó cho phần lá bàng đã qua sơ chế vào đun thêm 20 phút nữa để các hoạt chất trong lá bàng có thể tiết ra ngoài.
  • Lấy phần nước đun sôi ra để xông hơi, trùm một chiếc khăn bông mềm lên trên đầu và nồi nước để da được hấp thu các hoạt chất. Lưu ý ngồi cách nồi nước một khoảng an toàn để không bị bỏng.

Bôi nước ép lá bàng

Dịch ép lá bàng được xem là một loại thuốc bôi tổ đỉa rất tốt. Với cách làm này, phần nước cốt lá bàng sẽ giữ nguyên được các thành phần hoạt chất có dược tính tốt. Cộng thêm việc bôi trực tiếp lên da thì những hoạt chất này có thể thẩm thấu sâu hơn vào bên trong, để phát huy tối đa công dụng.

chua to dia bang la bang
Bôi nước ép lá bàng giúp các hoạt chất thẩm thấu sâu hơn vào bên trong tế bào

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5 -7 lá bàng non và 1/2 thìa muối hạt.
  • Rửa sạch lá bàng và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo nước.
  • Cho lá vào cối giã cùng một chút muối hạt, sau đó ép lấy dịch nước cốt lá bàng và bỏ phần bã.
  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa sau đó dùng tăm bông hoặc bông y tế thấm nước cốt và chấm lên bên trên, mỗi ngày thực hiện 2 lần.

Lá bàng và chè xanh

Lá chè xanh cũng được xem là một loại thảo dược tự nhiên có các chất chống oxy hóa kháng viêm, diệt khuẩn và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da, hình thành các tế bào da mới. Sự kết hợp giữa hai thành phần này sẽ nâng cao khả năng điều trị bệnh.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5-7 lá bàng non cùng một nắm lá trà xanh.
  • Vệ sinh sạch 2 nguyên liệu trên với nước muối loãng và để cho ráo nước.
  • Vò nhẹ 2 loại lá, sau đó cho vào nồi cùng 2 lít nước, sắc trên lửa nhỏ trong 20 phút rồi đổ nước sắc ra thau. Loại bỏ bã, thêm khoảng 1/2 thìa muối và 1 ít nước lã vào pha ấm.
  • Dùng nước thu được để ngâm vùng da bị tổn thương khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch lại với nước sạch.

Xem thêm

Lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng lá bàng tại nhà

Trong quá trình chữa tổ đỉa bằng lá bàng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Chỉ nên sử dụng mẹo này trong trường hợp bị tổ đỉa mức độ nhẹ. Ở những trường hợp bệnh nặng hơn, bạn nên tới các cơ sở da liễu để được chỉ định áp dụng những phương pháp điều trị hiện đại hơn.
  • Thời gian hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người, có người chỉ khoảng 1 tuần đã thuyên giảm, nhưng cũng có người cần nhiều thời gian hơn. Chính vì thế, bạn phải thật kiên trì để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất.
chua to dia bang la bang
Mẹo chữa bằng lá bàng chỉ áp dụng trong trường hợp tổ đỉa nhẹ
  • Cần chú ý ngâm rửa lá bàng với nước muối loãng thật sạch trước khi sử dụng. Bởi nếu lá còn lẫn bụi bẩn, hóa chất hoặc các loại vi khuẩn, xác động vật,… chưa được làm sạch hoàn toàn có thể gây nhiễm trùng tại vùng da bị tổn thương.
  • Hạn chế sử dụng phương pháp ngâm hoặc đắp lá bàng trong trường hợp vết thương bị hở bởi có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Khi thấy có dấu hiệu bị kích ứng da thì nên ngừng áp dụng mẹo này ngay lập tức và đến gặp các bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân và phương án điều trị tiếp theo.
  • Không dùng tay để gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh để giải tỏa cơn ngứa, bởi điều này có thể khiến tổn thương thêm nghiêm trọng.
  • Hạn chế sử dụng các loại hoá mỹ phẩm dễ gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm, nước hoa hoặc kim loại, phấn hoa, bụi bẩn,…

Trên đây là 5 cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng hiệu quả, an toàn ngay tại nhà. Mong rằng những chia sẻ trên của Nhất Nam Y Viện có thể giúp độc giả nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *