Đa nhân cách là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách chữa trị như thế nào

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đa nhân cách là một dạng bệnh lý về tâm thần với biểu hiện đặc trưng là sự mất nhận thức về bản thân. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh thường đồng nhất hóa mình với một người khác với các tính cách hoàn toàn đối lập. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào – cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh đa nhân cách là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn đa nhân cách là một chứng bệnh tâm lý có tên tiếng Anh là Dissociative Identity Disorder (thường gọi tắt là DID). Đây vốn là một bệnh lý vô cùng phức tạp gây nhiều tranh cãi cho các chuyên gia tâm lý.

Bệnh đa nhân cách là gì?

Nhân cách là đặc tính giúp phân chia các nhóm tính cách của con người trong xã hội. Nó đại diện cho các mẫu suy nghĩ, phản ứng, nhận thức và các mối quan hệ mang tính chất tương đối ổn định theo thời gian.

Đa nhân cách là chứng bệnh tâm lý ngày càng phổ biến hơn ở xã hội hiện đại
Đa nhân cách là chứng bệnh tâm lý ngày càng phổ biến hơn ở xã hội hiện đại

Bệnh đa nhân cách là một chứng bệnh tâm lý ảnh hưởng nhiều đến hành vi và thái độ của người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ xuất hiện và tồn tại song song nhiều hơn hai nhân cách. Trong đó có 1 nhân cách bình thường (là nhân cách thật của người bệnh) và các nhân cách về bệnh lý. Cụ thể:

  • Nhân cách bình thường: Là nhân cách thường ngày của người bệnh, thể hiện ở sự tuân thủ đạo đức xã hội và pháp luật hiện hành.
  • Nhân cách bệnh lý: Là nhân cách bất bình thường, thể hiện ở những phản ứng và cách cư xử hoàn toàn khác biệt với tính cách bình thường.

Thông thường, khi một nhân cách nào đó đang giữ vai trò ngự trị, người bệnh sẽ không thể nhớ ra rằng mình đã làm những gì khi ở nhân cách cũ. Chính vì thế, bệnh đa nhân cách thường đi kèm với chứng mất trí nhớ. Lúc này, người bệnh thường nghĩ rằng mình đã đi ngủ trong khoảng thời gian đó.

Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn đa nhân cách là một dạng tách biệt bản thân với xã hội ở mức độ nghiêm trọng. Khi con người gặp phải những tổn thương trong quá khứ mà khó có thể vượt qua trong cả hiện tại và tương lai thì một số trường hợp sẽ tự bảo vệ bản thân bằng cách tách mình ra khỏi những suy nghĩ, cảm xúc hiện tại để tạo ra một bản thể mới.

Có thể nói, đây là một quá trình khiến tâm lý người bệnh mất kết với nhân cách của chính bản thân mình. Việc tạo ra một bản thể mới với ký ức tính cách khác có thể giúp con người giảm đi căng thẳng, đau buồn trong cuộc sống hiện tại.

Sẽ cps ít nhất 2 nhân cách được tìm thấy trong mỗi người bệnh
Sẽ cps ít nhất 2 nhân cách được tìm thấy trong mỗi người bệnh

Đáng chú ý, các bản thể mới sinh ra không phải là một nhân cách hoàn chỉnh với đầy đủ ký ức mà nó chỉ là những mảnh tính cách rời rạc ở từng thời điểm. Tuy nhiên, thông thường sẽ luôn có một bản thể chính mang tên thật của người bệnh. Bản thể này sẽ không biết đến sự tồn tại của các bản thể khác mà chỉ nhận thức được khi được người thân kể lại.

Quá trình một bản thể mới chiếm quyền kiểm soát tâm lý, suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân gọi là sự chuyển đổi nhân cách. Việc chuyển đổi này diễn ra rất nhanh, chỉ mất khoảng vài ngày, vài phút hoặc thậm chí vài giây. Khi có sự tác động mạnh từ môi trường, sự kiện hoặc con người xung quanh quá trình này có thể xảy ra rất bất ngờ.

Ban đầu, người bệnh thường chỉ bộc phát ra từ 2 đến 4 bản thể khi được thăm khám. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể tìm ra vô số các bản thể khác với nhiều nhóm tính cách khác nhau.

Rối loạn nhân cách thường biểu hiện rõ ràng nhất ở cuối độ tuổi vị thành niên hay đầu độ tuổi người lớn. Các đặc tính và các triệu chứng bệnh cũng khác nhau đáng kể ở từng thời kỳ.

Bệnh đa nhân cách có gây nguy hiểm không?

Vậy rối loạn đa nhân cách có nguy hiểm không? Câu trả lời chính là vô cùng nguy hiểm. Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ người mắc rối loạn đa nhân cách chiếm tới 0,01% đến 1% dân số toàn thế giới. Đây là căn bệnh phải kiên trì thực hiện hiện điều trị trong thời gian dài với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên việc chữa trị dứt điểm là rất khó khăn.

Rối loạn đa nhân cách trước tiên sẽ làm tác động và làm xáo trộn toàn bộ cuộc sống, thói quen và hành vi của người bị bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị nhiều nhân cách chi phối, thì rất có thể họ có thể làm ra những việc gây hại cho bản thân, cho người khác và cả xã hội.

Hai tên tội phạm khét tiếng Kenneth Bianchi và Angelo Buono đều bị đa nhân cách
Hai tên tội phạm khét tiếng Kenneth Bianchi và Angelo Buono đều bị đa nhân cách

Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này đó chính là trường hợp của hai tên tội phạm khét tiếng Kenneth Bianchi và Angelo Buono. Do mắc chứng rối loạn đa nhân cách, hai tên này đã thực hiện tới 10 vụ án mạng tại Los Angeles chỉ từ tháng 10/1977 đến tháng 2/1978.

Theo các chuyên gia tâm lý, mức độ nguy hiểm của chứng rối loạn đa nhân cách sẽ phụ thuộc vào các nhóm nhỏ hành vi của nhân cách. Trong đó có 3 nhóm chính là:

  • Nhóm A: Gồm rối loạn nhân cách thể phân liệt, nhân cách thể phân lập và nhân cách hoang tưởng.
  • Nhóm B: Gồm rối loạn nhân cách chống xã hội, nhân cách ranh giới và nhân cách ái kỷ.
  • Nhóm C: Gồm rối loạn nhân cách tránh né (AVPD), nhân cách phụ thuộc và ám ảnh cưỡng chế.

Phân biệt tâm thần phân liệt và đa nhân cách

Nhiều người cho đến hiện tại vẫn thường nhầm lẫn hoặc đồng nhất tâm thần phân liệt với rối loạn đa nhân cách. Thực tế đây lại là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau.

  • Tâm thần phân liệt: Đây là một chứng bệnh về tâm lý đặc biệt nghiêm trọng. Những người mắc phải tình trạng này không có nhiều bản thể và có ký ức rất liền mạch về các sự kiện đã xảy ra với bản thân. Đặc trưng chủ yếu của bệnh này chính là gặp ảo giác: Nghe, nhìn thấy những âm thanh, hình ảnh không có thật nhưng lại tin và suy nghĩ về những điều đó.
  • Rối loạn đa nhân cách: Đây là một rối loạn về tâm lý làm ảnh hưởng tới hành vi, cách ứng xử của người bệnh. Những người mắc bệnh lý này thường có nhiều hơn 2 bản thể. Đôi khi họ có có những khoảng trống trong ký ức của mình do sự chuyển đổi nhân cách thống trị. Đặc trưng dễ nhận biết nhất của bệnh rối loạn đa nhân cách chính là mỗi bản thể có tính cách, suy nghĩ hoàn toàn tách biệt.
  • Nguy cơ tự tử: Theo các chuyên gia tâm lý thì cả bệnh nhân rối loạn đa nhân cách hay tâm thần phân liệt đều dễ có ý định tự tử. Tuy nhiên, người mắc chứng rối loạn đa nhân cách thường dễ tự tử so với bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa tâm thần phân liệt và đa nhân cách
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa tâm thần phân liệt và đa nhân cách

Nguyên nhân, triệu chứng của rối loạn đa nhân cách

Nhận biết chính xác nguyên nhân, triệu chứng của rối loạn đa nhân quyết định nhiều tới hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.

Nguyên nhân

Y học hiện đại chưa thể chỉ ra được chắc chắn nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh đa nhân cách. Tuy nhiên, một số giả thuyết đã được các bác sĩ cũng như các chuyên gia tâm lý đặt ra giúp phát hiện ra rằng bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở những người:

  • Từng trải qua tổn thương nghiêm trọng và khó quên trong quá khứ (nhất là thời thơ ấu) như: Bị ngược đãi, đánh đập, bị lạm dụng tình dục hay thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ,…
  • Do người bệnh gặp vấn đề về thần kinh, não bộ như: Bị chấn thương vùng não, não thiếu chất dẫn truyền thần kinh serotonin.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia tâm lý cũng đưa ra quan điểm rằng từ khi sinh ra, bản chất con người đã mang trong mình nhiều nhân cách khác nhau. Nếu được sinh ra và nuôi dạy trong môi trường có đạo đức và lối sống chuẩn mực thì loại nhân cách tốt sẽ vươn lên thống trị, đè bẹp nhân cách xấu và ngược lại.

Tuy nhiên, nhân cách xấu chỉ bị áp chế chứ không hoàn toàn mất đi. Vì vậy, khi con người gặp một tác nhân nào đó kích động, nhân cách khác sẽ trỗi dậy. Lúc này bệnh đa nhân cách bắt đầu được hình thành.

Triệu chứng

Rối loạn đa nhân cách được chia thành nhiều nhóm và nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy triệu chứng của chứng bệnh này cũng có một số sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, đa số trường hợp người bệnh dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều có những biểu hiện phổ biến như sau:

  • Biểu hiện của rối loạn nhân cách hoang tưởng

Biểu hiện đặc trưng của người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng là hoài nghi về người khác. Trong bất cứ trường hợp nào, họ cũng sẽ cố gắp tìm ra những mối nghi ngờ với những người xung quanh, đặc biệt là người thân. Đa số người bệnh đều cho rằng mọi người thường hay nói xấu và sỉ nhục mình.

Người bị đa nhân cách thường sống khép mình, ít khi có mối quan hệ thân thiết
Người bị đa nhân cách thường sống khép mình, ít khi có mối quan hệ thân thiết

Tâm trạng của người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng thường vui, buồn thất thường, đặc biệt là có xu hướng nhạy cảm thái quá với bất cứ sự từ chối nào. Họ rất hay chỉ trích, ganh tị thái quá với mọi người xung quanh. Vì những biểu hiện như vậy, người bệnh thường chỉ sống khép mình và không thể mở rộng được mối quan hệ với người khác.

  • Biểu hiện bệnh đa nhân cách phân liệt (Schizoid)

Rối loạn nhân cách phân biệt hay còn gọi là rối loạn nhân cách Schizoid. Đây là căn bệnh liên quan mật thiết sự giao tiếp của người bệnh với mọi người xung quanh. Một số người thường thích thú và tỏ ra nhiệt tình khi nói chuyện với người khác. Một số khác lại tỏ ra vô cùng khó chịu khi giao tiếp với tất cả mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó người bị rối loạn nhân cách phân biệt cũng thường xuyên đa nghi với mọi thứ và tách biệt bản thân với thế giới bên ngoài cũng như cách mối quan hệ trong xã hội.

Đời sống của họ có thể nói là vô cùng nhàm chán và khô khan. Đáng chú ý, chuyện tình dục của người bệnh thường chỉ nằm trong trí tưởng tượng bởi họ chỉ chú ý đến cảm xúc của mình mà hoàn toàn không quan tâm đến đối phương.

  • Biểu hiện rối loạn nhân cách ranh giới Borderline

Rối loạn nhân cách ranh giới hay còn gọi là rối loạn nhân cách Borderline. Đây là một loại biến chứng xuất hiện khi người bệnh có sự tự nhận thức kém và bị rối loạn cảm xúc trống trải. Người bệnh thông thường có một số hành vi bốc đồng và các mối quan hệ bất ổn.

Người rối loạn nhân cách ranh giới Borderline thường có hành vi bốc đồng
Người rối loạn nhân cách ranh giới Borderline thường có hành vi bốc đồng

Dấu hiệu rõ nhất để nhận biết chứng bệnh rối loạn nhân cách ranh giới borderline là sự thường xuyên hoang tưởng và mất kết nối với thực tại. Ngoài ra, người bệnh cũng thường có suy nghĩ tự phá hủy bản thân mình.

  • Biểu hiện rối loạn nhân cách dạng Schizotypal

Người bệnh rối loạn nhân cách dạng Schizotypal có thể nói giống như những kẻ lập dị, họ có rất ít hoặc hoàn toàn không có những mối quan hệ quá gần gũi. Người mắc bệnh này thường giữ khoảng cách với người xung quanh và cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp.

Đặc biệt người bị rối loạn nhân cách dạng Schizotypal thường có những suy nghĩ vô lý bất thường đồng thời tin vào những điều phi thực tế.

  • Biểu hiện bệnh đa nhân cách kịch tính Histrionic

Người bệnh bị đa nhân cách kịch tính thường không có tính kiên nhẫn, không gắn bó lâu dài với người hoặc một sở thích nào đó. Đặc biệt họ rất dễ bị ảnh hưởng và sai khiến từ người khác.

Người bệnh thường xuyên lôi kéo sự chú ý của người xung quanh bằng cách nói dối hoặc nói những điều phi lý hay cách ăn mặc. Khi không được đối phương đáp lại, họ sẽ trở nên gắt gỏng, khó chịu thậm chí thực hiện hành vi trả thù. Bên cạnh đó, họ cũng có xu hướng tìm kiếm và trải nghiệm nhiều loại cảm xúc mới hay giữ thái độ coi thường người khác.

  • Biểu hiện rối loạn nhân cách yêu bản thân thái quá

Đúng như tên gọi, người bị bệnh rối loạn đa nhân cách yêu bản thân thái quá chỉ yêu thích và thán phục bản thân mình một cách lập dị. Họ xem mình là trung tâm vũ trụ, luôn khao khát chiến thắng trong bất cứ trường hợp nào để mọi người xung quanh phải cung phụng, ngợi ca.

Tuy nhiên những người mắc bệnh này lại có sức quyến rũ rất mãnh liệt đồng thời có thể đưa ra những triết lý đặc biệt trong bất kì hoàn cảnh nào.

Việc yêu bản thân thái quá cũng là một trong những biển hiện của chứng rối loạn đa nhân cách
Việc yêu bản thân thái quá cũng là một trong những biển hiện của chứng rối loạn đa nhân cách

Xem thêm

Chẩn đoán và cách điều trị bệnh đa nhân cách

Người bị nghi ngờ mắc chứng rối loạn đa nhân cách cần được thăm khám bác sĩ ngay để có chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị hiệu quả.

Hình thức chẩn đoán

Cách duy nhất để biết bạn có mắc bệnh đa nhân cách hay không là nhờ sự đánh giá của chuyên gia tâm lý. Bởi người mắc bệnh này không phải lúc nào cũng có thể nhớ được hoàn toàn ký ức khi họ bị chuyển đổi trạng thái tính cách nào đó. Chú ý, bạn đừng nên cố gắng chẩn đoán bệnh vì việc làm này chỉ khiến tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Khi các nhà nghiên cứu lâm sàng nghi ngờ người bệnh đang có một rối loạn nhân cách, họ sẽ đưa ra những đánh giá về khuynh hướng cảm xúc, nhận thức, tương tác cá nhân cũng như hành vi bằng các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Thông thường các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng phương pháp thực nghiệm.

Bên cạnh đó, vì nhiều bệnh nhân rối loạn nhân cách thường bị thiếu sự nhận biết về tình trạng của họ nên bác sĩ có thể cần phải thu thập thông tin về tiền sử bệnh từ những người trước đây đã điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình, bạn bè thân thiết thường xuyên liên hệ với họ cũng có thể được khai thác thông tin.

Việc chẩn đoán bệnh đa nhân cách phải được thực hiện trong thời gian dài
Việc chẩn đoán bệnh đa nhân cách phải được thực hiện trong thời gian dài

Việc chẩn đoán chứng rối loạn đa nhân cách cần phải có thời gian. Đôi khi bác sĩ cũng có thể chẩn đoán nhầm bệnh này. Nguyên nhân đến từ việc nhiều trường hợp người bệnh còn kèm theo vấn đề khác giống như bệnh tâm thần như trầm cảm, stress, chán ăn, mất ngủ, thường xuyên hoảng sợ.

Sự kết hợp của các triệu chứng này khiến bệnh rối loạn đa nhân cách dễ trùng lặp với các chứng rối loạn khác. Do đó bác sĩ sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn để theo dõi bệnh nhân để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Cách điều trị phù hợp

Thông thường, các chuyên gia tâm lý sẽ áp dụng các phương pháp để điều trị bệnh đa nhân cách như sau:

  • Chữa đa nhân cách bằng liệu pháp tâm lý: Bác sĩ tâm lý sẽ hướng đến các nhân tố bên trong, giúp bệnh nhân hiểu rõ những cảm xúc của mình.
  • Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi: Mục tiêu của cách điều trị này là hướng tới những khía cạnh đặc biệt của người bệnh như suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, hay tình trạng rối loạn nhân cách. Tương ứng với những khía cạnh trên, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phân tích nhận thức hành vi biện chứng hay tâm lý trị liệu cho người bệnh.
  • Sử dụng liệu pháp cộng đồng: Việc người bệnh tham gia các khóa điều trị cộng đồng trong thời gian ngắn chỉ khoảng vài tháng cũng là biện pháp điều trị rối loạn đa nhân cách hiệu quả. Khi này, họ sẽ được khuyến khích sẻ chia, trải lòng về những cảm xúc, hành vi của mình. Đồng thời, người bệnh cũng có thể đưa ra cảm nhận về những hành vi của những người bệnh khác.
  • Sử dụng thuốc: Trên thực tế sẽ không có một loại thuốc đặc trị nào cho chứng rối loạn đa nhân cách. Tuy nhiên, cũng có một số thuốc thường được người bệnh sử dụng để cân bằng lại lượng hormone và hóa chất trong não. Cụ thể là thuốc chống trầm cảm (giúp cải thiện tâm trạng và nguy cơ tự tử); Thuốc an thần (Giúp cân bằng tâm lý cho người bị rối loạn đa nhân cách phân liệt hay hoang tưởng), thuốc chống kích động, lo âu,…
Điều trị là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả bác sĩ và bệnh nhân
Điều trị là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả bác sĩ và bệnh nhân

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên thì khi nói chuyện với người bị rối loạn đa nhân cách, chúng ta cũng cần chú ý tới lời nói và hành động. Hạn chế tối đa những va chạm không đáng có để tránh khiến người bệnh bị mất bình tĩnh, quá khích hay sợ hãi.

Bên cạnh đó, khi chứng kiến người bệnh chuyển đổi nhân cách, chúng ta cũng không nên hoảng loạn mà hãy giả vờ không biết và có thái độ bình thường.

Biện pháp phòng tránh bệnh đa nhân cách

Theo các chuyên gia tâm lý, những thay đổi tích cực trong lối sống sinh hoạt chính là biện pháp phòng chống bệnh rối loạn đa nhân cách hiệu quả nhất.

  • Hoạt động thể chất: Việc tập thể dục, yoga gay các môn thể thao có thể giúp hạn chế tối đa tình trạng trầm cảm, stress hay chứng rối loạn lo âu. Bên cạnh đó, việc làm này cũng sẽ giúp chống lại một số tác dụng phụ do thuốc tâm thần gây ra như tăng cân.
  • Tránh sử dụng thuốc lá, ma túy và rượu: Đây đều là những chất kích thích mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới sự mất cân bằng về tâm lý, cảm xúc.
  • Kiểm tra sức khỏe tâm lý định kỳ: Khi thấy bất cứ một dấu hiệu bất thường nào về tâm lý thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị nếu cần.
  • Chú ý đến dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn đa nhân cách: Lo âu, mất ngủ, giảm trí nhớ, dễ bị kích động là những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh đa nhân cách. Khi có một trong những triệu chứng này trong thời gian dài, bạn cần gặp bác sĩ để được điều trị ngay.
  • Đơn giản hóa cuộc sống: Hạn chế việc gắng sức làm việc, hạ thấp tiêu chuẩn nào đó hay không gò bó, cứng nhắc trong nhiều vấn đề nếu như có thể là cách giúp chúng ta đơn giản hóa cuộc sống. Qua đó giảm bớt sự lo âu, căng thẳng hay giận giữ.
  • Đọc sách, viết nhật ký: Đây là cách đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc mệt mỏi.
  • Hòa nhập với cộng đồng: Hãy cố gắng không để bản thân bị cô lập với cộng đồng, xã hội. Bạn nên thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi, dã ngoại cùng với gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp.
  • Ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng giờ: Việc làm này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý mà còn bảo vệ và tăng cường sức khỏe một cách toàn diện.

Bệnh đa nhân cách là một dạng bệnh lý phức tạp về tâm thần, nó gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người bệnh và cả những người xung quanh. Chính vì vậy, nếu phát hiện ra một dấu hiệu bất thường nào đó về tâm lý, hành vi hay cảm xúc, bạn nên tới thăm khám chuyên gia tư vấn để chẩn đoán chính xác bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *