Đau đầu căng thẳng: Nguyên nhân và cách chữa trị bạn nên biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau đầu dạng căng thẳng (tension-type headaches) là loại đau đầu phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là các vấn đề về tâm lý. Vậy đau đầu căng thẳng khắc phục được không? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị cụ thể là gì? Mời bạn đọc theo dõi các thông tin về tình trạng này ngay sau đây.

dau dau cang thang
Đau đầu căng thẳng: Nguyên nhân và cách chữa trị

Tổng quan về tình trạng đau đầu căng thẳng

Theo thống kê, có đến 80% người trưởng thành ở Mỹ mắc đau đầu do căng thẳng. Trong số đó, khoảng 3% các trường hợp đau đầu căng thẳng kinh niên diễn ra hàng ngày. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới, nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Hầu hết những trường hợp bị đau đầu căng thẳng từng cơn chỉ phải chịu đựng 1 – 2 lần mỗi tháng. Nhưng tình trạng này cũng có thể xảy ra thường xuyên và điều đặn hơn. Nhiều người mắc bệnh mãn tính sẽ phải chịu đựng cơn đau đầu trong 60 – 90 ngày.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, chưa có một báo cáo khoa học nào khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu căng thẳng. Theo các thống kê lâm sàng, đau đầu dạng căng thẳng thường bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân gây bệnh thường là từ phía công việc, trường học, gia đình hoặc các mối quan hệ trong xã hội.

Ngoài ra, các yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng đau đầu căng thẳng là:

  • Làm việc quá sức, nghỉ ngơi không đủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Tư thế ngồi không đúng, ngồi một chỗ quá lâu liên tục.
  • Lo lắng, suy nghĩ quá độ, thậm chí là trầm cảm.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích và đồ uống chứa cồn.
  • Thiếu sắt, thiếu magie.

Triệu chứng nhận biết

Tình trạng đau đầu do căng thẳng thường làm xuất hiện các cơn đau ở hai bên đầu, từ mức độ nhẹ đến trung bình. Đau đầu do căng thẳng khác hoàn toàn so với đau đầu do các bệnh lý thần kinh, bạn đọc có thể dựa vào các triệu chứng phổ biến sau đây:

  • Đau đầu âm ỉ, dai dẳng cả ngày và luôn có cảm giác nặng ở đầu hoặc bị siết chặt quanh đầu.
  • Có thể kèm theo đau gáy.
  • Khó tập trung khi làm việc, học tập và khó ngủ.
  • Khi mệt mỏi, có tiếng ồn lớn hoặc gặp vấn đề căng thẳng trong cuộc sống thì cường độ cơn đau tăng lên.
  • Các cơ vùng đầu, mặt và cổ dễ trở nên co cứng.
  • Bệnh nhân đau đầu do căng thẳng vẫn có thể thực hiện được các hoạt động thường ngày và không ảnh hưởng đến thị lực, khả năng thăng bằng hay sức mạnh.

Đặc biệt, bệnh nhân cần phân biệt cơn đau đầu do căng thẳng, stress kéo dài và cơn đau đầu do đột quỵ để có thể xử lý kịp thời đối với những trường hợp nguy hiểm.

Cơn đau đầu do đột quỵ không chỉ đơn thuần là đau đầu âm ỉ như cơn đau do căng thẳng mà thường kèm theo các dấu hiệu yếu liệt một phần hai cơ thể. Đồng thời các hoạt động bình thường như đi lại, nói chuyện, thấu hiểu hay vấn đề thị lực trở nên khó khăn hơn.

dau dau cang thang
Đau đầu căng thẳng thường bị nhầm lẫn với các loại bệnh lý khác

Đau đầu căng thẳng có khắc phục được không?

Đau đầu căng thẳng gây ra chủ yếu bởi nguyên nhân về tình trạng sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần nghỉ ngơi, sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học và thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp sẽ khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định cơn đau đầu căng thẳng khó điều trị dứt điểm và thường tái phát dai dẳng.

Những cơn đau này mới đầu chỉ thoáng qua, sau đó có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày. Nếu có các điều kiện thúc đẩy, cơn đau sẽ tiến triển thành các dạng như:

  • Đau đầu căng thẳng từng đợt: Xảy ra ít hơn 15 ngày trong mỗi tháng, thường bắt đầu từ từ và xuất hiện vào giữa ngày.
  • Đau đầu căng thẳng mạn tính: Xảy ra nhiều hơn 15 ngày trong một tháng. Cường độ cơn đau có thể trở nên mạnh hơn hoặc giảm dần trong ngày, nhưng không lúc nào khỏi hẳn và thường tồn tại trong một thời gian dài.

Khi cơn đau đầu căng thẳng tiến triển mạn tính thì hầu hết bệnh nhân sẽ phải sống chung với bệnh và được chỉ định sử dụng các loại thuốc giúp giãn mạch, giảm đau.

Có thể bạn quan tâm

Các phương pháp điều trị đau đầu căng thẳng phổ biến

Tốt nhất, ngay khi mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng đau đầu căng thẳng, bạn đọc nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị. Mục đích là để làm dịu các cơn đau và ngăn chặn bệnh tiến triển mãn tính.

Mẹo giảm đau tại nhà

Cách làm giảm đau đầu khi căng thẳng hiệu quả không dùng thuốc mà bệnh nhân có thể tham khảo như:

  • Chườm đá lạnh: Nhiệt lạnh có công dụng giúp làm tê vùng trán, nhờ vậy mà cơn đau đầu sẽ được giảm đáng kể. Do đó, khi bị đau đầu stress, hãy sử dụng một chiếc khăn mỏng lạnh gói vài viên đá di chuyển qua lại trên trán trong khoảng 10 phút.
  • Hít thở: Người bệnh nên hít vào trong khoảng 5 giây rồi thở ra trong 5 giây. Các hoạt động hít thở sâu, nhẹ nhàng sẽ tăng cường oxy giúp tăng tuần hoàn máu não, từ đó làm giảm căng thẳng và giảm đau đầu hiệu quả.
  • Gừng: Gừng từ lâu đã nổi tiếng có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, kích hoạt não làm việc hiệu quả hơn và thư giãn các mạch máu. Do vậy, nếu gặp tình trạng căng thẳng, đau đầu, bạn đọc hãy uống một ly nước gừng mật ong sẽ giúp xoa dịu cơn đau đầu chóng mặt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng liệu pháp xông tinh dầu gừng để khắc phục các cơn đau đầu khó chịu.
dau dau cang thang
Gừng giúp giảm nhanh triệu chứng đau đầu cho bệnh nhân

Điều trị theo Tây y

Thuốc giảm đau thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho hiện tượng đau đầu căng thẳng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ khuyến khích bệnh nhân kết hợp phác đồ điều trị đau đầu căng thẳng mất ngủ với một số phương pháp khác như liệu pháp thư giãn, hoá trị liệu,…

Sử dụng thuốc

Những trường hợp đau đầu mãn tính có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn nhằm ngăn ngừa cơn đau. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc để tránh tình trạng đau tái phát.

Các loại thuốc trị đau đầu căng thẳng không kê đơn phổ biến là:

  • Acetaminophen (Tylenol).
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin) hay naproxen (Aleve).
  • Nếu các loại thuốc giảm đau không kê đơn không phát huy tác dụng như mong muốn, bác sĩ có thể kê một loại thuốc giảm đau, kháng viêm mạnh hơn như: Indomethacin (Indocin, Indochron E-R), Ketoprofen (Actron, Orudis, Oruvail), Ketorolac (Toradol) hoặc Naproxen (Naprelan, Naprosyn).
  • Đối với một số trường hợp, các loại thuốc giãn cơ cũng sẽ được chỉ định đối với đau đầu căng thẳng thần kinh như: Methocarbamol (Robaxin) hoặc Cyclobenzaprine (Amrix, Fexmid, Flexeril).

Bên cạnh đó, một số loại thuốc dự phòng cũng thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptyline (Elavil), Protriptyline (Vivactil).
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Fluoxetine (Prozac), Paroxetine (Paxil), Venlafaxine (Effexor).
  • Thuốc chống động kinh: Topiramate (Topamax), Phenobarbital (Gardenal).

Cần lưu ý rằng những loại thuốc này chỉ tập trung điều trị triệu chứng, không chữa khỏi đau đầu. Theo thời gian các thuốc giảm đau giãn cơ có thể không còn hiệu quả nhiều như lúc đầu.

Hơn nữa, tất cả các loại thuốc tân dược đều có tác dụng phụ đi kèm nếu dùng thường xuyên. Hãy thảo luận với bác sĩ để phân tích những ưu và nhược điểm trước khi quyết định sử dụng.

dau dau cang thang
Uống thuốc Tây y giảm đau nhanh chóng nhưng lại gây áp lực lên chức năng gan thận

Liệu pháp thư giãn

Các liệu pháp thư giãn về thể chất và tinh thần như kéo giãn cơ, xoa bóp, day ấn,… có thể giúp giảm bớt các cơn đau đầu căng thẳng. Ngoài ra, áp dụng phương pháp vật lý như áp một miếng đệm nóng lên cổ và vai cũng giúp thư giãn các cơ để giảm đau hiệu quả hơn.

Phản hồi sinh học

Kỹ thuật thư giãn phản hồi sinh học có thể giúp bệnh nhân tránh đau đầu căng thẳng tái phát. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi phải được thực hiện bởi chuyên viên có chuyên môn. Thông thường, các chuyên viên trị liệu sẽ gắn các điện cực lên da của người bệnh để phát hiện các tín hiệu điện từ cơ cổ và vai.

Sau đó, người bệnh học cách nhận ra khi nào cơ thể trở nên căng thẳng và thực hành các cách để thư giãn các cơ trước khi chúng siết chặt đến mức gây ra tình trạng đau đầu.

Hóa dược trị liệu

Một số trường hợp bị đau đầu căng thẳng ở các khu vực rất nhạy cảm, được gọi là điểm kích hoạt, thường nằm ở phía sau cổ hoặc ở vai. Các bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách tiêm thuốc gây tê cục bộ vào những khu vực này để loại bỏ cơn đau và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đau đầu căng thẳng nên khám chữa bệnh ở đâu?

Dưới đây là một số khám và điều trị bệnh đau đầu căng thẳng uy tín:

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

Bệnh viện Việt Pháp là một trong những bệnh viện có uy tín và nhận được sự tin tưởng của nhiều bệnh nhân ở khu vực Hà Nội. Hiện nay, khoa Nội thần kinh của bệnh viện nói riêng, cũng như các chuyên khác của bệnh viện nói chung, đã thiết lập mối quan hệ chuyên môn chặt chẽ với các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội và nhiều công ty lớn có uy tín hoạt động trong lĩnh vực y tế.

Bên cạnh các xét nghiệm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, khoa Nội Thần kinh còn thực hiện một số xét nghiệm khác hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán đau đầu căng thẳng như: Điện cơ đồ, điện não đồ, nghiên cứu dẫn truyền thần kinh,…

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm tại số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • SĐT: 024 3577 1100.
dau dau cang thang
Bệnh việt Việt Pháp là nơi công tác của nhiều giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám chữa đau đầu do các bệnh lý thần kinh uy tín hàng đầu. Có thể nói, đây là một trong những cái nôi của ngành Nội khoa Thần kinh ở Việt Nam.

Trong đó, Viện sức khỏe Tâm thần của bệnh viện là địa chỉ khám chữa đau đầu căng thẳng hàng đầu hiện nay. Mỗi ngày, Viện khám và tư vấn cho khoảng 300 trường hợp.
Hơn nữa, đây còn là nơi quy tụ của nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Tâm thần học, là địa chỉ đáng tin cậy trong công tác đào tạo đại học và sau đại học cho chuyên ngành tâm thần cả nước.

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm tại số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • SĐT: 024 3576 5344.

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cũng nằm trong danh sách các bệnh viện tuyến đầu của cả nước. Thế mạnh của bệnh viện là khám và điều trị chuyên sâu các bệnh lý thần kinh bằng nội khoa.

Khoa Thần kinh của bệnh viện thực hiện công tác khám và điều trị cho hầu hết các bệnh thần kinh nói chung. Ngoài ra, phân khoa ngoại thần kinh sẽ thực hiện phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân nếu cần thiết.

Bệnh viện được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị y khoa hiện đại để thực hiện chẩn đoán và điều trị như máy chụp CT-scan, máy chụp MRI,… Đây là những thiết bị cực kỳ quan trọng trong việc chẩn đoán hình ảnh các bệnh lý liên quan đến đau đầu.

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm tại 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM.
  • SĐT: 028 3855 4269.

Nhất Nam Y Viện

Từ lâu, Nhất Nam Y Viện đã được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu trong điều trị bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền. Đây cũng là địa chỉ điều trị đau đầu căng thẳng được nhiều bệnh nhân tìm đến nhất.

Hơn nữa, Nhất Nam Y Viện là nơi quy tụ của đội ngũ bác sĩ tư vấn được tuyển chọn kĩ lưỡng. Họ là những bác sĩ trẻ, là thế hệ tiếp nối phát triển tinh hoa nền y học cổ truyền dân tộc.

Đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiệt huyết cùng cơ sở khang trang, hiện đại chính là một trong những thành tố hàng đầu giúp cho Nhất Nam Y Viện trở thành địa chỉ uy tín của hàng ngàn người bệnh trên khắp cả nước.

  • Địa chỉ: Trung tâm nằm tại biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • SĐT: 024 8585 1102.
 
dau dau cang thang
Nhất Nam Y Viện là địa chỉ thăm khám, điều trị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực y học cổ truyền

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc

Trung tâm Thuốc Dân tộc là đơn vị khám và chữa bệnh theo Y học cổ truyền hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Thuốc Dân Tộc đã tạo dựng được niềm tin và uy tín của mình đối với bệnh nhân trên cả nước.

Ở đây có đội ngũ bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và luôn tận tâm với người bệnh. Các chuyên khoa của trung tâm bao gồm: Da liễu, Xương khớp, Tai mũi họng, Mề đay, Thần kinh, Nam khoa. Khi bị đau đầu căng thẳng, bạn có thể tìm đến trung tâm theo địa chỉ:

  • Biệt thư B31, 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội (024 7109 6699).
  • 145 Hoa Lan, phường 2, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh (028 7109 6699).

Phòng ngừa tình trạng đau đầu căng thẳng

Để phòng tránh tình trạng đau đầu căng thẳng, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia như sau:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm dồi dào vitamin và khoáng chất như sắt, magie, kẽm, vitamin B… vào bữa ăn hàng ngày.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích, đồ ăn nhiều chất hoá học và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá. Tuyệt đối không uống cà phê hay sử dụng chất gây nghiện khác vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Bạn đọc cũng nên hạn chế đến những nơi có nhiều tiếng ồn, ánh sáng chói hoặc có những yếu tố khiến bạn stress. Đồng thời nên làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế bị kích thích về thần kinh.
  • Trong công việc, cần hạn chế làm những công việc lao lực quá mức hay áp lực căng thẳng kéo dài không tốt cho sức khỏe.
  • Cải thiện cuộc sống hàng ngày bằng cách duy trì tập luyện yoga, đi bộ, dưỡng sinh, thiền và luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan.

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về tình trạng đau đầu căng thẳng. Tình trạng này kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và tinh thần của bệnh nhân. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu triệu chứng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm nhất.

Tìm hiểu ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *