Đau đầu chảy máu cam là biểu hiện của bệnh gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau đầu chảy máu cam là tình trạng phổ biến gặp ở nhiều người từ mọi lứa tuổi khác nhau. Tình trạng này luôn khiến người bệnh lo lắng, bất an ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý cũng như công việc và đời sống sinh hoạt. Đồng hành cùng bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về vấn đề đau đầu kèm theo chảy máu cam là bệnh lý gì?

dau dau chay mau cam
Đau đầu chảy máu mũi có nguy hiểm không?

Đau đầu chảy máu cam là biểu hiện của bệnh gì?

Đau đầu chảy máu cam thường là hai triệu chứng xảy ra riêng biệt. Tình trạng chảy máu cam thông thường do các bệnh lý về mũi. Trong khi đau đầu có biểu hiện đa dạng từ cơn đau nửa đầu trái, phải, đau đầu thành cơn, đau đầu theo mạch đập,… gặp ở nhiều đối tượng và trong nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu hai triệu chứng này đi đôi và gắn liền với nhau, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể khi đang gặp phải tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này có thể liệt kê tiêu biểu như sau:

  • Viêm mũi dị ứng: Khi bị bệnh viêm mũi này, đặc biệt là khi gặp các tác nhân gây dị ứng, các mao mạch trong mũi sẽ bị giãn ra quá mức, có thể gây ra tình trạng vỡ mạch máu và chảy máu cam. Biểu hiện đi kèm của loại bệnh này là cơn đau đầu, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,…
  • Do thay đổi thời tiết bất thường: Thời tiết cũng là một trong số những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau đầu chảy máu mũi. Cụ thể, khi độ ẩm xuống thấp làm cho mũi bị khô rát khi hít thở, đặc biệt là khi vận động với cường độ mạnh, hơi thở trở nên nhanh và gấp hơn. Tình trạng này gặp ở nhiều người bị vẹo vách ngăn ở mũi, khiến không khí đi qua có thể gây ma sát mạnh, kích thích khiến máu cam chảy. Thời tiết thay đổi cũng thường gây ra các cơn đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Cảm cúm: Người mắc bệnh cảm cúm thường gặp phải các vấn đề chảy máu cam đau đầu bởi việc hắt hơi nhiều sẽ gây loét lớp lót vách ngăn của mũi gây ra chảy máu. Đồng thời, khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ không ngừng tăng cường các tế bào bạch cầu để chống lại các tác nhân xấu trong cơ thể, điều này khiến các cơn đau đầu, nhức đầu diễn ra thường xuyên hơn.
dau dau chay mau cam
Cảm cúm thông thường có thể gây ra chảy máu cam
  • Tăng huyết áp: Những người thường xuyên bị tăng huyết áp sẽ phải đối mặt với các đau đầu, chóng mặt do áp lực máu tăng đột ngột tác động lên thành mạch khiến chúng vỡ ra và chảy máu mũi. Đau đầu và chảy máu mũi rất thường gặp ở người bị cao huyết áp, đặc biệt sau khi dùng rượu bia.
  • Do thiếu máu: Đối với những đối tượng tuổi dậy thì, người đang trong giai đoạn phát triển, nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất hoặc bị mất nhiều máu bởi phẫu thuật, tai nạn, kinh nguyệt,… cũng có thể khiến cơ thể suy nhược, gây đau đầu mệt mỏi và chảy máu cam.
  • Viêm xoang: Viêm xoang cũng là đáp án phổ biến cho câu hỏi đau đầu chảy máu mũi là bệnh gì. Tình trạng bệnh lý này xảy ra do các xoang mũi bị viêm bởi dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Ngoài ra, các yếu tố như thời tiết, môi trường ô nhiễm, khói bụi cũng là tác nhân thường ra bệnh viêm xoang.

Hiện tượng đau đầu chảy máu mũi có nguy hiểm không?

Đau đầu kèm theo chảy máu mũi do các nguyên nhân thường gặp trên không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí hiện tượng này có thể tự hết khi các tác nhân như ô nhiễm, dị ứng, thời tiết biến mất hoặc khi cơ thể đã thích nghi được. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng giúp cải thiện chứng nhức đầu chảy máu mũi.

Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh đau đầu chảy máu mũi cần phải xem xét dựa trên biểu hiện cụ thể. Nếu loại trừ những nguyên nhân liệt kê bên trên, người bệnh thường xuyên gặp các cơn đau đầu dữ dội kèm theo xuất huyết mũi, rất có thể đây chính là cảnh báo của các loại bệnh vô cùng nguy hiểm. Bạn cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu sau đây và đi khám càng sớm càng tốt để tránh để lại hậu quả không đáng có:

  • Ung thư mũi họng: Nếu người bệnh gặp triệu chứng đau đầu chảy máu mũi, máu có màu đậm và mùi hôi bất thường, có thể bạn đang có một khối u trong mũi. Khối u ác tính này tác động và chèn ép bên trong mũi sẽ gây ra triệu chứng đau đầu kèm theo hiện tượng chảy máu cam, ngạt mũi, mất khứu giác, mũi sưng tấy, biến dạng,…
  • Các bệnh lý về máu: Một số bệnh lý về máu nguy hiểm có thể gây ra hiện tượng đau đầu chảy máu cam như: Thành mạch máu kém bền, suy tủy, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu,…. Những bệnh lý này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, gây tổn thương cho não, để lại di chứng nặng nề.
  • U mũi: Tồn tại một hay nhiều khối u, Polyp trong mũi là cũng là tác nhân thường gặp gây ra triệu chứng đau đầu kèm chảy máu mũi. Nếu tình trạng này không được điều trị sớm có thể dẫn đến ung thư mũi xoang vô cùng nghiêm trọng.
dau dau chay mau cam
Chảy máu mũi do các khối u, Polyp mũi.

Chính vì vậy, khi phát hiện tình trạng đau đầu chảy máu cam kèm những dấu hiệu bất thường như máu có mùi, cơ thể xanh xao, sụt cân nhanh, người mệt mỏi, không có sức lực,… người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Việc này vô cùng cần thiết trong điều trị bệnh, hạn chế di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều trị đau đầu và chảy máu cam như thế nào?

Để điều trị đau đầu chảy máu cam, có rất nhiều phương pháp được áp dụng thành công. Đối với những người bệnh gặp chứng này không thường xuyên, chủ yếu do sự thay đổi bất thường trong cơ thể và môi trường, có thể khắc phục tại nhà với những mẹo đơn giản. Tuy nhiên, khi dấu hiệu bệnh tăng cấp, trở nên nghiêm trọng, tuyệt đối không được tự ý xử trí mà cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau đầu người bệnh có thể tham khảo để định hướng trị liệu:

Xử lý chảy máu cam tại chỗ

Khi bị đau đầu kèm theo chảy máu mũi đột ngột, người bệnh cần nắm được phương pháp sơ cứu như sau:

  • Dùng ngón tay ấn chặt vào một hoặc cả 2 bên mũi đang chảy máu, sau đó cúi đầu về phía trước để cho máu ngưng chảy. Khi thực hiện, bạn nên vịn tay hoặc chống khuỷu tay lên bàn hay mặt phẳng nào đó để đỡ mỏi tay.
  • Dùng bông gạc mua tại hiệu thuốc để cầm máu, trong tình trạng khẩn cấp có thể dùng vải mỏng sạch. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một cục nước đá xoa phía bên ngoài mũi để ngưng chảy máu.
  • Lưu ý tuyệt đối không nằm xuống hoặc ngửa đầu lên cao, ra phía đằng sau. Tư thế này có thể khiến máu chảy ngược vào miệng, cổ họng, gây nôn mửa và khiến máu chảy ra nhiều hơn, không đông được.
dau dau chay mau cam
Cần xử lý khi bị chảy máu cam nhanh chóng, không ngửa cổ về sau.

Dùng mẹo dân gian

Khi bị chảy máu cam hơn 1 lần trong ngày, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo cầm máu, giảm đau đầu như:

  • Dùng khăn lạnh: Nhiệt độ lạnh có tác dụng khiến hệ thần kinh co thắt các mạch máu, giúp máu đông nhanh hơn và giảm đau đầu hiệu quả. Vì thế, khi bị đau đầu chảy máu cam, bạncó thể sử dụng đá hoặc túi chườm lạnh massage lần lượt sau gáy, dọc mũi và trán.
  • Giấm táo: Giấm táo không chỉ là một loại gia vị, nguyên liệu làm đẹp, giảm cân mà còn có khả năng khống chế chứng chảy máu cam công hiệu, thông qua khả năng làm se các thành mạch máu bị vỡ, từ đó làm chấm dứt tình trạng chảy máu mũi. Người bệnh chỉ cần nhúng bông gòn vào một ít giấm táo, sau đó đặt vào lỗ mũi một cách nhẹ nhàng trong khoảng từ 3- 5 phút.
 

Phương pháp Tây Y

Chữa đau đầu chảy máu mũi bằng y học hiện đại cho hiệu quả nhanh chóng và rút ngắn được thời gian điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:

Dùng thuốc Tây điều trị bệnh

Đối với các tình trạng đau đầu và chảy máu cam, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau tức thời hoặc an thần. Người bệnh cũng cần tránh lạm dụng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau bởi chúng có thể gây ra hiện tượng khó đông máu, trong trường hợp đau đầu kèm chảy máu mũi. Một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng khi bị đau đầu và chảy máu mũi là:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Loại thuốc này được chỉ định nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng đau đầu, chảy máu mũi do căng thẳng hình thành từ ban đầu.
  • Thuốc an thần: Có tác dụng kiểm soát tình trạng lo âu, căng thẳng, hạn chế các chứng đau đầu do stress, áp lực công việc hoặc lao động quá sức.
  • Các nhóm thuốc NSAID: Gồm các loại như Ibuprofen và Naproxen có hiệu quả kiểm soát các cơn đau đầu từ nhẹ đến trung bình.
  • Các thuốc giảm đau tức thời: Nhóm kháng sinh thường được sử dụng để cắt cơn đau nhanh chóng là Paracetamol hoặc Efferalgan.

Tìm hiểu thêm

dau dau chay mau cam
Tây y có khả năng ức chế cơn đau đầu nhanh chóng.

Phương pháp phẫu thuật

Người bệnh bị đau đầu chảy máu mũi do các bệnh lý nền nguy hiểm như các khối u, ung thư,… thường khó có thể chữa trị dứt điểm bằng thuốc. Khi đó, phẫu thuật ngoại khoa là biện pháp được chỉ định điều trị.

Mặc dù phẫu thuật có thể gây ra nhiều rủi ro cho bệnh nhân như các di chứng não bộ, suy giảm trí nhớ hay rối loạn nhận thức, tuy nhiên đây vẫn là phương pháp duy nhất có thể cứu được tính mạng trong các trường hợp nguy hiểm. Để tránh bệnh phát triển quá nghiêm trọng, tốt nhất người bệnh cần khám và chữa theo phác đồ của bệnh viện, cơ sở y tế trị liệu, không nên tự ý chữa tại nhà khi không biết rõ nguyên nhân.

Khám nhức đầu chảy máu cam ở đâu?

Khi gặp các vấn đề là các cơn đau đầu kèm theo chảy máu cam, người bệnh có thể đến những địa chỉ bệnh viện và cơ sở y tế uy tín sau đây để thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh:

  • Bệnh viện 108: Đây là bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc Phòng và là một trong những bệnh viện số 1 tại khu vực phía Bắc. Tại đây, người bệnh có thể thăm khám và điều trị các chứng bệnh đau đầu, chảy máu cam với các bác sỹ chuyên môn giỏi và nhiệt huyết. Địa chỉ cho người bệnh đến khám tại số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thuộc thành phố Hà Nội. Điện thoại liên lạc: 0967.7516.16 và 1900.98.68.69.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Bệnh viện Chợ Rẫy là địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu khu vực phía Nam với các bác sĩ đầu ngành và cơ sở vật chất hiện đại. Người bệnh có thể tới địa chỉ số 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, P12, Q5, Thành phố Hồ Chí Minh để khám đau đầu chảy máu cam. Điện thoại liên hệ: (84-8) 38 554137; (84-8) 38 554 138 hoặc (84-8) 38 563 534.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc: Đây chính là địa chỉ chữa bệnh bằng Đông y nổi tiếng được nhiều người truyền tai nhau đến điều trị bệnh đau đầu. Trung tâm chuyên nghiên cứu và chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ các bài thuốc dân gian cổ truyền điều chế chất lượng và an toàn. Người bệnh quan tâm có thể tới địa chỉ: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, thủ đô Hà Nội (hoặc khu vực phía Nam tại địa chỉ số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM). Điện thoại liên hệ là: 024.7109.6699.
  • Nhất Nam Y Viện: Đây cũng là địa chỉ của trung tâm điều trị bệnh Đông y, hội tụ đội ngũ y dược sĩ giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết trong nghiên cứu y học cổ truyền. Nhất Nam Y Viện là đơn vị giúp người bệnh giải quyết chứng đau đầu chảy máu cam vô cùng hiệu quả. Địa chỉ người bệnh tới thăm khám tại: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội (hoặc tại khu vực phía Nam là số 3, đường 34, Phường An Khánh, Q. Thủ Đức). Điện thoại tư vấn: 024.8585.1102.

Cách phòng ngừa chứng đau đầu chảy máu cam

Để phòng ngừa các triệu chứng đau đầu chảy máu cam, người bệnh cần xây dựng cho bản thân chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh kèm theo sự kiểm soát từ dinh dưỡng đến thói quen lao động. Cụ thể như sau:

  • Cân đối giữa lao động và nghỉ ngơi điều độ, không làm việc nặng quá sức, dẫn đến kiệt sức.
  • Giảm tải các nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, áp lực, chia sẻ những gánh nặng tâm lý gây ra stress.
  • Điều chỉnh độ ẩm trong phòng hoặc nơi làm việc phù hợp bằng các thiết bị như máy phun ẩm, điều hòa,… khi độ ẩm thời tiết quá thấp.
  • Xây dựng chế độ một thực đơn dinh dưỡng khoa học, trong đó bổ sung nhiều rau củ quả giàu vitamin C. Đồng thời hạn chế các chất kích thích bao gồm cà phê, thuốc lá, rượu bia,…
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, đặc biệt là các bài tập tăng cường lưu thông khí huyết để tăng cường sức đề kháng và độ dẻo dai cho cơ thể.
  • Hạn chế tối đa việc lạm dụng các loại thuốc xịt mũi, thuốc kháng viêm, kháng sinh giảm đau gây ra khó đông máu và hại gan, thận.
  • Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế các cơn đau đầu chảy máu cam.

Đau đầu và chảy máu cam thường không gây ra nguy hiểm, là chứng bệnh nhất thời ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan nếu bệnh kéo dài, thường phát. Khi phát hiện các triệu chứng đau đầu, sốt, chảy máu cam thì nên tới cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Trên đây là thông tin về chứng đau đầu chảy máu cam cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn  sẽ có những định hướng về bệnh cũng như cách chữa trị phù hợp nhất với cơ địa và sức khỏe bản thân.

Tham khảo

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *