Đau khớp gối phải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau khớp gối phải có thể là biểu hiện của các bệnh như viêm khớp gối, trật khớp gối, hoại tử chỏm xương… Tùy vào mức độ đau mà sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau. Vậy căn nguyên gây đau khớp gối bên phải là gì và cách điều trị như thế nào?

Đau khớp gối bên phải là gì? Đối tượng dễ mắc

Đau khớp gối phải là tình trạng đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vị trí khớp gối, có thể kèm theo các biểu hiện của viêm nhiễm như sưng đỏ, nóng tại chỗ và thân nhiệt cơ thể tăng.

Đau khớp gối phải có nguy hiểm?
Đau khớp gối phải có nguy hiểm?

Tình trạng bệnh lý của đau có thể tiến triển âm thầm và khó chẩn đoán khi bệnh nhân sử dụng các nhóm thuốc điều trị. Do vậy, bệnh nhân nên thăm khám trước khi sử dụng thuốc.

Đối tượng bệnh nhân thường bị đau khớp gối bên phải bao gồm:

  • Trẻ nhỏ năng hoạt động.
  • Bà mẹ đang mang thai.
  • Người cao tuổi.
  • Người có hệ miễn dịch kém.
  • Người có va chạm mạnh/chấn thương bất ngờ.

Đau khớp gối có mức độ nguy hiểm như thế nào?

Đau khớp gối phải có nguy hiểm hay không là tùy vào bệnh lý bệnh nhân đang gặp phải. Trong trường hợp bệnh nhân bị va chạm nhẹ và không có tiền sử về xương khớp trước đây thì hoàn toàn không có nguy hiểm gì nhiều.

Tuy nhiên trong trường hợp cơn đau kéo dài, dữ dội kéo dài nhiều ngày, có thể đó là báo hiệu bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó.

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp tại đầu gối bị biến dạng hoặc thay đổi cấu trúc do tuổi tác. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 50, có các biểu hiện kèm theo như khó di chuyển, tạo tiếng kêu khi di chuyển khớp gối,…

Tình trạng thoái hóa khớp gối
Tình trạng thoái hóa khớp gối

Viêm khớp gối

Viêm khớp gối là tình trạng sưng nóng đỏ đau điển hình tại ổ khớp. Tùy vào giai đoạn của viêm mà biểu hiện cũng khác nhau. Trong trường hợp khớp đầu gối bị sưng to kèm theo triệu chứng ấn lõm tại chỗ, đây là biểu hiện của ổ áp – xe. Nên thực hiện trích để lấy mủ từ ổ viêm ra ngay nếu không muốn nhiễm khuẩn huyết.

Trật khớp gối

Đau khớp gối bên phải cũng có thể là biểu hiện của trật khớp gối. Khi thăm khám nên hỏi bệnh nhân về quá trình vận động trong thời gian gần đây có bất thường không? Có va chạm mạnh với đồ vật hay thứ khác không?

Trong trường hợp bệnh nhân bị tật khớp gối, các dây chằng cũng có thể có tổn thương viêm, do vậy tình trạng đau còn lan tỏa sang vùng hông hoặc bàn chân.

Loạn sản khớp gối tiến triển

Loạn sản khớp gối tiến triển là căn bệnh “bẩm sinh”. Các tế bào xương tăng sinh bất thường dẫn tới sự chèn ép lên dây chằng, dây thần kinh và phần sụn dẫn tới đau tại khớp gối. Khi bệnh nhân đau khớp gối bên phải cũng có thể phán đoán về tình trạng bệnh này.

Viêm khớp gối nhiễm trùng

Viêm khớp gối nhiễm trùng xuất hiện đặc biệt với đối tượng người cao tuổi và trẻ nhỏ. Do sức đề kháng kém nên bệnh nhân thường bị các vi khuẩn/virus bên ngoài tấn công, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm khuẩn.

Hoặc trong trường hợp bệnh nhân có vết thương hở tại chỗ, sau đó lại phơi nhiễm với những đối tượng mang vi khuẩn/virus. Dẫn tới nhiễm trùng tại chỗ.

Hoại tử chỏm xương

Hoại tử chỏm xương do máu lưu thông không đều trong cơ thể, dẫn tới thiếu máu nuôi tại vị trí khớp gối. Khi không có máu, các tế bào sẽ chết và chuyển sang hoại tử.

Nguyên nhân, triệu chứng gây đau đầu gối chân phải

Đau đầu gối phải gây bất tiện cho người bệnh, hạn chế khả năng đi lại. Vậy đau đầu gối bên phải nguyên nhân do đâu? Triệu chứng gây đau như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây đau khớp gối bên phải bao gồm:

  • Thoái hóa khớp gối bên phải, dẫn tới giảm vận động.
  • Viêm khớp gối do sức đề kháng kém.
  • Loạn sản khớp bẩm sinh dẫn tới đau mãn tính.
  • Viêm khớp gối nhiễm trùng do tiếp xúc với các môi trường độc hại.
  • Hoại tử chỏm xương trong va chạm và chấn thương tại khớp gối.
  • Công việc phải đứng nhiều dẫn tới mỏi và đau khớp gối.
  • Ngồi không đúng tư thế.
  • Chấn thương khi thực hiện bài tập thể lực nặng.

Triệu chứng đau khớp gối phải

Đau khớp gối phải có thể đi kèm với các triệu chứng như:

  • Sưng nóng đỏ tại đầu gối.
  • Cảm giác di chuyển khó khăn.
  • Cảm giác khô khớp gối, có tiếng xương lạo xạo khi chuyển động.
  • Đau kéo dài kèm theo mức độ âm ỉ/dữ dội.
Những cơn đau nhức từ khớp gối bên phải
Những cơn đau nhức từ khớp gối bên phải

Chẩn đoán và cách điều trị đau khớp gối chân phải

Các chẩn đoán đau khớp gối phải rất quan trọng, yêu cầu chuyên môn cao từ các bác sĩ chuyên khoa. Khi chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị sau đó sẽ có kết quả tốt hơn.

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các tiêu chí dưới đây:

  • Thăm khám bệnh tại chỗ: Khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được thăm khám tại chỗ bằng các cách: sờ, nắn, gõ tại khớp gối bên phải. Xác định mức độ đau và biểu hiện lâm sàng bước đầu. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm/hình ảnh chụp khớp gối phù hợp với bệnh nhân.
  • Đánh giá chỉ số máu: Trong trường hợp bệnh nhân có nhiễm khuẩn, chỉ số bạch cầu trong máu sẽ tăng hơn mức bình thường. Tuy nhiên cũng chưa thể kết luận hoàn toàn là viêm do nhiễm khuẩn. Để chắc chắn cần thực hiện thêm chụp chiếu hình ảnh.
  • Chụp x-quang, cắt lớp: Đây được xem là tiêu chí đánh giá chính xác nhất để kết luận bệnh.

Xem thêm

Mẹo dân gian trị nhức khớp gối phải

Mẹo dân gian được sử dụng để cắt cơn nhanh triệu chứng, có ưu điểm dễ thực hiện và nguyên liệu đơn giản. Tuy nhiên không thể sử dụng đơn thuần các biện pháp này để điều trị bệnh lý xương khớp gây đau khớp gối bên phải. Bởi các mẹo này không giải quyết được cơ bản tình trạng bệnh.

Bệnh nhân có thể giảm đau tạm thời qua các mẹo dân gian như sau:

  • Địa liền và rượu trắng: Sử dụng củ địa liền, thái lát mỏng. Ngâm trực tiếp vào rượu trắng trong hũ kín ít nhất là 10 ngày. Sử dụng thoa trực tiếp lên vị trí khớp đầu gối bên phải. Triệu chứng đau sẽ được cải thiện rất nhanh.
  • Muối trắng: Cách làm này rất đơn giản. Bạn sử dụng muối trắng rang nóng, cho vào túi vải/khăn vải gạc rồi chườm trực tiếp lên bề mặt khớp gối bên phải. Mẹo này sử dụng sức nóng của muối để giãn mạch máu giúp lưu thông máu và tiêu bầm tại chỗ.
  • Trầu không: Lá trầu không rửa sạch rồi vò ra, thêm một chút muối rồi rang nóng trên chảo. Sau đó đắp trực tiếp lên khớp gối bên phải, vừa giảm đau nhanh, vừa sát khuẩn tại chỗ.
Lá trầu không giúp giảm cơn đau tại nhà
Lá trầu không giúp giảm cơn đau tại nhà

Điều trị đau khớp gối phải bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y trị đau khớp gối sử dụng các vị thuốc cổ truyền với tác dụng chung là kiện cân cơ, chỉ thống, hành khí… Giúp cải thiện tình trạng đau nhanh chóng, đồng thời giúp sức khỏe xương khớp ổn định hơn.

Tuy nhiên, dạng thuốc Đông y luôn yêu cầu bệnh nhân sử dụng theo đúng liều lượng hàng ngày, thời gian điều trị lâu và có cải thiện bệnh khá chậm.

Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng và tiến triển bệnh cấp tính, không khuyên bệnh nhân sử dụng bài thuốc Đông y. Các trường hợp này nên sử dụng liều thuốc Tây thì sẽ tốt hơn.

Một số bài thuốc Đông y thông dụng:

Bài thuốc 1

  • Thành phần: Cam thảo dây đau xương và rễ cây cỏ xước mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Cho các thành phần dược liệu trên vào ấm sắc thuốc, thêm 500mL nước trắng rồi sắc lên uống đến khi còn khoảng 300ml thì dừng.
  • Cách sử dụng: Dùng nhiều lần trong ngày, ít nhất 13-15 ngày.

Bài thuốc 2

  • Thành phần: Thiên niên kiện dùng 10g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc, thêm khoảng bốn bát nước trắng rồi sắc lên uống.
  • Cách sử dụng: Chia đều thuốc cho các buổi trong ngày.Kiên trì sử dụng 3-4 tuần.
Điều trị đau khớp gối phải bằng thảo dược
Điều trị đau khớp gối phải bằng thảo dược

Bài thuốc 3

  • Thành phần: Cốt toái bổ kết hợp các vị sinh địa, hà diệp và trắc bá diệp mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc thuốc, thêm nước khoảng 1500mL. Sắc đến khi còn ba bát thuốc thì dừng.
  • Cách sử dụng: Chia thành nhiều lần uống trong ngày. Dùng hàng ngày theo thang cho đến khi suy giảm triệu chứng đau rõ rệt.

Điều trị Tây y đau một bên đầu gối phải

Điều trị Tây y là lựa chọn cuối cùng trong điều trị đau khớp gối phải. Trong trường hợp bệnh nhân bị cấp tính hoặc tình trạng bệnh nặng nên có điều hướng sử dụng thuốc Tây.

Đặc điểm của dòng thuốc này là cải thiện tình trạng bệnh rất nhanh. Điều trị theo phác đồ rất hiệu quả và đáp ứng đúng với bệnh.

Tuy tác dụng giảm đau nhanh nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, gánh nặng lên chức năng gan thận khi sử dụng lâu dài. Chính vì vậy, rất cần thận trọng trong sử dụng.

Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm: Acetaminophen, NSAIDs, opioid, corticosteroid, methotrexate,…Lưu ý sử dụng đúng liều và theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trong đó:

  • Acetaminophen là thuốc giảm đau thông thường, sử dụng trong trường hợp đau khớp gối phải từ nhẹ đến vừa. Lưu ý điều chỉnh liều lượng với bệnh nhân bị suy chức năng gan.
  • NSAIDs là các thuốc giảm đau có cấu trúc không vòng steroid, có tác dụng kháng viêm giảm đau và hạ sốt, sử dụng trong trường hợp đau vừa đến nặng.
  • Opioid là các thuốc giảm đau gây nghiện, được chỉ định sử dụng khi bệnh nhân đau quá mức và ở thể trạng cấp tính. Đặc biệt đau khớp gối phải khi liên quan đến bệnh ung thư, chấn thương do va chạm (tai nạn giao thông) hoặc đau do sốc.
  • Corticosteroid là nhóm thuốc kháng viêm có cấu trúc vòng steroid, được sử dụng kèm theo nhóm thuốc giảm đau trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương viêm. Nhóm thuốc này tác dụng dược lý rất mạnh, yêu cầu bác sĩ phải thận trọng khi kê cho bệnh nhân.
Điều trị đau khớp gối phải bằng Tây y
Điều trị đau khớp gối phải bằng Tây y

Biện pháp phòng tránh đau nhức đầu gối chân phải

Để phòng ngừa nguy cơ đau khớp gối phải, bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hàng ngày phù hợp. Nên sử dụng các thực phẩm tươi mới, chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Tránh việc lạm dụng các đồ ăn không lành mạnh dẫn đến những tác động xấu đến sức khỏe.
  • Dung hòa giữa các nhóm chất protid, glucid, lipid, vitamin và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, đảm bảo lượng calo khuyến cáo cho mỗi người.
  • Kiểm soát cân nặng để giảm gánh nặng trên hệ xương khớp, đặc biệt là khu vực khớp gối là nơi gần như chịu hoàn toàn trọng lượng của cơ thể.
  • Thực hiện tập luyện thể dục thể thao đúng cách để tăng sức đề kháng. Nên tập luyện theo mức độ từ dễ đến khó, tập đúng động tác sẽ giảm thiểu được nguy cơ chấn thương.
  • Hạn chế các vận động mạnh và quá sức. Đối với người thường xuyên phải làm công việc lao động chân tay, nên có các biện pháp hỗ trợ. Ví dụ: Sử dụng theo đai quấn cổ tay, đầu gối…Đồng thời nên chia đều khối lượng phải mang vác cho hai phần cơ thể.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm bổ trợ từ viên uống có chứa thành phần glucosamine và chondroitin để cải thiện chất lượng khớp gối.
  • Thăm khám định kỳ và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Khi bệnh nhân biết rõ về tiền sử bệnh của mình, hướng điều trị của bác sĩ sẽ nhanh hơn rất nhiều.

Đau khớp gối phải thật sự nguy hiểm với đối tượng người già, trẻ nhỏ và bà bầu. Do vậy, nên có biện pháp phòng ngừa và điều trị riêng biệt với mỗi thể trạng bệnh nhân. Bên cạnh đó, thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ góp phần giảm thiểu nguy cơ đau khớp gối bên phải.

Bạn nên đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *