Đau hậu môn là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau hậu môn là tình trạng chung của nhiều người hiện nay, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào đó liên quan đến hậu môn. Cụ thể hơn về vấn đề này trong nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn. 

Đau hậu môn là bệnh gì?

Đau hậu môn là bệnh gì, đây có phải dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh trĩ không? Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết trong phần viết dưới đây. 

Đau hậu môn có thể cảnh báo một bệnh lý nào đó
Đau hậu môn có thể cảnh báo một bệnh lý nào đó

Đau hậu môn là gì? Đây là tình trạng thường gặp xảy ra phía trong và xung quanh hậu môn – trực tràng. Người bệnh có thể bị đau trước khi đi tiểu, mức độ cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian từ đó gây ra các ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của họ. 

Nguyên nhân gây đau hậu môn có thể kể đến như: 

  • Do vệ sinh kém khiến vi khuẩn còn sót lại trên da gây ra cảm giác ngứa, đau rát ở hậu môn.
  • Do mặc trang phục bó sát tạo ra các vết lằn và áp lực lên da, gây cảm giác khó chịu, không thoải mái. Khi hoạt động thể chất sẽ tạo ra sự cọ sát, kết hợp với mồ hôi tiết ra gây cảm giác đau rát và ngứa. 
  • Do bị táo bón người bệnh phải dùng sức để rặn khi đi đại tiện khiến tĩnh mạch hậu môn bị giãn, gây cảm giác đau. 
  • Do ăn nhiều đồ cay và dầu mỡ khiến hệ tiêu hóa làm việc kém, gây táo bón và khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi đi đại tiện dẫn đến hiện tượng chảy máu và đau rát. 

Ngoài những nguyên nhân trên, đau hậu môn thường xuyên còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý được liệt kê dưới đây:

Nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại

Các chuyên gia y tế cho biết, đau rát hậu môn kéo dài có thể là triệu chứng của bệnh trĩ ngoại. Do đó ngay khi có triệu chứng người bệnh cần chủ động đến ngay cơ y tế để kiểm tra và có kết quả chính xác hơn.

Trĩ là một dạng bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng không gây tác động nghiêm trọng đến tính mạng nhưng sẽ khiến cuộc sống của bệnh nhân khó khăn hơn do các triệu chứng gây ảnh hưởng.  Lúc này đám rối tĩnh mạch ở hậu môn có dấu hiệu sa giãn quá mức, sưng phồng và gây cảm giác đau đớn. Búi trĩ sa quá mức sẽ gây cảm giác đau rát, nhất là khi ngồi hay đi vệ sinh. 

Ngoài biểu hiện đau, người bệnh còn có triệu chứng chảy máu theo từng giọt hoặc chảy thành tia tùy theo kích thước, mức độ tổn thương của búi trĩ. Bệnh nhân có thể quan sát được bằng mắt thường khi nhìn trên giấy vệ sinh hoặc phân. 

Bệnh trĩ sẽ có các biểu hiện như sau: 

  • Người bệnh bị đau hậu môn, mức độ đau tăng dần khi đi vệ sinh. 
  • Khi đi đại tiện bị ra máu. 
  • Bắt đầu có hiện tượng sa giãn búi trí. 
  • Bị ngứa hậu môn do có dịch nhầy ẩm ướt xuất hiện. 
  • Khi đi đại tiện khó khăn hơn trước,…

Tùy theo loại trĩ sẽ có mức độ và độ sa giãn khác nhau. Người bệnh có thể nhận ra được kích cỡ  búi trĩ, triệu chứng, vị trí búi trĩ trong từng trường hợp riêng. 

Bệnh trĩ là nguyên nhân chính gây đau rát và chảy máu tại khu vực này
Bệnh trĩ là nguyên nhân chính gây đau rát và chảy máu tại khu vực này

Cảnh báo bị chấn thương

Ngoài trĩ, đau hậu môn còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng chấn thương gần hậu môn. Cụ thể khi người bệnh bị chấn thương khu vực gần hậu môn sẽ khiến cơ xương và các dây thần kinh ở đây bị tổn thương. Lúc này niêm mạc da đã bị hỏng hoặc xương hậu môn bị gãy hình thành nên cơn đau nghiêm trọng hoặc đau âm ỉ khi bạn thay đổi tư thế ngồi, nằm. 

Đau hậu môn do chấn thương thường xuất hiện ở nhóm đối tượng hay vận động thể thao. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương người bệnh có thể cảm nhận được rõ theo từng cơn đau. 

Một số trường hợp bị chấn thương trên mông có thêm vết bầm tím, trường hợp nhẹ sẽ tự cải thiện, những người bị thương nặng buộc phải can thiệp điều trị và chăm sóc đặc biệt. 

Cảnh báo nứt kẽ hậu môn

Đau hậu môn có thể cảnh báo nguy cơ nứt kẽ hậu môn ở những trường hợp bị táo bón, rặn khi đi đại tiện khiến niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương, hình thành vết rách. 

Ống hậu môn bị rách người bệnh có cảm giác đau đớn kể cả khi ngồi ngay đi đại tiện. Nhiều trường hợp bị nặng có thể dính máu ở trong phân và giấy vệ sinh. 

Nứt hậu môn có thể tự khỏi nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể gây loét và nhiễm trùng. Lúc này, bệnh nhân phải đến cơ sở y tế để can thiệp điều trị. 

Người bị nứt kẽ hậu môn sẽ có các biểu hiện như sau: 

  • Hậu môn có cảm giác nóng rát, đau dữ dội khi đi tiêu. Triệu chứng này có thể kéo dài liên tục trong vài giờ khiến người bệnh mất ngủ, sợ đi đại tiện, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. 
  • Cơn đau do bị nứt kẽ hậu môn sẽ trải qua 3 giai đoạn với cấp độ tăng dần. 
  • Trên phân hoặc giấy vệ sinh có thể xuất hiện một lượng máu nhỏ. 
  • Người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, ngứa ở vùng hậu môn. 
  • Có cảm giác xuất hiện vết rách trên da quanh hậu môn – trực tràng. 
  • Xuất hiện nhú hậu môn phì đại và da thừa gần với vết nứt. 
  • Bệnh nhân bị chảy máu ở trực tràng. 

Cảnh báo nguy cơ bị ung thư hậu môn – trực tràng

Đau hậu môn có thể cảnh báo nguy cơ bị ung thư hậu môn – trực tràng. Đây là hiện tượng tế bào tồn tại trong ống hậu môn có vấn đề, bị đột biến, phát triển không thể kiểm soát và hình thành nên khối u. 

Người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau hậu môn do các khối u hình thành, kích thước gia tăng chèn ép khu vực xung quanh. Những khối u ác tính có thể bị vỡ nhanh và di căn sang những vùng khác, tăng nguy cơ tử vong khi mắc bệnh. 

Triệu chứng nhận biết ung thư hậu môn gồm có:

  • Bị chảy máu hậu môn, lượng máu tiết ra không nhiều và dính vào giấy vệ sinh. 
  • Bị đau vùng hậu môn thường xuyên. 
  • Có dịch chảy từ ống hậu môn kèm theo mùi hôi và máu. 
  • Xung quanh hậu môn có dấu hiệu sưng phồng, nổi khối. 
  • Khuôn phân bị biến dạng. 
  • Bệnh nhân có biểu hiện bị rối loạn chức năng tiêu hóa. 

Ngoài những bệnh lý mà chúng tôi kể trên, đau hậu môn còn có thể cảnh báo nguy cơ mắc những căn bệnh khác như: Rò hậu môn, áp xe hậu môn, viêm loét, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hậu môn, bệnh lậu, bệnh về da, co thắt vùng sàn chậu, viêm đại tràng, tụ máu quanh hậu môn,…

Ung thư trực tràng - hậu môn cũng có thể gây ra tình trạng đau rát này
Ung thư trực tràng – hậu môn cũng có thể gây ra tình trạng đau rát này

Cách điều trị bệnh đau hậu môn

Đau hậu môn phải làm thế nào là vấn đề thắc mắc của không ít người hiện nay. Bệnh lý có thể điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể hơn sẽ được chúng tôi đề cập đến ở dưới đây.

Điều trị bệnh đau hậu môn bằng thuốc Tây

Bệnh đau hậu môn có thể kiểm soát nhanh chóng bằng thuốc Tây. Tuy nhiên trước khi dùng người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sĩ khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó kê đơn phù hợp với thể trạng bệnh nhân.

Các loại thuốc Tây thường được dùng để chữa đau hậu môn có thể kể đến như: 

  • Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprophen hoặc một số thuốc không kê đơn giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng đau rát ở vùng hậu môn. 
  • Thuốc mỡ hoặc kem bôi không kê đơn để cải thiện cơn đau của người bệnh. 

Lưu ý, khi dùng thuốc Tây bạn cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc sẽ khiến tình trạng bệnh lý thêm nghiêm trọng hơn. 

Điều trị đau hậu môn bằng thuốc Đông y

Chữa bệnh bằng bài thuốc Đông y ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi so với phương pháp điều trị Tây y thì đây là hướng điều trị an toàn hơn. 

Đông y sử dụng các loại có nguồn gốc tự nhiên kết hợp với nhau vừa có tác dụng chữa bệnh rất tốt vừa an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ, thuốc dùng trong thời gian dài vẫn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên tắc điều trị của các bài thuốc Đông y chữa đau hậu môn là loại bỏ căn nguyên gây bệnh, cải thiện triệu chứng, tăng cường sức khỏe và hạn chế nguy cơ tái phát. Trước khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh, bạn nên đi khám để thầy thuốc kê đơn đúng với tình trạng sức khỏe. 

Một số loại dược liệu được sử dụng để chữa bệnh đau hậu môn trong bài thuốc Đông y có thể kể đến như: 

  • Thảo được ý dĩ. 
  • Thảo dược xa tiền thảo. 
  • Thảo dược đan bì. 
  • Thảo dược thục địa. 
  • Thảo dược đương quy. 
  • Thảo dược đẳng sâm,…

Do thuốc Đông y thường có tác dụng chậm nên người bệnh cần phải có sự kiên trì khi áp dụng. Trường hợp thuốc không thể phát huy công dụng do cơ địa không thể hấp thụ bạn nên thay đổi bài thuốc hoặc các điều trị khác. 

Thảo dược đương quy được dùng nhiều trong bài thuốc chữa đau hậu môn
Thảo dược đương quy được dùng nhiều trong bài thuốc chữa đau hậu môn

Điều trị đau hậu môn bằng bài thuốc dân gian

Tương tự bài thuốc Đông y, mẹo chữa đau hậu môn sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên để điều trị bệnh nhưng có cách chế biến khá đơn giản. Chi phí để đầu tư cho một bài thuốc không quá cao, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà để chế biến thuốc chữa bệnh. 

Một số bài thuốc có công dụng chữa đau hậu môn bạn có thể tham khảo để áp dụng ở nhà như sau: 

  • Bài thuốc từ cây lược vàng: Chuẩn bị vài lá lược vàng, làm sạch rồi ngâm qua nước muối đến sát khuẩn. Giã nhỏ thảo dược rồi đắp lên vùng hậu môn trước khi đi ngủ là được. 
  • Bài thuốc từ cây diếp cá: Làm sạch rau diếp cá để ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước để uống.
  • Bài thuốc từ cây nem vông: Chuẩn bị ít lá cây nem vông sau đó hơ trên lửa rồi đắp lên hậu môn đã được làm sạch. Kiên trì thực hiện một thời gian các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện.  

Phòng ngừa bị đau hậu môn trong ăn uống và sinh hoạt

Đau hậu môn có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể bạn nên áp dụng các biện pháp chúng tôi chia sẻ dưới đây. 

Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày
Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Người bị đau hậu nên nên chú ý những vấn đề sau trong thế độ dinh dưỡng: 

  • Bổ sung nhiều sữa chua và các loại men tiêu hóa để kích thích hoạt động ruột diễn ra tốt hơn, tăng cường chức năng miễn dịch. 
  • Bổ sung trái cây và rau củ để tăng cường chất xơ, hạn chế nguy cơ bị táo bón và tránh cảm giác đau khi đi tiêu. 
  • Nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước và hạn chế nguy cơ bị táo bón. 
  • Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ, cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết đặc biệt là protein cho cơ thể. 
  • Người bệnh nên tránh uống đồ có cồn, nước có gas, không dùng chất kích thích, không ăn đồ cay nóng, đồ quá nhiều gia vị sẽ khiến bệnh lý càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Chế độ sinh hoạt của người bị đau rát hậu môn cần chú ý: 

  • Vận động thường xuyên bằng các bài tập có cường độ vừa phải để kích thích nhu động ruột, hạn chế nguy cơ bị táo bón. 
  • Không nên ngồi quá lâu một chỗ, cần vận động thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh. 
  • Không nên nhịn đi vệ sinh khi có nhu cầu sẽ khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Khi ngồi bồn cầu nên kê thêm một chiếc ghế nhỏ dưới chân để tạo ra tư thế ở một góc 35 độ, giúp đường ruột được thẳng, việc đi đại tiện sẽ dễ dàng hơn. 
  • Bố trí thời gian cố định khi đi vệ sinh, không nên vội vàng, căng thẳng. 

Đau hậu môn tưởng chừng là một triệu chứng đơn giản nhưng có thể báo hiệu nguy cơ mắc một căn bệnh nào đó. Bạn nên chủ động đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời, tránh nguy cơ xuất hiện biến chứng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *