Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là gì

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là hướng điều trị mới mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên hiện vẫn còn không ít tranh cãi về tính an toàn và hiệu quả thực sự của phương pháp này.

Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học

Bệnh vảy nến á sừng vốn bắt nguồn từ hệ miễn dịch và gen di truyền, không phải do nhiễm vi khuẩn, virus hay các yếu tố tác động từ bên ngoài. Vậy nên cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào đặc trị, chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến.

Hầu hết các phương pháp điều trị bệnh như dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, quang trị liệu đều cần thực hiện đều đặn, lâu dài và có phần “lích kích” dễ gây chán nản cho người bệnh.

chữa bệnh vảy nến
Phương pháp tiêm sinh học chữa bệnh vảy nến

Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến ra đời như một “làn gió mới” với thao tác ít hơn, hiệu quả nhanh hơn. Vì lẽ đó nhiều người bệnh cho rằng đây chính là phương pháp chữa vảy nến hiệu quả nhất. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng có thể được chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học và cũng đã có nhiều tác dụng phụ không mong muốn sau khi áp dụng cách điều trị này.

Cơ chế hoạt động của phương pháp tiêm sinh học

Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến dựa trên cơ chế hoạt động của tế bào lympho T trong cơ thể. Cụ thể, ở người bị bệnh vảy nến, tế bào lympho T hoạt động quá phát khi hệ miễn dịch rối loạn, dẫn đến tình trạng đào thải mạnh mẽ tế bào da bình thường. Đây cũng chính là cơ chế sản sinh ra lớp sừng dày trên da và bong tróc liên tục ở bệnh nhân vảy nến. Tiêm thuốc sinh học sẽ giúp ức chế rối loạn hoạt động của tế bào lympho T, giúp nó trở lại bình thường và từ đó điều chỉnh lại hoạt động đào thải tế bào da chết của cơ thể.

Sở dĩ gọi là chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học vì phương pháp này sử dụng thuốc sinh học dạng dung dịch với phương thức tiêm vào cơ thể người bệnh. Thuốc sinh học là một loại protein, được điều chế từ cơ thể sống hoặc sản phẩm của cơ thể sống.

Phương pháp tiêm sinh học được áp dụng khi nào?

Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến đã được Tổ chức Vảy nến Thế giới hướng dẫn là lựa chọn dành cho những bệnh nhân vảy nến có tiền sử dị ứng với các loại thuốc điều trị vảy nến toàn thân như: cyclosporin, acitretin, MTX.

Phương pháp này cũng được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân điều trị vảy nến bằng các biện pháp phổ biến trước đó không mang lại hiệu quả. Từ bệnh nhân nhỏ tuổi, người lớn tuổi cho tới phụ nữ mang thai, sau khi làm xét nghiệm chuyên sâu và được bác sĩ điều trị cho phép đều có thể áp dụng được biện pháp này. Đặc biệt chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học được áp dụng nhiều nhất cho các bệnh nhân bị vảy nến thể mủ với diện tích tổn thương trên 30% cơ thể.

nghiên cứu chế phẩm sinh học chữa vảy nến
Không phải tất cả các bệnh nhân bị vảy nến đều điều trị được bằng phương pháp tiêm sinh học

Không giống như các cách điều trị vảy nến khác, để được chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học, người bệnh bắt buộc phải làm các xét nghiệm cần thiết bao gồm: xét nghiệm men gan, xét nghiệm CTM, xét nghiệm chỉ số ure, creatinin, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân còn cần làm xét nghiệm HBV, HCV, HIV; chụp Xquang ngực, mantoux, quantiFERON…

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Những ưu – nhược điểm khi chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Thực tế hiện nay ngay cả trong giới chuyên môn cũng còn rất nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả và tính an toàn khi chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học. Nhất là ở những quốc gia có sự giao thoa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại như Việt Nam thì những tranh cãi này tác động không nhỏ tới lựa chọn của người bệnh trước những phương pháp điều trị.

Ưu điểm

Sau một thời gian áp dụng vào thực tế điều trị bệnh vảy nến, phương pháp tiêm sinh học đã mang đến những lợi ích to lớn cho người bệnh, đó là:

  • Hiệu quả nhanh chóng, có thể nhận thấy được chỉ sau 2 – 4 tuần điều trị. Thậm chí có những loại thuốc cho tác dụng ngay chỉ sau vài ngày tiêm.
  • Liều dùng ít, so với phác đồ điều trị vảy nến bằng thuốc uống thì ít hơn nhiều
  • Gần như không phải sử dụng kèm với các loại thuốc bôi, thuốc uống hay quang trị liệu để nâng cao hiệu quả tác động.
  • Người bệnh chỉ cần tuân thủ đúng lịch hẹn của bác sĩ, không cần lo lắng tự chuẩn bị thuốc hay tự thực hiện biện pháp điều trị, tất cả các thao tác đều do nhân viên y tế thực hiện.

Nhược điểm

Mặc dù được đánh giá cao về hiệu quả nhanh chóng mà các loại thuốc tiêm sinh học mang lại nhưng không thể chối bỏ được những tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải khi tiêm thuốc:

  • Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
  • Buồn nôn hoặc nôn ói sau khi tiêm
  • Kích ứng tại vùng da xung quanh vết tiêm dạng sưng đỏ, đau nhức
  • Ho và sốt nhẹ
  • Giảm bạch cầu, thiếu máu
  • Suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ bội nhiễm
  • Suy gan, suy tim

Xem thêm

chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học
Luôn có những tác dụng phụ có thể xảy ra với người bị vảy nến điều trị bằng phương pháp này

Những tác dụng phụ khi chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học sẽ theo bệnh nhân cho tới khi chấm dứt hoàn toàn phương pháp điều trị này. Vì người bệnh sẽ phải duy trì lâu dài, chỉ cần ngưng dùng thuốc là bệnh tái phát. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm khác như:

  • Chi phí điều trị cao, nguồn thuốc phục thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu
  • Rủi ro trong quá trình thực hiện cao do phụ thuộc vào tay nghề của nhân viên y tế
  • Về lâu dài hiệu quả điều trị không còn cao như ban đầu do cơ thể đáp ứng miễn dịch, tạo ra các kháng thể tự nhiên kháng thuốc.

Tổng hợp các loại thuốc dùng trong chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học

Trên Thế giới hiện có rất nhiều loại thuốc sinh học dùng để tiêm điều trị bệnh vảy nến. Hầu hết các loại thuốc được sử dụng tại Việt Nam là được nhập từ nước ngoài và có chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn của FDA (Mỹ). Sau đây là các loại thuốc tiêm sinh học được sử dụng phổ biến nhất và đã được chứng minh độ an toàn:

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Thuốc Alefacept

Thuốc được Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ đánh giá cao về tác dụng, bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Mặc dù cho tới nay thuốc Alefacept đã được sử dụng gần 20 năm nhưng với mỗi bệnh nhân muốn dùng thuốc đều phải trải qua 2 bước kiểm tra đó là xét nghiệm CD4 đánh giá hoạt động của hệ miễn dịch và cứ mỗi 2 tuần sử dụng thuốc phải xét nghiệm lại 1 lần.

Thuốc có tác dụng ngăn cản hoạt động của tế bào lympho T và ức chế gây ra quá trình thực bào làm giảm số lượng tế bào này.

Phác đồ chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học sử dụng thuốc Alefacept phải được thực hiện dưới sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ chuyên khoa. Thời gian dùng điều trị bắt buộc phải kéo dài liên tục ít nhất 12 tuần. Sau đó, nếu đánh giá cơ thể đáp ứng tốt với thuốc, bệnh tiến triển tích cực thì bệnh nhân sẽ được điều trị tiếp bằng thuốc này sau tối thiểu 12 tuần.

Thuốc Efalizumab

Tên thuốc được đặt theo hoạt chất chính trong thuốc – Efalizumab. Bản chất của thuốc này là kháng sinh khống chế tình trạng nhiễm khuẩn, bội nhiễm ở những bệnh nhân bị vảy nến thể mủ. Với cơ chế tác động tăng cường tế bào lympho T ở những vị trí nhiễm khuẩn, thuốc sẽ giúp giảm nhanh mức độ nhiễm khuẩn, kháng viêm, cân bằng vùng da bị vảy nến.

Trước khi bắt đầu chữa vảy nến bằng thuốc này, bệnh nhân cần làm xét nghiệm tiểu cầu. Trong trường hợp bệnh nhân bị vảy nến khớp thì tuyệt đối không được sử dụng thuốc này. Liều dùng thông thường của thuốc Efalizumab là 1 lần tiêm/tuần.

thuốc sinh học chữa vảy nến
Thuốc Efalizumab chữa bệnh vảy nến

Thuốc Etanercept

Thuốc được nghiên cứu và sản xuất để dành riêng cho các bệnh nhân bị vảy nến khớp, không dùng được thuốc kể trên. Thuốc sinh học Etanercept có bản chất là protein liên kết đôi – Recept TNF. Thuốc thường được chỉ định với liều 2 lần/tuần.

Thuốc Infliximab

Thuốc này được Liên minh Châu u EU phê chuẩn dùng trong điều trị bệnh vảy nến, đặc biệt là vảy nến trên nền bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm dính khớp hoặc mắc bệnh crohn.

Tác dụng của thuốc có thể thấy rõ chỉ sau 2 – 4 giờ tiêm. Thuốc được dùng với liệu trình mũi 1 – mũi 2 sau 2 tuần – mũi 3 sau 3 tuần. Sau đó nếu cơ thể đáp ứng tốt, bệnh nhân sẽ được tiêm nhắc lại thuốc này với liệu trình 2 tháng/lần.

KIỂM TRA SỨC KHỎE VỚI CHUYÊN GIA

Một số lưu ý quan trọng khi áp dụng phương pháp chữa vảy nến bằng tiêm sinh học

Với bệnh vảy nến, người bệnh cần xác định tư tưởng rằng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bạn sẽ phải chấp nhận việc “chung sống” với những triệu chứng và điều trị bệnh duy trì suốt đời, không tránh khỏi bệnh tái phát. Bởi vậy, ngay cả khi bạn điều trị vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học với hiệu quả cao thì cũng cần xác định tư tưởng phải điều trị lâu dài.

Liều lượng dùng thuốc và thời gian tiêm thuốc phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên thực hiện việc tiêm thuốc sinh học chữa vảy nến tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có đầy đủ dụng cụ y tế và bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn để phòng tránh tình trạng sốc phản vệ có thể xảy ra.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày, xây dựng lối sống lành mạnh để cơ thể được khoẻ mạnh nhất có thể. Hàng ngày bạn cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, làm sạch vùng da bị vảy nến và đảm bảo dưỡng ẩm đầy đủ. Cùng với đó, tinh thần lạc quan, thoải mái là vô cùng quan trọng bởi stress cũng là một trong những yếu tố khiến triệu chứng bệnh vảy nến trầm trọng hơn.

Để xác định có thể chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học hay không, bệnh nhân cần thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Biện pháp này bắt buộc phải thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, không được phép thực hiện tại nhà.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Đừng bỏ lỡ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *