Các phương pháp chuẩn đoán suy thận cấp và mạn phổ biến

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Suy thận cấp, mãn tính là tình trạng bệnh chung phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Bệnh ở những giai đoạn đầu còn có thể điều trị và chữa khỏi được nhưng càng để lâu sẽ càng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy phương pháp chuẩn đoán suy thận được các bác sĩ thực hiện để dựa vào đó đưa ra phương pháp điều trị như thế nào, dưới đây là một số thông tin.

Phương pháp chuẩn đoán suy thận cấp

Suy thận cấp là tình trạng thận mất dần khả năng hoạt động, không tự đào thải độc tố ra bên ngoài, hoặc đào thải kém. Bệnh này chủ yếu là do tuổi tác ngày càng cao thì các cơ quan dần bị lão hóa. Hiện nay khi đi khám bệnh, có phương pháp để chuẩn đoán suy thận cấp như sau:

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp xác định

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp căn cứ vào một số những yếu tố dưới đây:

  • Xác định nguyên nhân gây suy thận cấp (một vài trường hợp sẽ không tìm được)
  • Có biểu hiện vô niệu hoặc thiểu niệu và đang ở giai đoạn cấp, cầu thận giảm khả năng lọc máu xuống còn dưới 60ml/ phút.
  • Lượng Creatinin tăng nhanh hơn bình thường, trong khoảng 24 – 48 giờ lượng Creatinin đã đạt hơn 42.5 μmol so với lượng Creatinin có sẵn của người bệnh là hơn 221 μmol/l. Hoặc trong khoảng 24 – 48 giờ lượng Creatinin đã tăng hơn 20% so với lượng Creatinin có sẵn của người bệnh là hơn 221 μmol/l.
  • Lượng Kali có trong máu tăng cao bất thường
chuan doan suy than
Suy thận cấp – tình trạng bệnh nhiều mắc hiện nay

Chuẩn đoán suy thận cấp thể lâm sàng

Với phương pháp chuẩn đoán suy thận cấp thể lâm sàng cũng sẽ dựa vào những yếu tố ở thể xác định. Đặc biệt chú ý đến nồng độ Ure và Creatinin trong máu, khả năng lọc máu của cầu thận. Các chỉ số sẽ được đem đi so sánh với các thông số trước đây khi ở trong giới hạn bình thường.

Chuẩn đoán suy thận phân biệt

Người bệnh có thể chẩn đoán suy thận phân biệt bằng cách:

  • Trường hợp tăng hàm lượng Creatinin hoặc lượng Ure nhưng không phải do suy thận cấp: Tăng lượng Ure trong máu do nhiều nguyên nhân khác nhau như lượng Protein nạp vào cơ thể quá nhiều do thức ăn, nước uống,…; Xuất huyết đường tiêu hóa; Người bệnh đang dùng Corticoid hoặc Tetracycline. Tăng lượng Creatinin trong máu do cơ bắp hoạt động nhiều và sản sinh ra nhiều Creatinin hoặc giảm bài tiết do cơ thể sử dụng Cimetidin hoặc Trimethoprim.
  • Đợt tiến triển nặng của suy thận mạn: Trong một vài trường chỉ dựa trên những xét nghiệm lâm sàng thì không cho kết quả chính xác để phân biệt là người bệnh bị suy thận cấp hay suy thận mạn cấp vô niệu. Vì thế, bác sĩ sẽ tiến hành bạn làm sinh tiết thận để chắc chắn phân biệt hai loại bệnh tránh trường hợp bị chuẩn đoán nhầm.
  • Chuẩn đoán suy thận cấp chức năng và suy thận mạn cấp thực tổn: Chuẩn đoán suy thận phân biệt để chắc chắn rằng suy thận do nguyên nhân trước thận suy giảm chức năng hay đã ở mức cấp thực tổn. Nếu chỉ ở mức suy giảm chức năng, tức là do không đủ hàm lượng máu để thận hoạt động, nhưng các bộ phận khác vẫn hoạt động tốt.
chuan doan suy than
Suy thận cấp chức năng

Còn nếu suy thận đã đến cấp thực tổn thì chức năng của các ống thận đã bị suy giảm nghiêm trọng. Vì thế những xét nghiệm sinh hóa máu, và sinh hóa nước tiểu sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán suy thận đúng và chính xác hơn.

Phương pháp xạ hình thận

Chuẩn đoán suy thận bằng phương pháp xạ hình thận là hình thức tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay và chỉ mới được áp dụng ở một số bệnh viện lớn. Với phương pháp xạ hình thận, bác sĩ sẽ tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân đồng vị phóng xạ. Sau đó sẽ theo dõi hình ảnh động của thận cùng những đồ thị hoạt động phóng xạ trên từng quả thận của người bệnh.

Dựa trên đồ thị và những kết quả thu được sẽ đánh giá chính xác khả năng hoạt động của thận cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Xạ hình thận đem lại hình ảnh, kết quả vô cùng chuẩn xác để bác sĩ đánh giá đúng. Nhờ đó, nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị suy thận nói riêng và các bệnh lý về thận nói chung.

Phương pháp chẩn đoán suy thận mạn

Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng mà các bệnh thận gây nên. Suy thận mạn cần có phương pháp chẩn đoán phù hợp để đánh giá đúng tình trạng chức năng, hoạt động của thận.

Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp, cải thiện tình trạng, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Tiêu chuẩn chuẩn đoán suy thận mạn sẽ bao gồm những phương pháp sau:

Tiêu chuẩn chuẩn đoán suy thận mạn xác định

Chuẩn đoán suy thận mạn xác định sẽ dựa vào một số những yếu tố nhất định:

  • Xuất hiện biểu hiện lâm sàng của bệnh thận mạn như phù toàn thân, đi tiểu ra máu,… (một vài trường hợp sẽ không có biểu hiện lâm sàng).
  • Tiến hành xét nghiệm lượng Creatinin trong máu có bất thường hay không, lượng Creatinin, bất thường khi kết quả cho bằng hoặc vượt 30mg/g so với mức bình thường.
  • Tiến hành xét nghiệm thêm lượng Protein hoặc Albumine niệu trong vòng 24 giờ, bất thường khi kết quả cho bằng hoặc vượt 30mg/24h. Protein niệu là bằng hoặc vượt 150mg/ 24h.
  • Xét nghiệm khảo sát cặn lắng nước tiểu, điện giải đồ và sinh tiết thận.
  • Xét nghiệm hình ảnh qua siêu âm thận, hệ niệu,…
  • Chuẩn đoán suy thận mạn khi kết quả của các xét nghiệm này bất thường, liên tục lặp đi lặp lại trong vòng 3 tháng trở lại đây.
chuan doan suy than
Hình ảnh người bị suy thận mạn

Chẩn đoán phân biệt với tổn thương thận cấp

Chuẩn đoán phân biệt cấp sẽ dựa vào lượng Creatinin huyết thanh, siêu âm kích thước thận và sinh tiết thận. Điều này sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán đúng là suy thận cấp hay suy thận mạn mà có phương án điều trị phù hợp.

Dựa vào Creatinin huyết thanh nền trong vòng 3 tháng trở lại đây, nếu vẫn ở mức ổn định thì có thể là suy thận cấp. Còn trong trường hợp lượng Creatinin này tăng bất thường thì khả năng đã chuyển sang suy thận mạn.

Nếu bạn không biết lượng Creatinin trước đây là bao nhiêu, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi lượng Creatinin của người bệnh trong nhiều ngày liên tục. Kết hợp với đó là nhiều yếu tố, biểu hiện cận lâm sàng khác để đánh giá và phân biệt chính xác.

Chẩn đoán các yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy thận

Các yếu tố để xác định tình trạng suy thận trở nên nặng hơn trong những trường hợp chỉ số Creatinin tăng lên đột ngột mà không biết lượng Creatinin nền trước đó:

  • Thể tích máu lưu thông có giảm không, có xuất hiện tình trạng mất dịch, mất máu, suy tim sung huyết.
  • Đo huyết áp xem có bị tăng hay giảm hay không.
  • Nhiễm trùng.
  • Tắc nghẽn đường tiểu.
  • Trong cơ thể có sử dụng các loại thuốc Aminoglycoside, kháng viêm non Steroid hay thuốc cản quang.
  • Biến chứng mạch máu thận, tắc động mạch thận, hẹp động mạch thận, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chẩn đoán biến chứng của suy thận mạn

Khi chức năng hoạt động của thận đang ở mức độ ổn định, khả năng lọc của cầu thận với những người bị suy thận mạn sẽ ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 60ml/ ph/ 1.73m2. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán những biến chứng của bệnh thông qua các yếu tố:

  • Tăng huyết áp, ảnh hưởng đến lượng Cholesterol và các vấn đề về tim mạch.
  • Thiếu máu tùy từng giới tính mà có chỉ số thiếu máu khác nhau: Ở nam là Hb<13g/ L và ở nữ <12 g/ L.
  • Tình trạng suy dinh dưỡng theo chỉ số của Albumin huyết thanh, cân nặng và những đánh giá dinh dưỡng toàn diện.
  • Rối loạn chuyển hóa Calcium và Phospho: giảm Calcium, tăng Phospho, tăng PTH huyết thanh gây cường tuyến phó giáp thứ phát, giảm vitamin D, tổn thương xương.
  • Những biến chứng ở hệ tim mạch.
chuan doan suy than
Suy thận mạn gây nên nhiều biến chứng và đau đớn cho người bệnh

Chẩn đoán suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận là tình trạng rối loạn các chức năng ở vỏ của tuyến thượng thận. Từ đó, quá trình sản xuất Corticoid chuyển hóa đường và Corticoid chuyển hóa muối nước bị chậm lại hoặc không hoạt động nữa. Để xác định bạn có bị suy tuyến thượng thận hay không, bác sĩ sẽ có những phương pháp chuẩn đoán khác nhau dựa vào tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Cụ thể từng phương pháp như sau:

Chẩn đoán xác định

Suy thượng thận cấp tính

Với phương pháp chẩn đoán xác định suy thượng thận cấp, người bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng như sau:

  • Một số triệu chứng của suy thượng thận cấp như nhiễm khuẩn nặng, stress, xuất huyết thượng thận ở cả hai bên., Corticoid dừng quá trình chuyển hóa đường,… Ngoài ra những người mắc bệnh nền ở tuyến yên, mổ u tuyến,.. cũng là những biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán suy tuyến thượng thận cấp tính.
  • Người bệnh sẽ tiến hành một số những xét nghiệm nhất định để đưa ra kết quả chuẩn đoán chính xác hơn.
  • Lượng Cortisol máu nền và ACTH, trước đó bệnh nhân sẽ được tiêm một ống dexamethason vào tĩnh mạch để tránh phản ứng chéo.
  • Cortisol máu nền lớn hơn 700 mmol/l (25mcg/dl), cùng với test nhanh Synacthene để khẳng định chuẩn đoán suy thượng thận cấp.
  • Một số những thay đổi bất thường trong cơ thể như: rối loạn điện giải, Protid máu tăng cao, Hematocrit tăng cao,…

Tìm hiểu thêm

TOP thuốc trị suy thận phổ biến hiện nay nhất 2020

Suy thường thận mãn tính

Với phương pháp chẩn đoán xác định suy thượng thận mạn, người bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng như sau:

  • Cơ thể thiếu một lượng lớn các Glucocorticoid, Corticoid chuyển hóa muối nước, gây tình trạng mệt mỏi, đau cơ, mất nước, kén ăn, rối loạn tiêu hóa,…
  • Sạm da, sạm niêm mạc
  • Tụt huyết áp
  • Hạ đường huyết, chuột rút,….

Khi gặp những biểu hiện lâm sàng như trên, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm chứng tỏ tiết không đủ Cortisol. Kết quả kiểm tra Cortisol máu nền trong 8 giờ vừa qua thấp dưới 83 mmol/l (3 mcg/dl) có thể chẩn đoán bị suy thượng thận.

Trong trường hợp làm test nhanh Synacthene, người bệnh sẽ được tiêm 1 ống Synacthene 250 microgam vào bắp hoặc tĩnh mạch. Sau 1 giờ đồng hồ nếu Cortisol lớn hơn 550 mmol/l cơ bản là xác định suy thượng thận thứ phát.

chuan doan suy than
Suy tuyến thượng thận

Chuẩn đoán suy thận phân biệt

Suy thượng thận thứ phát và nguyên phát có những biểu hiện lâm sàng khác nhau và sau khi làm xét nghiệm, thăm dò sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Căn cứ vào kết quả thu được sẽ là cơ sở để làm phương pháp chẩn đoán suy thượng thận nguyên phát hay thứ phát.

Suy thượng thận nguyên phát

  • Biểu hiện lâm sàng: Thiếu Glucocorticoid, Corticoid chuyển hóa muối nước và các Androgen, sạm da, sạm niêm mạc, không có triệu chứng của suy tuyến yên.
  • Xét nghiệm: Cortisol máu nền trong 8 giờ vừa qua tháp, lượng ACTH trong máu tăng.
  • Nghiệm pháp thăm dò: Test nhanh Synacthene cho kết quả không đáp ứng.

Suy thượng thận thứ phát

  • Biểu hiện lâm sàng: Thiếu Glucocorticoid, không sạm da hay niêm mạc, da hơi nhợt nhạt, có những triệu chứng của suy tuyến yên,..
  • Xét nghiệm: Cortisol máu nền trong 8 giờ vừa qua tháp, lượng ACTH trong máu thấp hơn hoặc ở mức bình thường.
  • Nghiệm pháp thăm dò: Làm test nhanh Synacthene cho kết quả đáp ứng bình thường; Làm thêm test hạ đường huyết với Insulin cho kết quả không đáp ứng.

Chẩn đoán suy thượng thận nguyên nhân

Suy thượng thận nguyên phát do bệnh tự miễn, lao, đã từng hoặc đang điều trị HC Cushing, sử dụng thuốc chống nấm.

Suy thượng thận thứ phát ở những người sử dụng Corticoid kéo dài, liều cao, hoặc những người có tiền sử của bệnh thiếu máu, hội chứng Sheehan, u tuyến yên

Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán suy tuyến thượng thận hình ảnh chỉ được thực hiện khi đã thực hiện các xét nghiệm nội tiết và đã có những chuẩn đoán bước đầu. Bệnh nhân sẽ được đi chụp cộng hưởng từ sọ não, chụp CT, siêu âm ổ bụng, CT thượng thận và chụp X-Quang tim phổi. tất cả những kết quả này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Cách phòng ngừa tình trạng suy thận

Suy thận dù là cấp hay mạn cũng sẽ gây nên rất nhiều biến chứng và nguy hiểm đến người bệnh. Cho nên mỗi chúng ta hãy có ý thức phòng tránh bệnh bằng những biện pháp sau:

chuan doan suy than
Chế độ ăn uống khoa học để phòng bệnh hiệu quả nhất
  • Kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể bằng cách thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, tăng lượng thức ăn chứa chất xơ vào trong thực đơn mỗi ngày. Đồng thời hạn chế lượng tinh bột tiêu thụ trong mỗi bữa ăn.
  • Giữ chỉ số huyết áp ở mức ổn định không chỉ giúp phòng tránh bệnh suy thận mà còn giúp phòng rất nhiều bệnh khác về tim mạch, giảm nguy cơ bị đột quỵ. Để thực hiện được điều này bạn cần có một lối sống lành mạnh, thường xuyên theo dõi những chỉ số huyết, đặc biệt là bỏ thuốc lá.
  • Có một chế độ ăn uống khoa học nhất, ăn đúng giờ và đủ bữa, không bỏ bữa. Thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, ăn cá ít nhất 1 – 2 lần/ tuần. Ngoài ra bạn nên hạn chế những loại đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn, thực phẩm đông lạnh.
  • Bạn cũng có thể sử dụng một số những thực phẩm bảo vệ chức năng thận đang được bán trên thị trường. Kiểm tra sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ để có liệu trình phù hợp nhất.
  • Thường xuyên bổ sung nước, uống 1.5 – 2 lít nước/ ngày để tăng khả năng hoạt động của thận. Bạn nên giảm lượng muối hấp thụ vào cơ thể trong các bữa ăn, đồ uống hằng ngày.
  • Thường xuyên tập thể dục và có một lối sống khoa học nhất, các bộ môn nên thực hiện như chạy bộ, đi bộ, Yoga, bơi lội,… Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tuần hoàn máu tốt hơn.

Trên đây là một số thông tin về các phương pháp chuẩn đoán suy thận được thực hiện ở các cơ sở y tế. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và biết khi nào nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Tìm hiểu thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *