Đau đầu mệt mỏi là bệnh gì? Thông tin bạn cần nắm rõ

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau đầu mệt mỏi là tình trạng phổ biến, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về vận mạch hoặc thần kinh. Người bệnh đừng bỏ qua những thông tin sau để nắm rõ kiến thức về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Đau đầu mệt mỏi là bệnh gì?

Tình trạng đau đầu mệt mỏi có thể xảy ra ở bất cứ ai, phổ biến nhất là nữ giới và đối tượng trung niên. Hiện tượng này thường liên quan đến tư thế, gia tăng khi người bệnh ngồi dậy và giảm khi nằm nghỉ ngơi. Các cơn đau đầu thường kéo dài trong vài ngày, thậm chí vài tuần, sau đó tự hết nhưng sẽ tái phát nhiều lần sau một thời gian.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng nhức đầu mệt mỏi không thay đổi theo tư thế, rất có thể người bệnh đang gặp vấn đề về thần kinh. Cụ thể như xuất huyết não, tăng huyết áp,  nhồi máu não,…

Người bệnh có thể bị đau đầu hai bên thái dương âm ỉ vùng trán, đỉnh đầu, thái dương hoặc toàn bộ khu vực. Cơn đau tăng lên khi có kích kích hoặc lo lắng nhiều, cảm giác như thắt khăn chặt, kèm theo chóng mặt và choáng váng.

dau dau met moi
Tình trạng đau đầu khiến người bệnh cực kỳ khó chịu và mệt mỏi

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác đi kèm như:

  • Nhạy cảm, tâm trạng thất thường
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Tim đập nhanh, co thắt ngực
  • Đau mỏi cổ, vai, thắt lưng
  • Run tay chân
  • Stress, trầm cảm, tự cô lập bản thân

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu mệt mỏi

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức đầu mệt mỏi bao gồm:

  • Đau nửa đầu: Người bị đau nửa đầu sẽ kèm theo cảm giác mệt mỏi, uể oải, khó tập trung, thậm chí là trầm cảm kéo dài.
  • Hạ đường huyết: Khi lượng đường trong máu bị giảm sẽ xảy ra tình trạng nhức đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt.
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Cảm giác đau đầu, mệt mỏi thường xuyên ngay cả khi đi ngủ.
  • Thiếu máu não: Tình trạng máu không lưu thông đến não sẽ gây ra nhức đầu mệt mỏi chóng mặt, mệt mỏi, nhất là khi thay đổi tư thế.
  • Mất nước: Một trong những triệu chứng khi bị mất nước là nhức đầu mệt mỏi buồn ngủ. Tình trạng này sẽ tự hết sau khi bổ sung đủ nước.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc tây y điều trị huyết áp, thuốc lợi tiểu,… gây ra tác dụng phụ như đau đầu mệt mỏi buồn ngủ
  • Đồ uống chứa cafein: Đây là chất kích thích lên hệ thần kinh trung ương giúp tỉnh táo hơn. Tuy nhiên sau khi uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đầu mệt mỏi mất ngủ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, nghiến răng, hội chứng chân không yên cũng có thể gây đau đầu, mệt mỏi.
  • Chấn động: Những chấn thương ở não tạm thời cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau đầu mệt mỏi buồn nôn, mất ý thức.
  • Cảm lạnh và cảm cúm: Nhức đầu mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của căn bệnh này, thêm vào đó người bệnh sẽ có những biểu hiện khác như ho, đau họng, sốt,..
  • Chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai: Tùy thuộc vào cơ địa mà một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng đau đầu, đau ngực, khó ngủ, mệt mỏi.
  • Đau xơ cơ: Người gặp phải hội chứng này thường có cảm giác đau ở các điểm trên cơ thể và thấy mệt mỏi, đau đầu kéo dài.
  • Lupus: Đây là bệnh tự miễn mạn tính  xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, tự tấn công vào tế bào của cơ thể. Các triệu chứng bao gồm nhức đầu mệt mỏi, nổi mẩn, rụng tóc, sưng khớp,…
  • Trầm cảm: Những người bị trầm cảm thường cảm thấy kiệt sức về cả thể chất lẫn tinh thần, nhức đầu mệt mỏi buồn ngủ.
dau dau met moi
Cơ thể mệt mỏi đau đầu có thể do các bệnh như cảm lạnh, lupus, đau xơ cơ,…

Chi tiết cách điều trị hiệu quả, đơn giản

Đau đầu mệt mỏi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên thăm khám để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp Tây y điều trị đau nhức đầu mệt mỏi kéo dài

Cách điều trị phổ biến nhất cho người bị nhức đầu mệt mỏi kéo dài là sử dụng thuốc Tây y. Cụ thể, một số loại thuốc giảm đau có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm đau tạm thời như Opioid, NSAID,…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng nếu nguyên nhân do căng thẳng.
  • Thuốc Naproxen, Gynergen,… làm co nhánh ở các động mạch ngoài
  • Thuốc an thần có tác dụng kiểm soát tình trạng căng thẳng.

Tuy cho hiệu quả nhanh chóng ngay sau khi uống nhưng thuốc Tây y rất dễ gây ra tác dụng phụ. Người bệnh bị đau đầu sốt cần tuân thủ theo đúng liều dùng được kê để đảm bảo an toàn nhất.

dau dau met moi
Thuốc Tây y cần được kê đơn phù hợp cho từng đối tượng để đảm bảo hiệu quả và an toàn

Trong trường hợp nguyên nhân gây nhức đầu mệt mỏi xuất phát từ yếu tố tâm lý, người bệnh có thể tìm gặp các chuyên gia để được tư vấn. Phương pháp này hiện nay được ứng dụng khá phổ biến và cho hiệu quả tốt.

Mẹo dân gian chữa nhức đầu mệt mỏi kéo dài

Trong trường hợp tình trạng hay nhức đầu mệt mỏi mới xuất hiện, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian đơn giản. Đây đều là những bài thuốc sử dụng nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ, mang đến hiệu quả khá tốt lại vô cùng an toàn như:

  • Gừng: Giúp giãn mạch máu, ngăn ngừa cơn đau nhức đầu, giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ. Người bệnh thái lát 1 củ gừng, đun cùng nước và 2 thìa cafe đường trong 5 phút rồi uống trực tiếp.
  • Tinh dầu bạc hà: Cải thiện chứng đau đầu buồn ngủ bằng cách ngâm khăn trong nước đá, nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà rồi đắp lên trán trong khoảng 15 phút.
  • Tía tô đất: Thảo dược này có tác dụng an thần và giảm đau hiệu quả. Người bệnh hãm 1 thìa cà phê lá tía tô khô với 1 cốc nước sôi, sau đó thêm vài lát gừng và 1 chút bột nghệ rồi uống trực tiếp.

Đông y chữa nhức đầu mệt mỏi

Phương pháp điều trị đau đầu mệt mỏi bằng Đông y ngày càng được nhiều người biết đến và tin tưởng thực hiện. Theo quan niệm Y học cổ truyền, tình trạng đau đầu xảy ra do ngoại cảm xâm nhập, âm dương và khí huyết bị tổn thương.

Bài thuốc sử dụng các thảo dược tự nhiên tốt cho sức khỏe, lại rất lành tính. Chúng có tác dụng bình can tức phong, tiềm dương, dưỡng huyết, hóa đàm, trừ thấp và thận âm. Khi thực hiện theo đúng lộ trình được lương y kê đơn, tình trạng đau đầu ù tai mệt mỏi chóng mặt được giải quyết triệt để.

  • Bài thuốc 1: Người bệnh sắc thuốc uống từ cảo bản, độc hoạt, phòng phong, khương hoạt, mạn kinh tử (cùng 8g), xuyên khung, chích thảo (cùng 4g).
  • Bài thuốc 2: Thay các vị thuốc thành bạch truật, phục linh (cùng 12g), bán hạ, thiên ma, trần bì, (cùng 8g), cam thảo (4g).
  • Bài thuốc 3:  Sắc thuốc uống từ táo nhân (12g), đương quy, xuyên khung, sinh địa, xích thược (cùng 8g), hồng hoa (2g).
dau dau met moi
Người bệnh sắc thuốc từ các thảo dược khi cơ thể mệt mỏi đau đầu

Ngoài ra, người bệnh bị đau đầu mệt mỏi cũng có thể tham khảo các bài thuốc chữa bệnh của Nhất Nam Y Viện và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc . Đây là 2 đơn vị cung cấp những bài thuốc chữa đau đầu bằng phương pháp Y học cổ truyền được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng.

Bài thuốc Định tâm An thần khang

  • Bài thuốc của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là sự kết hợp giữa 2 nhóm thuốc Từ Tà và Phục Chính.
  • Các bài thuốc này đều được bào chế từ nguyên liệu tự nhiên như: Củ bình vôi, Long nhãn, Dạ giao đằng, Lạc tiên, Liên nhục, Viễn chí, Phục thần, Toan táo nhân, Bạch truật, Hoàng kỳ, Đại táo…
  • Tác dụng giúp làm giảm lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ, đau đầu.

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

  • Bài thuốc của Nhất Nam Y Viện có sự kết hợp của 4 bài thuốc bao gồm: Nhất Nam Định Tâm Hoàn, Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết, Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận và Nhất Nam Dưỡng Tâm Can.
  • Các nguyên liệu được bào chế bao gồm: Bá tử nhân, Táo nhân, Phù tiểu mạch, Lạc tiên, Bành vôi, Tắng tó, Tầm gửi, Trám đen, Bạch quả, Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Kiện chí, Long nhãn, Phục thần, Sài hồ
  • Tác dụng giúp an thần, bồi bổ khí huyết, giảm đau đầu, tâm phiền, khó ngủ, nóng trong…\

Đau đầu mệt mỏi nên khám chữa bệnh ở đâu tốt?

Khi bị đau đầu nên đi khám ở đâu uy tín, chất lượng là thắc mắc chung của rất nhiều người. Để lựa chọn địa chỉ tốt nhất, người bệnh có thể dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa giỏi về chuyên môn, nhiều kinh nghiệm và có tâm với nghề.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, có thực hiện một số xét nghiệm như X-quang, chụp CT, MRI.
  • Dịch vụ tốt, công khai mức chi phí khám, chữa bệnh.
dau dau met moi
Khám chữa đau đầu tại phòng khám của Nhất Nam Y Viện

Dựa vào những tiêu chí trên, dưới đây là top các cơ sở người bệnh nên tham khảo và thăm khám khi bị đau đầu mệt mỏi:

  • Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ số 78 Giải Phóng – Quận Đống Đa – Hà Nội), hotline: 04 3869 3731
  • Khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Địa chỉ số 1 Tôn Thất Tùng – Quận Đống Đa – Hà Nội), hotline: 0982 873 11.
  • Chuyên khoa Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy: Địa chỉ số 201B Nguyễn Chí Thanh – phường 12 – quận 5 – Tp. HCM), hotline 028 3855 4137 – 028 3855 4138.
  • Chuyên khoa thần kinh Bệnh viện Nhân dân 115: Địa chỉ số 527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10 – Tp. HCM), hotline 028 3865 2368 – 028 3865 5110.
  • Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội, hotline: 024.8585.1102
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc:  Địa chỉ Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024)7109 6699

Lưu ý quan trọng người bệnh cần nhớ

Để phòng ngừa cũng như ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng do tình trạng nhức đầu mệt mỏi khi ngủ dậy, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Nâng cao sức khỏe bằng cách thường xuyên tập thể dục, thể thao, đặc biệt là các môn như chạy bộ, bơi lội,…
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • Chú ý uống đủ lượng nước cần thiết, nhất là sau khi chơi thể thao hoặc lao động mất sức.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích.
  • Suy nghĩ tích cực, hạn chế căng thẳng, luôn giữ tâm trạng thoải mái.
  • Sắp xếp thời gian làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi một cách khoa học.
  • Tư thế sinh hoạt đúng cách, thường xuyên thay đổi để thư giãn cơ.
  • Đi khám định kỳ sức khỏe để kiểm soát tình trạng bệnh của bản thân tốt nhất

Đau đầu mệt mỏi kéo ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, việc chủ động phòng ngừa, thăm khám sớm là điều cực kỳ cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *