Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì tốt? Top 10 loại an toàn, hiệu quả cao

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Một trong những cách điều trị đau khớp khuỷu tay được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc tây. Vậy đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Trên thị trường hiện nay có vô số các loại thuốc với chất lượng khác nhau, chính vì thế người bệnh phải thật tỉnh táo trong việc lựa chọn loại thuốc.

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Top 10 loại tốt nhất

Đau khớp khuỷu tay là tình trạng nhóm gân cơ duỗi bám vào mỏm lồi cầu phía ngoài xương cánh tay bị rách, đứt hoặc giãn, viêm. Bệnh xảy ra phổ biến ở những người chơi thể thao, nâng vác vật nặng và cả những người ngồi làm việc với máy tính.

Đau khớp khuỷu tay tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó lại gây ra cơn đau nhức, khó chịu. Kéo theo đó là bị hạn chế khả năng vận động khiến cho sức khỏe, sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng. Đặc biệt nếu không điều trị kịp thời, để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng bị liệt cánh tay.

Hiện nay, các loại thuốc tây được rất nhiều bệnh nhân tin dùng bởi mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thế nhưng không phải ai cũng biết đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì và uống như thế nào. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị đau khớp khuỷu tay được bác sĩ khuyên dùng.

Thuốc Acetaminophen

Acetaminophen là loại thuốc được dùng phổ biến nhất để điều trị đau khớp khuỷu tay, giúp đẩy lùi cơn đau nhức. Loại thuốc này không cần kê đơn nên người bệnh có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc.

dau khop khuyu tay uong thuoc gi
Acetaminophen là loại thuốc được dùng phổ biến nhất để điều trị đau khớp khuỷu tay

Công dụng

  • Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt trong thời gian ngắn.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là bệnh đau khớp khuỷu tay.
  • Thích hợp cho điều trị các triệu chứng như đau nhức xương khớp đau mỏi vai gáy, đau răng và đau đầu.

Cách dùng

Acetaminophen có 2 loại với hai liều dùng khác nhau:

  • Loại dạng phóng thích nhanh nên uống 325mg đến 1g/ lần. Các lần uống cách nhau từ 4 đến 6 tiếng. Mỗi ngày không uống quá 4g.
  • Loại thuốc có dạng phóng thích kéo dài nên uống 1300mg/ 1 lần. Các lần uống cách nhau 8 tiếng , mỗi ngày không uống quá 3900mg.

Tác dụng phụ

  • Mẩn ngứa, phát ban hoặc nổi mề đay
  • Tiểu ít, nước tiểu và phân chuyển màu đục đen, thậm chí có lẫn cả máu.
  • Cảm giác bị ớn lạnh bất thường, cơ thể lúc lạnh lúc nóng.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng, dạ chuyển vàng, môi khô, họng đau hoặc xuất hiện những đốm trắng.

Giá thành

Dao động trong khoảng 32.000 VNĐ/ hộp, mỗi hộp 5 vỉ.

Thuốc Ibuprofen

Thuốc Ibuprofen là thuốc kháng viêm không steroid, thuốc hoạt động bằng cách ngăn ngừa việc cơ thể sản xuất ra các chất tự nhiên nào đó gây viêm. Tác dụng này giúp giảm viêm, giảm sốt và đau.

Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén hàm lượng 100mg đến 400mg, thuốc không cần kê đơn. Tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn vì thế bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng

  • Ibuprofen dẫn xuất của acid propionic có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm nhanh.
  • Phù hợp với tình trạng bệnh đau từ nhẹ đến vừa.
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm khớp thiếu niên cực kì hiệu quả.
  • Hỗ trợ giảm đau sau phẫu thuật cho người bệnh, cả người bị ung thư.

Cách dùng

Uống 1,2g đến 1,8g mỗi ngày, chia thành các liều nhỏ, đặc biệt người bị đau khớp khuỷu tay có thể tăng liều. Tuy nhiên không sử dụng quá 3,2g/ 1 ngày.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ thường gặp: cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đầy bụng, chán ăn, da mẩn ngứa, phát ban.

Phản ứng dị ứng, co thắt phế quản, viêm mũi, bụng đau, chảy máu đường ruột, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo,…

Nếu bị nặng có thể dẫn tới hiện tượng phù nề, giảm bạch cầu, rối loạn thị giác, trầm cảm, viêm bàng quang,…

Giá thành

Dao động trong khoảng 88.000 VNĐ/ hộp, mỗi hộp gồm 100 viên.

Thuốc Codein

Thuốc Codein cũng được dùng để điều trị người bệnh bị đau khớp khuỷu tay đặc biệt với những người có cơn đau trung bình. Thuốc này thuộc nhóm thuốc giảm đau có nguy cơ gây nghiện Opioid. Vì vậy, sử dụng thuốc này phải theo chỉ định kê đơn của bác sĩ.

dau khop khuyu tay uong thuoc gi
Thuốc Codein cũng được dùng để điều trị người bệnh bị đau khớp khuỷu tay

Tác dụng

  • Thuốc có khả năng chuyển hóa thành morphin tự nhiên trong cơ thể, giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Giúp giảm đau trong tức thì các tình trạng đau nhức sau chấn thương, phẫu thuật.
  • Phù hợp với những người mắc bệnh lý về xương khớp có dấu hiệu ngày càng chuyển biến nặng hơn.

Cách dùng

Sử dụng 30mg đến 60mg/ 1 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 đến 6 giờ. Liều dùng tối đa 240mg/ ngày.

Tác dụng phụ

  • Chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, không tỉnh táo và buồn nôn.
  • Suy hô hấp , phế quản bị co thắt và có phản ứng dị ứng.
  • Đặc biệt có khả năng gây nghiện cho người sử dụng, kể cả thai nhi khi mẹ sử dụng thuốc.

Giá thành

Dao động trong khoảng 600.000 VNĐ/ hộp 500mg.

Thuốc Tramadol

Thuốc Tramadol cũng là một loại thuốc giảm đau kê đơn thuộc nhóm Opioid. Thuốc thường chỉ định những trường hợp bị đau khớp khuỷu tay từ trung bình đến nặng, hoặc bệnh nhân đã sử dụng các loại thuốc nhẹ nhưng không có kết quả. Lưu ý, thuốc dùng kết hợp với các loại thuốc giảm đau như paracetamol sẽ tăng hiệu quả điều trị.

Tác dụng

  • Giúp giảm đau nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Thuốc điều trị đau khớp khuỷu tay mức độ trung bình đến nặng.
  • Thích hợp điều trị cho các bệnh nhân có vấn đề về xương khớp hoặc đau do chấn thương.

Cách dùng

Sử dụng 50mg – 100mg/ 1 lần, mỗi lần cách nhau 4 đến 6 tiếng. Không dùng quá 400mg trong ngày.

Hoặc cũng có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc pha với dịch truyền theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

  • Tác dụng phụ thường gặp là nôn, buồn ngủ, đau đầu và chóng mặt, mệt mỏi,…
  • Ngoài ra còn có một số tình trạng bị rối loạn thần kinh, hoang tưởng, co giật theo từng cơn khi sử dụng quá liều.

Giá thành

Thuốc ở dạng viên: Dao động khoảng 2.300 VNĐ/ viên.

Dạng thuốc tiêm chỉ được sử dụng trong bệnh viện, giá theo quy định.

Thuốc Diclofenac

Rất nhiều bệnh nhân luôn đặt ra câu hỏi đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì thì hiệu quả, thuốc Diclofenac là loại thuốc không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh lý này. Thuốc được điều chế dưới dạng viên uống chống viêm không steroid, có tác dụng giảm đau nhanh.

dau khop khuyu tay uong thuoc gi
Thuốc Diclofenac là loại thuốc không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh lý này

Tác dụng

  • Làm ức chế hoạt tính của cyclooxygenase giúp chống viêm hiệu quả.
  • Giúp giảm đau khớp khuỷu tay và hạ sốt nhanh.
  • Điều trị các cơn đau cấp và đau mạn, đau do viêm khớp, thoái hóa khớp và cả chấn thương.
  • Giúp điều trị thống kinh nguyên phát.

Cách dùng

Uống 100 – 200mg/ ngày và uống lúc đói.

Tác dụng phụ

  • Mệt mỏi, đau nhức toàn thân, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Xuất hiện hiện tượng phù nề, dị ứng, co thắt phế quản.
  • Chảy máu đường ruột , viêm màng não và gan nhiễm độc.

Giá thành

Dao động khoảng 55.000 VNĐ/ hộp 600 viên.

Xem thêm

Thuốc Naproxen

Naproxen cũng thuộc nhóm các loại thuốc chống viêm được sử dụng để chữa bệnh đau khớp khuỷu tay. Đối với trường hợp bị nặng.

Tác dụng

  • Sử dụng cho các trường hợp đau từ nhẹ đến trung bình do bệnh đau khớp khuỷu tay gây ra.
  • Giảm đau đầu, giảm đau trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật.

Cách dùng

Sử dụng: 250 – 500mg/ ngày, chia làm 2 lần uống sáng và tối.

Tác dụng phụ

  • Đầy hơi, ợ hơi, dạ dày khó chịu, chóng mặt , mẩn ngứa cũng có thể bị phát ban.
  • Trường hợp nặng có thể bị phù nề, đau tức ngực, khó thở, tăng cân nhanh chóng, tiểu ít hoặc thậm chí không tiểu được.

Giá thành

Dao động khoảng 300.000 VNĐ/ lọ gồm 400 viên.

Thuốc Corticosteroid

Corticosteroid là loại thuốc đặc trị cho các trường hợp viêm đau khớp khuỷu tay. Thuốc có 2 dạng gồm dạng viên nén và dạng tiêm trực tiếp để giảm sưng đỏ tại các ổ khớp bị đau.

dau khop khuyu tay uong thuoc gi
Corticosteroid là loại thuốc đặc trị cho các trường hợp viêm đau khớp khuỷu tay

Tác dụng

  • Giảm đau hiệu quả tức thì.
  • Giảm triệu chứng sưng tấy ở ổ khớp khuỷu tay.
  • Điều trị viêm đau khớp khuỷu tay và các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

Cách dùng

  • Dạng viên: Sử dụng 0.25 – 7.2mg mỗi ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ khi kê thuốc.
  • Dạng tiêm: Liều lượng tiêm là 2 – 6mg/ ngày.

Tác dụng phụ

  • Một số biểu hiện như ho, sốt, đau họng và hắt hơi.
  • Tăng cân nhanh chóng, gây phù nề toàn thân.
  • Tăng huyết áp, nghẽn mạch máu não và gây viêm loét dạ dày.

Giá thành

Có mức giá phù thuộc vào các nhà thuốc.

Thuốc Paracetamol

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Paracetamol là loại thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau và thường được khuyến cáo sử dụng khi đau xương khớp.

Tác dụng

  • Giúp giảm đau khớp khủy tay và hạ sốt.
  • Điều trị các triệu chứng như đau khớp, đau cơ, đau răng,…
  • Thuốc có tác dụng giảm đau ở người bị viêm khớp nhẹ nhưng không có tác dụng đối với viêm khớp nặng hơn.

Cách dùng

Sử dụng 325 – 500mg/ lần, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 đến 6 tiếng.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể đặt hậu môn.

Tác dụng phụ

  • Dấu hiệu đầu tiên bao gồm ăn không ngon, buồn nôn, đổ mồ hôi, không tỉnh táo, mệt mỏi.
  • Dấu hiệu sau đó là đau vùng thượng vị, da hoặc mắt trắng nhợt nhạt, nước tiểu sẫm màu.

Giá thành

Dao động trong khoảng 30.000 VNĐ/ hộp.

Thuốc Diazepam

Diazepam là thuốc giãn cơ giúp điều trị đau khớp khuỷu tay được bác sĩ khuyên dùng.

dau khop khuyu tay uong thuoc gi
Diazepam là thuốc giãn cơ giúp điều trị đau khớp khuỷu tay được bác sĩ khuyên dùng

Tác dụng

  • Có tác dụng làm giãn cơ ở khớp khủy tay và chống co giật.
  • Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm giảm căng thẳng, kích động.

Cách dùng

  • Dạng viên: 2 – 10mg/ ngày, chia thành 3 đến 4 lần uống trong ngày.
  • Dạng tiêm: 5 – 10mg khởi đầu.

Tác dụng phụ

  • Lú lẫn, ảo giác và có hành vi bất thường.
  • Co giật cơ, rùng mình.
  • Không đi tiểu được hoặc mất kiểm soát bàng quang.
  • Hoa mắt, chóng mặt, bị yếu cơ và hay cáu gắt.

Giá thành

Dao động trong khoảng 81.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ.

Thuốc Mephenesin

Thuốc Mephenesin thuộc nhóm giãn cơ và tăng trương lực, được dùng để điều trị hỗ trợ những cơn đau khớp khuỷu tay. Thuốc mephenesin được bào chế từ hoạt chất mephenesin trong một viên nén bao phim, viên bao đường.

Công dụng

Thuốc có tác dụng điều trị hỗ trợ những cơ đau gồm:

  • Bệnh lý liên quan đến xương khớp
  • Rối loạn cột sống( đau lưng, vẹo cổ, đau thắt lưng).

Cách dùng

Dùng 2 – 3 viên/ 3 lần mỗi ngày.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc mephenesin có thể bệnh nhân sẽ xuất hiện một vài triệu chứng sốc phản vệ.

Ngoài ra còn bị dị ứng da, buồn ngủ, buồn nôn.

Giá thành

Dao động trong khoảng 40.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 12 viên 500mg.

dau khop khuyu tay uong thuoc gi
Thuốc Mephenesin thuốc nhóm giãn cơ hiệu quả điều trị tốt

Thận trọng khi dùng thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay

Sử dụng thuốc tây có thể giúp cơn đau giảm nhanh chóng, tức thời. Tuy nhiên muốn duy trì hiệu quả lâu dài, bệnh nhân cần thận trọng và đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

  • Các loại thuốc tây đều có thể gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân vì thế không được lạm dụng thuốc, sử dụng quá liều.
  • Trong quá trình uống thuốc điều trị, không nên cử động nhiều gây ảnh hưởng đến khuỷu tay. Không mang vác vật nặng, cồng kềnh, dồn lực về cánh tay. Nhân viên văn phòng thì nên điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp với tư thế ngồi sao cho cánh tay và cổ tay tạo thành chữ L.
  • Khi ngủ, người bệnh đặt tay ngang ngực để xoa dịu cơn đau, giúp dễ chịu hơn.
  • Trường hợp người bệnh bị đau nhẹ vẫn có thể tập thể dục thể thao, không nên chơi một số bộ môn thể thao cần đến lực tay nhiều như bóng rổ, bóng chuyền,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng ăn uống hợp lí, tăng cường các thực phẩm giàu omega-3 và các loại rau xanh.
  • Hạn chế đồ ăn có nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật gây cản trở tác dụng của thuốc.

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì. Hãy chủ động thăm khám và điều trị sớm nhất có thể, khi sử dụng thuốc phải nghe theo sự chỉ định của bác sĩ và không sử dụng quá liều. Nếu có bất kỳ vấn đề gì khi sử dụng thuốc phải đến ngay cơ sở y tế.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *