Độ mờ da gáy là gì? Bao nhiêu là bình thường?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Độ mờ da gáy là một trong những chỉ số cơ bản giúp xác định thai nhi có đang mắc bệnh hội chứng Down hay không. Việc siêu âm chỉ số này sẽ được thực hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Có thể nói đây là một xét nghiệm quan trọng giúp đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.

Độ mờ da gáy là gì? Tại sao phải đo khi mang thai

Độ mờ da gáy hay còn được gọi với cái tên khác là khoảng sáng sau gáy. Đây là hiện tượng kết tụ các chất dịch dưới da tại vị trí vùng gáy của thai nhi. Theo nghiên cứu của Y học thi tất cả thai nhi từ tuần 11 đến 13 đều có sự kết tụ này.

Khi siêu âm, chúng ta có thể thấy độ mờ xuất hiện trên màn hình với màu đen hoặc mờ. Đáng chú ý, ở những thai nhi đang có vấn đề về nhiễm sắc thể, tim hay mắc các hội chứng di truyền thì chỉ số này sẽ cao hơn bình thường.

Tất cả thai nhi đều có độ mờ vai gáy
Tất cả thai nhi đều có độ mờ vai gáy

Đo độ mờ là phương pháp xét nghiệm lâm sàng để chẩn đoán hội chứng Down trong những tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác nhất, bác sĩ cần phải thực siêu âm đúng thời điểm.

Có thể khẳng định, tất cả thai nhi sẽ đều có lớp dịch ở sau gáy. Tuy nhiên những thai nhi bình thường lại có lượng dịch này ít hơn so với những thai nhi nguy cơ mắc hội chứng Down.

Khi nghi ngờ thai nhi có nguy cơ mắc bệnh Down thông qua chỉ số độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như lấy mẫu nhung màng đệm hay chọc ối…. Để có thể khẳng định chính xác liệu đứa trẻ sau khi sinh ra có bị Down hay không.

Dựa vào kết quả đo, các bác sĩ cũng có thể phát hiện được thai nhi có bị bất thường về nhiễm sắc thể hay không. Chỉ số này khi đo được càng cao thì nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh càng lớn.

Xem thêm

Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường khi xét nghiệm

Theo nghiên cứu thì tuần thứ 11 đến 13 của thai kỳ là thời gian đo độ mờ da gáy tốt nhất. Đối với những thai nhi nhỏ tuổi hơn, da gáy của bé còn mờ nên không thể có được kết quả chính xác khi thực hiện đo.

Còn đối với thai nhi trên 14 tuần tuổi, độ mờ đã về mức bình thường, chính vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm hầu như không còn ý nghĩa. Đồng thời, lúc này, bác sĩ cũng không thể đưa ra bất cứ chẩn đoán chính xác nào về tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Độ mờ da gáy càng cao thì khả năng thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down càng lớn
Độ mờ da gáy càng cao thì khả năng thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down càng lớn

Sau khi được tiến hành siêu âm, bà bầu sẽ được bác sĩ thông tin về kết quả về độ mờ da gáy. Theo nghiên cứu, với những thai nhi kích thước từ 45 đến 84mm thì độ mờ da gáy được cho là bình thường sẽ là dưới 3,5mm. Cụ thể, chỉ số này tương đương theo độ tuổi là:

  • Thai nhi trong độ 11 tuần tuổi có chỉ số độ mờ phần da gáy chuẩn là 2mm.
  • Thai nhi trong độ 12 tuần tuổi có chỉ số độ mờ phần da gáy là < 2,5mm.
  • Thai nhi trong độ 13 tuần tuổi có chỉ số độ mờ phần da gáy là 2,8mm.

Thường thì kết quả độ mờ da gáy sẽ giúp các bác sĩ xác định được khoảng 75% nguy cơ trẻ bị Down. Cụ thể:

  • Nguy cơ mắc hội chứng Down sẽ rất thấp đối với những thai nhi có độ mờ da gáy đo được dưới 1,3mm.
  • Nếu độ mờ xác định được lớn hơn 3mm thì nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down sẽ khá cao.
  • Nếu độ mờ đo được là 6mm, thì thai nhi đang tồn tại nguy cơ cao mắc hội chứng Down cùng các dị tật bẩm sinh khác.
  • Nếu độ mờ dao động từ 3,2 đến 3,5mm thì thai nhi có nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể.
  • Nếu thai nhi có độ mờ da gáy là 2,9mm, thì có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm sàng lọc của bác sĩ trong 3 tháng đầu. Chính vì vậy, nếu muốn đưa ra chẩn đoán chắc chắn, bé cần được thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, độ mờ da gáy càng cao thì nguy cơ mắc hội chứng Down cùng các dị tật khác về cấu trúc cơ thể càng cao. Chính vì vậy, các bà bầu cần thực hiện xét nghiệm này ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bên cạnh đó cũng nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Một số lưu ý quan trọng về chỉ số độ mờ

Việc đo độ mờ là xét nghiệm gần như chính xác 75% về nguy cơ mắc hội chứng Down cũng như các dị tật về cấu trúc cơ thể của bé sau này. Tuy nhiên, vẫn có một số ít thai nhi có kết quả bất thường nhưng sinh ra lại bình thường. Điều này có nghĩa là vẫn còn hy vọng trong trường hợp này. Mặc dù vậy, bố mẹ không nên chủ quan, mà nên thực hiện thêm các xét nghiệm lâm sàng khác để có chẩn đoán chính xác nhất.

Một số trường hợp có kết quả đo độ mờ ở mức cao nhưng bé vẫn khỏe mạnh
Một số trường hợp có kết quả đo độ mờ ở mức cao nhưng bé vẫn khỏe mạnh

Sau khi thực hiện đo độ mờ thì phương pháp NIPT cũng nên được bà bầu lựa chọn. Đây là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, dành cho thai phụ từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Phương pháp này có ưu điểm lớn nhất chính là cho ra kết quả chính xác lên tới 99.9%. Bên cạnh đó, xét nghiệm NIPT cũng an toàn tuyệt đối, thực hiện dễ dàng và mẹ bầu chỉ cần lấy khoảng 10ml.

Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đó là sau những xét nghiệm cần thiết mà toàn bộ kết quả vấn cho thấy bé có nguy cơ bị Down thì bà bầu cần bình tĩnh, lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ để có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Trường hợp thai nhi có kèm thêm một số dị tật nghiêm trọng khác, thì tốt nhất thai nhi nên được loại bỏ sớm.

Bài viết vừa rồi đã giúp giải đáp thắc mắc: Độ mờ da gáy là gì? Bao nhiêu là bình thường? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc, nhất là những bà bầu chưa am hiểu về vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *