Đau đầu ở thái dương là bệnh gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau đầu ở thái dương là hiện tượng phổ biến hầu như ai cũng từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên đây cũng có thể là tình trạng đáng báo động bởi chúng là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy hiện tượng đau đầu này xảy ra do đâu, có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng đồng hành trong bài viết sau đây để được giải đáp thắc mắc.

Hiện tượng đau đầu ở thái dương là bệnh gì, có nguy hiểm?

Đau đầu ở thái dươnghiện tượng đau đầu khá thường gặp, gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh mặc dù đây không phải là tình trạng quá nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Khi gặp phải hiện tượng này, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ, đau đầu thái dương trái, phải hoặc cả 2 bên. Các cơn đau này sẽ xuất hiện từ vùng thái dương, sau đó đi theo động mạch lan ra khắp đầu.

Thông thường, người bệnh hay bị chứng đau đầu này vào cùng một thời điểm nhạy cảm trong ngày, đặc biệt là đau đầu sau khi thức dậy giữa đêm hoặc sáng sớm. Các cơn đau thường kéo dài không cố định từ vài phút cho đến vài giờ và ở mỗi người tình trạng đau cũng biểu hiện không giống nhau.

dau dau o thai duong
Đau đầu ở thái dương là chứng bệnh thường gặp và không quá nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau đầu ở thái dương

Đau đầu ở 2 bên thái dương có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân này có thể xuất phát từ vấn đề khác nhau trong cơ thể như thần kinh, răng miệng hoặc do tai nạn tổn thương cụ thể nào đó. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất của chứng đau đầu này:

  • Căng thẳng thần kinh, stress kéo dài

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu ở thái dương gặp ở rất nhiều người trẻ hiện nay. Khi người bệnh bị căng thẳng liên tục hoặc stress kéo dài có thể xuất hiện các cơn đau như có vật nặng đè nén và căng tức ở vùng thái dương rồi lan rộng sang vùng cổ gáy.

Ngoài ra trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị hoa mắt nhẹ, cơ thể nặng nề, mệt mỏi. Các cơn đau đầu do căng thẳng thần kinh thường sẽ không khiến người bệnh bị nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng động và không bị nôn hoặc buồn nôn.

dau dau o thai duong
Stress gây ra chứng đau đầu phổ biến ở người trẻ.
  • Đau đầu Migraine

Đau đầu Migraine là tình trạng bệnh lý xuất hiện các cơn đau nhói, dồn dập ở thái dương hay nửa vùng đầu. Gặp chứng bệnh này, người bệnh sẽ bị đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và các chuyển động ở lặp lại.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải hiện tượng nôn mửa, mất thị lực tạm thời, hoa mắt, chóng mặt và thiểu năng vận động và ngôn ngữ tạm thời.

  • Đau đầu ở thái dương sau sang chấn

Chứng nhức đầu ở thái dương bên phải, bên trái hoặc cả 2 bên có thể xuất hiện sau một cơn sang chấn, tai nạn gây ra. Các sang chấn này có thể không gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở não bộ và không khiến người bệnh mất ý thức tuy nhiên vẫn có thể gây ra các cơn đau đầu thường xuyên đặc biệt là ở vùng thái dương.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như xây xẩm mặt mày, suy giảm trí nhớ, thay đổi cảm xúc hoặc chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, các cơn đau đầu này thường sẽ tự biến mất sau khoảng 2-5 tháng kể từ khi gặp phải sang chấn.

  • Nguyên nhân khác

Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu thái dương trái hoặc phải như vấn đề răng miệng, áp xe răng, mọc răng khôn, nhổ bỏ răng,… Thêm vào đó, một số bệnh lý nguy hiểm khác cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu ở thái dương bên trái, phải như viêm tế bào mạch máu lớn, xuất huyết nội, viêm màng não, viêm mạch máu thái dương,…

Chứng đau đầu ở thái dương có nguy hiểm hay không?

Theo các chuyên gia, chứng đau đầu ở 2 thái dương không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí có thể tự khỏi bằng việc cải thiện đời sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan khi bệnh lý này kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, tình trạng đau đầu ở thái dương còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm có thể kể đến như sau:

  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ: Đây là dạng bệnh lý gây nhiễm khuẩn mạch máu, dẫn đến các cơn đau đầu dữ dội kèm theo cảm giác nóng rát. Các cơn đau này thường xuất hiện ở khu vực thái dương, lan ra toàn bộ vùng đầu. Người bệnh có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như mệt mỏi, sốt cao thường xuyên, chán ăn, sút cân, đau đầu ở thái dương.
  • Chấn thương sọ não nhẹ: Chấn thương sọ não thường xảy ra do tác động lực khi bị tai nạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nếu người bệnh chủ quan không thăm khám.
  • Phình động mạch não: Chứng bệnh nguy hiểm này có thể phát triển trong bất kỳ động mạch nào của não. Khi đó khu vực động mạch sẽ bị yếu đi, phình ra ở phần thành gây nguy cơ đột quỵ, tử vong cao đặc biệt ở người cao tuổi.
  • U não: U não là sự xuất hiện của khối tế bào bất thường trong não, chúng thường gây ra các triệu chứng như đau đầu dữ dội, co giật, hoa mắt, chóng mặt, tê liệt, mất khả năng ngôn ngữ,…
dau dau o thai duong
Đau đầu ở thái dương bên phải, trái có thể là biểu hiện của u não.

Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng đau đầu ở thái dương kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, sốt hay co giật nhắc trên thì người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm

Cách chữa đau đầu ở thái dương

Khi bị đau đầu ở thái dương kéo dài gây mệt mỏi, điều cần thiết nhất người bệnh cần phải thực hiện là tới khám tại các cơ sở y khoa uy tín để được điều trị với phác đồ phù hợp nhất. Người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị chính dưới đây:

Sử dụng các mẹo dân gian hạn chế đau đầu ở thái dương

Các mẹo dân gian giúp cải thiện chứng đau đầu hiệu quả dựa vào tác dụng dược tính và vật lý. Đối với tình trạng bệnh nhẹ và với tần suất không thường xuyên, cách làm này mang lại hiệu quả cao và rất dễ áp dụng. Cụ thể:

  • Liệu pháp Massage: Các bài tập massage có thể giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể đặc biệt là tuần hoàn lên não. Từ đó giúp giảm các cơn đau đầu ở thái dương hiệu quả. Ngoài ra, các động tác này còn giúp người bệnh thư giãn cơ thể, làm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi rất tốt.
  • Trà gừng: Theo y học cổ truyền, gừng tươi là vị thuốc có tính ấm, vị cay có tác dụng kháng viêm. Gừng thường được sử dụng để điều trị các cơn đau đầu ở khu vực thái dương hiệu quả. Người bệnh có thể làm sạch gừng, giã nát đun với nước sôi uống hàng ngày hoặc để thuận tiện hơn có thể uống trà gừng chế sẵn.
dau dau o thai duong
Người bệnh có thể dùng trà gừng trị đau đầu.

Biện pháp sử dụng mẹo dân gian này không có tác dụng thay thế phương pháp điều trị đau đầu, vì thế người bệnh cần lưu ý không lạm dụng và thực hiện khám bệnh trong các trường hợp đau đầu trở nên nặng dần.

Dùng Tây y

Tây y là phương pháp chữa trị hiện đại giúp giải quyết các vấn đề bệnh lý nhanh chóng và hiệu quả cao. Thông thường Tây y điều trị theo hai hình thức chính là sử dụng thuốc và can thiệp ngoại khoa.

Sử dụng thuốc

Thông thường các trường hợp người bệnh bị đau đầu ở thái dương có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nhanh chóng mà không cần kê đơn. Tuy nhiên trong những trường hợp bệnh kéo dài và nghiêm trọng, các loại thuốc này chỉ có tác dụng khống chế tạm thời cơn đau. Người bệnh vẫn cần phải khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế. Một số loại thuốc tân dược thường được chỉ định hạn chế đau đầu thái dương là:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Các loại thuốc không cần kê đơn chủ yếu là: Acetaminophen, Alaxan, Paracetamol,…
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm: Phổ biến là các loại: Amitriptyline, Fluvoxamine (Luvox), Citalopram (Celexa), …
  • Các loại thuốc chống co giật: Nhóm thuốc gồm: Topiramate, Valium Diazepam, Phenytoin, Carbamazepin…
  • Nhóm thuốc chẹn beta: Bao gồm các loại như: Acebutolol, Atenolol, Propranolol, Metoprolol, Bisoprolol…

Các loại thuốc Tây thường tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu sử dụng kéo dài và thường kèm theo các tác dụng không mong muốn. Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định y khoa trước khi sử dụng các loại thuốc này.

Can thiệp ngoại khoa

Ngoài ra, đau đầu ở thái dương có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng ở não bộ như u não, viêm màng não, phình động mạch não,… Để điều trị giảm đau cần phải điều trị dứt điểm và tận gốc, vì thế thuốc Tây y không thể đảm trách được. Phương pháp được chỉ định chính là phẫu thuật can thiệp ngoại khoa.

Những bệnh lý nghiêm trọng phẫu thuật có thể gặp rất nhiều rủi ro và để lại di chứng khá phức tạp. Vì vậy, ngay khi gặp biểu hiện đau đầu thường xuyên với tần suất tăng dần, người bệnh cần nên khám tại các bệnh viện chuyên khoa.

Khám và điều trị đau đầu ở đâu uy tín?

Các địa chỉ uy tín cho người bệnh bị chứng đau đầu ở thái dương kéo dài tiêu biểu nhất là:

  • Bệnh viện Việt Đức: Việt Đức là một bệnh viện lớn top đầu của cả nước, uy tín với đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Trong đó, chuyên khoa Thần kinh là một thế mạnh lớn của bệnh viện đặc biệt là trị chứng đau đầu hiệu quả. Địa chỉ của bệnh viện là: Số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Liên hệ: 19001902.
  • Bệnh viện Thanh Nhàn: Đây chính là bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố, có nhiều thế mạnh chuyên sâu không chỉ về về cơ sở vật chất mà còn ở nguồn lực y bác sĩ. Trong đó, khoa nội Thần kinh là một trong chuyên khoa uy tín được chú trọng của bệnh viện. Địa chỉ viện Thanh Nhàn là: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, thủ đô Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 0911 224 099.
  • Bệnh viện lão Khoa Trung Ương: Là một địa chỉ uy tín, thuộc tuyến cao nhất về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi đặc biệt là người trung và cao niên. Bệnh viện nổi tiếng với ưu điểm nổi bật là thế mạnh của Nội khoa nói chung, trong đó có chứng đau đầu nhiều người mắc phải. Địa chỉ bệnh viện lão Khoa Trung Ương tọa lạc tại số 1A Đống Đa, Phương Mai, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 04.3576.0750.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc: Là trung tâm nổi tiếng tại Việt Nam chuyên nghiên cứu và chữa bệnh bằng các bài thuốc y học cổ truyền. Các bài thuốc chữa đau đầu tại đây được đánh giá cao về hiệu quả điều trị cũng như độ an toàn đối với cơ thể. Địa chỉ của trung tâm cho người bệnh tham khảo là Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Hà Nội ( hoặc tại số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM- cơ sở phía Nam). Hotline: 024.7109.6699.
  • Nhất Nam Y Viện: Đây cũng là một trung tâm nghiên cứu y học cổ truyền, nổi tiếng và uy tín, nơi đây hội tụ đội ngũ y dược sĩ được đào tạo chuyên sâu là điểm đến giúp người bệnh giải quyết chứng đau đầu hiệu quả. Địa chỉ của Nhất Nam Y Viện nằm tại Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội (hoặc chi nhánh phía Nam ở vị trí số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức). Hotline: 024.8585.1102.

Lưu ý khi bị đau đầu người bệnh nên biết

Để giảm thiểu chứng nhức đầu ở thái dương cũng như hạn chế bệnh tái phát, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý trong sinh hoạt như sau:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất và cân bằng: Bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây tươi giàu chất xơ, hạn chế các loại đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ. Việc này giúp giảm thiểu các cơn đau đầu do lưu thông máu kém nhất là đối với người trong độ tuổi trung và cao niên. Ăn nhiều hơn các thực phẩm bổ máu, và hạn chế tối đa uống rượu bia,…
  • Tập thể dục thể thao vừa sức đều đặn hàng ngày giúp cơ thể khỏe khoắn, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đầu óc quá căng thẳng, stress kéo dài. Người bệnh cũng không thức quá khuya và ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nên uống đủ 2l nước mỗi ngày để tốt cho cơ thể.
  • Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau đầu lâu ngày để tránh bị nhờn thuốc cũng như tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan và thận.
  • Không nên sử dụng điện thoại quá nhiều trong một ngày và đặc biệt là trước khi đi ngủ. Tốt nhất, người bệnh nên thư giãn nhẹ nhàng với âm nhạc trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Khám bác sĩ ngay khi các triệu chứng nhức đầu ở thái dương bên trái, phải hoặc cả 2 bên kéo dài, kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, rối loạn ngôn ngữ và ý thức,…

Trên đây là tất cả các thông tin về hiện tượng đau đầu ở thái dương cho người bệnh tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc về vấn đề mình gặp phải và có định hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bản thân.

Dành cho bạn đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *