​​Hướng Dẫn Chữa Tổ Đỉa Cho Bà Bầu An Toàn Mà Hiệu Quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Thai kỳ là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi, nhạy cảm hơn và dễ phản ứng những thay đổi từ phía môi trường. Điều này có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa bùng phát. Vậy chữa tổ đỉa cho bà bầu như nào mới có hiệu quả tốt, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối? Hãy để Nhất Nam Y Viện trả lời giúp bạn!

Phương pháp chữa tổ đỉa cho bà bầu

Tổ đỉa là một căn bệnh viêm da mãn tính – một dạng đặc biệt của chàm eczema. Bệnh tương đối khó điều trị dứt điểm và thường xuất hiện với những dấu hiệu dễ dàng nhận biết như các mụn nước nhỏ li ti ở lòng bàn chân, các kẽ chân hoặc lòng bàn tay, kích thước 1-2mm. Trong thời điểm mang thai, cơ thể của mẹ nhạy cảm hơn nên bệnh rất dễ bùng phát, gây ngứa dữ dội và kích thích phản ứng viêm tại các vùng da.

chua to dia cho ba bau
Tổ đỉa là một căn bệnh viêm da đặc biệt của chàm eczema

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tổ đỉa cho bà bầu lại khó khăn hơn nhiều so với người bình thường. Bởi mẹ bầu sẽ không thể dùng được một số loại thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nên, mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị được các chuyên gia da liễu khuyến cáo dưới đây:

Xem thêm

Chữa tổ đỉa cho bà bầu bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian là phương pháp được nhiều mẹ bầu áp dụng nhất bởi nguồn nguyên liệu chính đều là những thành phần có trong tự nhiên, lành tính và ít tác dụng phụ ngay cả khi áp dụng trong một khoảng thời gian dài.

Một vài mẹo dân gian mà mẹ có thể áp dụng đó là:

  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không được khoa học hiện đại nghiên cứu là chứa nhiều nước, khoáng chất, tinh dầu,… Chúng như một loại kháng sinh tự nhiên giúp ức chế nhiều loại nấm, vi khuẩn. Theo đó, để chữa bệnh tổ đỉa, bạn cần chuẩn bị 1 vài lá trầu không rửa sạch, thả vào nồi cùng 1 cục phèn chua và đun sôi với nước. Lấy nước thu được để rửa, ngâm các vùng da bị nổi mụn tổ đỉa.
  • Dùng muối: Muối chiết xuất từ biển, chưa trải qua khâu chế biến nên vẫn có thành phần khoáng tự nhiên, sẽ đem lại hiệu quả trong việc kháng khuẩn, sát trùng. Sử dụng muối sẽ giúp mẹ giảm ngứa ngáy, tấy đỏ, hạn chế bong tróc,… Mẹ nên chọn những hạt muối to, cho lên chảo và rang đều tay. Sau khoảng 5 phút tắt bếp và để nguội, đắp lên vùng da tổn thương và dùng một miếng băng gạc cố định trong khoảng 20 phút.
  • Dùng lá lốt: Y học cổ truyền đã chứng minh lá lốt là một thực phẩm có tính ấm, vị cay, giúp trừ hàn nên rất phù hợp để sử dụng trong điều trị bệnh xương khớp và viêm ngứa trên da. Mẹ hãy chuẩn bị một vài chiếc lá lốt, rửa sạch và ngâm với nước muối để khử khuẩn. Sau đó xay nhuyễn lấy nước pha cùng một chút nước ấm và uống 1 lần/ngày.
  • Dùng lá đào tươi: Lá đào tươi giúp giảm ngứa ngáy, sát khuẩn, thanh nhiệt, được sử dụng nhiều để điều trị nhiều bệnh ngoài da như rôm sảy, mề đay hay tổ đỉa. Mẹ hãy chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi, rửa sạch, giã nát rồi cho nước ngập lá nấu sôi và chắt lấy nước uống trong ngày.
  • Dùng củ ráy: Củ ráy có lượng lớn flavonoid để chống oxy hóa, giúp chống viêm và kháng khuẩn. Nên chúng rất phù hợp để giúp các nốt mụn nước do tổ đỉa nhanh chóng khô lại, ngăn ngừa viêm nhiễm. Mỗi ngày mẹ nên dùng 2 củ ráy tươi, gọt vỏ và ngâm nước muối. Sau đó thái thành từng lát mỏng và nấu với nước, đợi nước nguội bớt thì ngâm vùng da bị bệnh vào đó.

Xem thêm

chua to dia cho ba bau
Lá trầu không là một dạng kháng sinh tự nhiên giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh tổ đỉa

Chữa tổ đỉa cho bà bầu bằng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y để chữa bệnh chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên đối với mẹ bầu lại khác, lạm dụng thuốc quá thường xuyên rất dễ khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng. Vậy nên, mẹ chỉ có thể sử dụng thuốc Tây nếu được chỉ định từ phía chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc an toàn mà mẹ có thể tham khảo:

  • Các loại thuốc kháng sinh: Ví dụ như các loại thuốc kháng khuẩn, thuốc ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như Loratadin, Citirizin, Telfast.
  • Dung dịch Jarish: Là một loại thuốc ngoài da giúp làm khô vùng da tổn thương, giảm tình trạng viêm nhiễm.
  • Dung dịch Castellani: Trường hợp bị tổ đỉa mức độ nặng dẫn đến bội nhiễm thì có thể dùng loại thuốc này.

Xem thêm

Lưu ý khi chữa tổ đỉa cho thai phụ

Trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa, bà bầu có thể lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng: Cần bổ sung các loại rau củ chứa nhiều vitamin A, C để tăng sức đề kháng, đa dạng các loại protein, tinh bột,… Đồng thời lên giảm bớt lượng sữa, hải sản, đồ cay nóng, rượu bia kích thích. Tốt nhất mẹ hãy gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ phù hợp, vừa giúp thai nhi phát triển ổn định, vừa giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
  • Uống đủ nước: Thai phụ nên uống đủ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày để tốt cho thai nhi, đồng thời giúp làn da căng mịn, mượt mà hơn.
  • Dưỡng ẩm da: Dưỡng ẩm da sẽ giúp hạn chế khô rát, ngứa ngáy ở vùng da bị tổ đỉa, hạn chế vùng da tổn thương bị lan rộng.
  • Mặc quần áo thoải mái: Thai phụ nên ưu tiên chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, không quá chật để tránh ma sát với vùng da tổn thương, khiến da ngứa rát hơn bình thường.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm sinh hoạt: Đặc biệt là các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh hay chất tạo mùi hương,… Những chất này có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
chua to dia cho ba bau
Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để đẩy lùi bệnh và chăm sóc tốt cho thai nhi

Trên đây là cách chữa tổ đỉa cho bà bầu được áp dụng nhiều nhất. Mặc dù tổ đỉa không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé, nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý về lâu dài. Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh tổ đỉa, mẹ cần có biện pháp giúp kiểm soát bệnh một cách thích hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *