Đau đầu phía sau bên phải: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau đầu ở phía sau bên phải là triệu chứng khá nhiều người gặp phải. Bệnh có thể xảy ra đối với bất cứ đối tượng nào và bất cứ thời điểm nào. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội ở nửa đầu phía sau bên phải. Hy vọng bài viết dưới đây của chúng tôi có thể giúp những bạn đang thắc mắc đau nửa đầu phía sau bên phải là bệnh gì.

dau dau phia sau ben phai
Bị đau đầu phía sau bên phải có nguy hiểm không

Nguyên nhân nào gây đau đầu phía sau bên phải?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu phía sau bên phải. Dưới đây là những nguyên nhân thường gây ra bệnh trên:

Người mắc một số bệnh thuộc hệ thần kinh

Đau đầu do các bệnh thuộc hệ thần kinh có những dấu hiệu để nhận biết sớm và khác với các chứng đau đầu thông thường. Những dạng đau đầu liên quan đến một số bệnh thuộc về thần kinh gồm có:

Thiếu máu não

Bệnh thiếu máu não hay chính là hiện tượng thiếu máu lên não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau đầu. Khi lượng máu lên não bị ngưng trệ không đủ cung cấp cho não sẽ khiến người bệnh có cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mệt mỏi, đau đầu đặc biệt là phía sau gáy.

Đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau nửa đầu phía sau bên phải. Dây thần kinh chẩm tổn thương khiến nền hộp sọ bị đau rát và lan đến vùng phía sau, bên phải đầu. Hốc mắt bị đau kèm theo biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng.

U não

Những người có khối u trong não thường gặp phải các triệu chứng đau nửa đầu, trong đó có triệu chứng đau nửa đầu phía sau bên phải là một trong những dấu hiệu điển hình.

Đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch là một bệnh thần kinh với biểu hiện đau nhói nửa đầu phía sau bên phải hoặc trái có thể kéo dài từ 4 đến 72 tiếng. Ngoài đau đầu còn kèm theo hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, sợ ánh sáng và tiếng ồn.

Căng thẳng, áp lực kéo dài

Căng thẳng, áp lực kéo dài khiến thần kinh trở nên rối loạn. Các triệu chứng đau nhói nửa đầu phía sau bên phải xuất hiện khi cơ thể lo lắng, căng thẳng kéo dài, mạch máu co giãn bất thường. Khi cơ thể được nghỉ ngơi và massage vùng đầu bên phải, cơn đau sẽ giảm dần.

Đặc biệt đối là nhân viên văn phòng với tính chất công việc cần sử dụng máy tính liên tục trong nhiều giờ cùng với những áp lực khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu phía sau bên phải.

dau dau phia sau ben phai
Căng thẳng, áp lực kéo dài cũng là nguyên nhân gây đau nửa đầu đằng sau

Thay đổi thời tiết

Những ngày trời trở gió hay nắng mưa thất thường cũng làm cho các cơn đau nửa đầu xuất hiện, khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu.

Cảm cúm, sốt

Khi thời tiết thay đổi, người bệnh dễ mắc cảm cúm và sốt, chính vì vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị những cơn đau nửa đầu hành hạ, đặc biệt đau nửa đầu đằng sau bên phải.

Sinh hoạt thiếu khoa học

Lối sống, sinh hoạt và ăn uống không điều độ, thiếu khoa học cũng là lý do khiến nhiều người bị đau nửa đầu phía sau bên phải như: Ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm có chứa nhiều chất tạo ngọt, các chất kích thích, chất có cồn, rượu, bia, thuốc lá, cà phê,.
Ngoài ra việc thức khuya, sử dụng máy tính nhiều, chơi game quá lâu cũng có thể gây ra đau đầu ở phía sau bên phải.

Rối loạn nội tiết tố

Phụ nữ là đối tượng rất hay gặp phải tình trạng đau đầu đằng sau bên phải liên quan đến rối loạn tiết tố nữ estrogen. Nội tiết tố bị rối loạn khiến khả năng kiểm soát các chất ảnh hưởng đến cảm giác đau trong não suy giảm, dẫn đến đau nhức đầu mệt mỏi.

Đối tượng dễ bị đau nửa đầu phía sau bên phải

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng đau nửa đầu phía sau bên phải có thể kể đến như:

  • Những người thường xuyên bị mất ngủ, đặc biệt là người già. Giấc ngủ là thời gian não bộ và các cơ quan được nghỉ ngơi, nếu không được ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến các cơ quan của hệ thần kinh hoạt động không tốt. Các xung điện được phóng ra không thể kiểm soát, va chạm vào nhau gây ra hiện tượng đau đầu.
  • Những người thường xuyên phải mang vác nặng dẫn đến chấn thương vùng cổ, vai và gáy.
  • Nhân viên văn phòng, tài xế phải ngồi làm việc lâu ở một tư thế, ít vận động làm cho các cơ, xương khớp kém linh hoạt.
  • Việc thay đổi estrogen ở nữ giới cũng là một nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị đau đầu. Đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh thường xuyên bị đau đầu do trọng lượng cơ thể tăng gây áp lực cho các cơ và dây thần kinh.

Biểu hiện của đau đầu phía sau bên phải

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cường độ và thời gian đau khác nhau. Một số người chỉ sau vài giờ thì chứng đau nửa đầu tan biến, trong khi một số người khác phải chịu cơn đau trong nhiều ngày liên tiếp. Những biểu hiện cụ thể như:

  • Người bệnh cảm thấy đau nhói nửa đầu phía sau bên phải, các cơn đau kéo đến dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Ánh sáng và tiếng ồn sẽ càng làm người bệnh trở nên khó chịu hơn.
  • Có thể đổ mồ hôi hoặc cảm thấy lạnh.
  • Bị đau nửa đầu phía sau bên phải kéo dài và dữ dội, khiến cho cơ thể mệt mỏi và không thể tập trung, đầu đau nhức rất khó chịu, người bệnh dễ cáu gắt.
  • Đầu đau nhức khi ngủ dậy kèm theo hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đầu óc không thể tập trung vì cơn đau hành hạ dữ dội.
  • Đau nửa đầu phía sau gáy còn kéo theo hiện tượng đau ở hai bên thái dương hoặc mắt, thậm chí uống thuốc giảm đau cũng không mang lại hiệu quả.
  • Ngoài ra đau nửa đầu bên phải phía sau còn đi kèm triệu chứng tiêu chảy.
dau dau phia sau ben phai
Cơn đau đầu dữ dội kéo theo cảm giác buồn nôn và nôn

Bị đau đầu phía sau bên phải có nguy hiểm không?

Hiện nay, tỷ lệ mắc chứng đau nửa đầu ở đằng sau bên phải khá phổ biến, đặc biệt là đối với phụ nữ. Chứng đau đầu phía sau bên phải thường xuyên có nguy hiểm không? Đau đầu ở phía sau bên phải xảy ra với tần suất nhiều khiến người bệnh bị mất tập trung vào công việc, hay cáu gắt và nếu để kéo dài có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm.

Không chỉ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt, những cơn đau đầu còn dẫn đến một số bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: Trầm cảm, đột quỵ, mất thị lực, suy thoái võng mạc, mù vĩnh viễn,…

Nhiều người chống chọi chứng đau đầu bằng cách uống thuốc giảm đau, hay cố gắng chịu đựng vì nghĩ đau đầu là bệnh lý không quá nguy hiểm. Tuy nhiên theo các khuyến cáo, người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau liên tục trong thời gian dài vì dễ dẫn đến một số tác dụng phụ của thuốc như: Suy gan, suy thận, xuất huyết tiêu hóa, sốc thuốc, tăng huyết áp không kiểm soát,…

Cách điều trị đau đầu phía sau bên phải

Dưới đây là những biện pháp chữa trị phổ biến nhất hiện nay, người bệnh có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây y

Người bệnh bị cơn đau nửa đầu kéo dài nhiều giờ thậm chí vài ngày nên dùng thuốc để giảm cơn đau theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên các loại thuốc Tây y thường tiềm ẩn một số rủi ro về tác dụng phụ, nhờn thuốc khiến các cơn đau càng nhiều và dữ dội hơn về sau.

Một số loại thuốc Tây thường được kê đơn để làm giảm đau đầu, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Tham khảo các loại như Paracetamol, Alaxan, Acetaminophen,…
  • Thuốc chống trầm cảm: Bao gồm thuốc Citalopram (Celexa), Amitriptyline, Fluvoxamine (Luvox)…
  • Thuốc chẹn beta: Bao gồm các loại Metoprolol, Atenolol, Acebutolol, Propranolol, Bisoprolol…
  • Bên cạnh đó, đau nửa đầu đằng sau bên phải còn biểu hiện cho một số bệnh lý khác. Do đó, để chữa trị dứt điểm các cơn đau, bạn cần chữa tận gốc những căn bệnh này. Với các bệnh như viêm màng não, u não sẽ cần áp dụng phương pháp phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.

Xem thêm

dau dau phia sau ben phai
Thuốc Tây y làm giảm cơn đau nhanh chóng

Cải thiện tình trạng đau đầu đằng sau bên phải bằng mẹo dân gian

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa đơn giản từ dân gian như sau:

  • Massage nhẹ nhàng: Đây là cách để máu được lưu thông đều sẽ giúp cơ thể giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, tạo giấc ngủ sâu.
  • Hít thở sâu, tập yoga, ngồi thiền hoặc đọc sách: Là những biện pháp thư giãn đầu óc đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện để làm giảm các cơn đau đầu.
  • Uống trà gừng: Theo y học cổ truyền, gừng được biết đến là loại thuốc có tính ấm, vị cay rất hữu hiệu và thường được sử dụng để chữa trị các cơn đau đầu.
  • Tắm bằng nước ấm: Người bị đau nửa đầu đằng sau bên phải nên tắm bằng nước ấm sẽ giúp cơ thể trở nên sảng khoái, giảm đau hiệu quả.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt: Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, chứa các chất kích thích, ngủ đúng giờ, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não cũng là cách để hạn chế tần suất cơn đau nửa đầu.
dau dau phia sau ben phai
Tập yoga cũng là biện pháp thư giãn đầu óc đơn giản giúp người bệnh giảm đau đầu

Đau đầu phía sau bên phải nên đi khám ở đâu?

Để loại bỏ dứt điểm tình trạng đau nửa đầu đằng sau bên phải, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để điều trị. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Người bệnh nên đến chuyên khoa thần kinh của các Bệnh viện, Phòng khám uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để được thăm khám và điều trị như:

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hotline liên hệ: 069 572 400.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ số 78, đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Hotline liên hệ: 024 3869 3731.
  • Bệnh viện Lão khoa Trung Ương: Địa chỉ 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Hotline liên hệ: 024 3576 4558.
  • Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102: Trụ sở chính số 7, ngách 8/11, đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Hotline liên hệ: 0888 598 102); Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, TP.HCM (Hotline liên hệ: 0888 698 102).
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc: Trụ sở chính biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội (Hotline liên hệ: 024 7109 6699); Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM (Hotline liên hệ: 028 7109 6699).

Hi vọng với những thông tin bổ ích trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và có những giải pháp giúp cải thiện triệu chứng đau đầu phía sau bên phải hiệu quả.

có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *