Hiểu Đúng Về Hắc Lào Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Hắc lào ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý về da liễu không quá hiếm gặp. Bệnh có thể khởi phát trên bất kỳ vùng da nào của cơ thể. Bệnh gây nhiễm trùng, lở loét da và thậm chí để lại sẹo ngay cả khi đã điều trị xong. Do đó, cha mẹ nên nắm được những thông tin quan trọng của căn bệnh này để giúp bé tránh bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và thẩm mỹ.

Hắc lào ở trẻ sơ sinh là gì?

Hắc lào trên trẻ sơ sinh nói riêng và bệnh hắc lào nói chung là một bệnh nhiễm nấm Trichophyton rubrum và Epidermophyton floccosum, có tính chất truyền nhiễm trên da. Bệnh sẽ gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu. Tuy nhiên bệnh không gây ra triệu chứng đau đớn và cũng không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Độ tuổi dễ mắc bệnh hắc lào nhất là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.

hac lao o tre so sinh
Hắc lào là một bệnh da liễu dễ bắt gặp ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi

Xem thêm

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hắc lào

Chuyên gia đánh giá rằng, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh hắc lào nhất. Bởi làn da của trẻ có cấu trúc mỏng và chưa hoàn thiện, rất dễ phản ứng lại với các tác nhân bất thường. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh, trong số đó phổ biến nhất vẫn là:

  • Do nhiễm khuẩn nấm thuộc nhóm Dermatophytes từ ngoài môi trường. Điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển. Trẻ khi nhiễm vi khuẩn này sẽ hình thành hắc lào, sau đó do ngứa ngáy mà đưa tay cào gãi, khiến vùng da bị tổn thương lan rộng hơn.
  • Do lây nhiễm hắc lào qua tiếp xúc trực tiếp với chó hoặc mèo đã nhiễm nấm (các loại vật nuôi trong nhà).
  • Bệnh hình thành có thể do cơ địa, hệ miễn dịch của trẻ kém nên cơ thể nhạy cảm và dễ bị phản ứng lại với sự tấn công của các loại nấm da.
  • Do cha mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách và không đảm bảo, khiến làn da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Khi trẻ gặp những triệu chứng bất thường, cha mẹ hãy cho trẻ đi thăm khám da liễu càng sớm càng tốt để phát hiện những vấn đề bệnh phát sinh. Xác định nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Dấu hiệu nhận biết dấu hiệu hắc lào ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng của bệnh hắc lào nhìn thoáng qua rất dễ nhầm lẫn với bệnh chàm hoặc viêm da dị ứng. Cách phân biệt tổn thương do hắc lào đó là:

  • Vùng da tổn thương ửng đỏ, xung quanh là viền màu đỏ có những đốm mụn nước nhỏ li ti. Vết ban này có thể lan rộng nếu mủ trong mụn nước chảy ra ngoài.
  • Sau khoảng 1 tuần, ban đỏ sẽ đóng vảy khô ráp, sần sùi.
  • Tổn thương gây ra cảm giác ngứa ngáy không ngừng, khiến trẻ quấy khóc và biếng ăn.
hac lao o tre so sinh
Biểu hiện của bệnh là các ban đỏ hình tròn, có mụn nước xung quanh

Tùy vào vị trí bị hắc lào trên cơ thể mà bé sẽ có những triệu chứng sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Hắc lào trên da đầu: Hay còn gọi là nấm da đầu. Biểu hiện ban đầu là trên da đầu có những vết ban màu đỏ, kích thước nhỏ và ngứa. Tóc của bé trên vùng da này bị rụng và thậm chí nếu bị hắc lào nặng, bé còn bị nứt da đầu kèm xuất hiện u hạt.
  • Hắc lào trên mặt: Tại vị trí mặt, hắc lào sẽ xuất hiện dưới hình dạng vòng tròn, đặc biệt là ở vùng xung quanh mắt, mí mắt hoặc tai. Các vết hắc lào này có thể lan rộng xuống toàn thân và kích thước to ra theo thời gian.
  • Hắc lào trên da tay và da chân: Đặc biệt là vùng kẽ ngón tay hoặc ngón chân. Da tại đây sẽ xuất hiện những mảng màu trắng đỏ và tạo thành vảy, tạo cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sơ sinh gặp phải hắc lào ở tay và chân thường ít hơn người lớn.
  • Hắc lào ở bẹn: Xuất hiện các mảng da nhỏ ửng hồng hoặc đỏ kèm những mảng vảy trắng ở hai bên bộ phận sinh dục, tập trung nhiều quanh các nếp da ở bẹn.

Xem thêm

Điều trị hắc lào cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh thường không quá khó khăn. Mặc dù vậy, mọi phương pháp điều trị bệnh cho bé đều cần được thực hiện dưới sự chỉ dẫn và theo dõi nghiêm ngặt từ phía chuyên gia hoặc bác sĩ. Bởi trẻ có làn da tương đối nhạy cảm, dễ bị kích ứng và gây ra hậu quả nghiêm trọng như mòn da, ngấm thuốc vào nội tạng nếu dùng sai liều lượng.

hac lao o tre so sinh
Việc dùng thuốc điều trị cho bé cần tuân thủ liều lượng phù hợp để tránh tác dụng phụ

Một số cách điều trị bệnh hắc lào phổ biến mà cha mẹ có thể tham khảo đó là:

  • Sử dụng kem bôi ngoài da: Vì hắc lào là một căn bệnh ngoài da nên cha mẹ có thể sử dụng một số loại kem bôi chống nấm cho trẻ như Miconazole, Clotrimazole, Lamisil, Terbinafine,… Điều trị ngoài da sẽ mất khoảng 3-4 tuần và sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cha mẹ vẫn cần bôi thêm 1 tuần nữa để đảm bảo nấm được tiêu diệt hoàn toàn.
  • Sử dụng thuốc uống kết hợp thuốc bôi: Trong những trường hợp bé bị hắc lào nặng, bôi thuốc ngoài da liên tục trong vòng 6 tuần vẫn không thể đáp ứng được thì cha mẹ nên cho bé dùng thuốc uống kê đơn của bác sĩ. Các loại thuốc chống nấm được Bộ Y tế cấp phép sử dụng đó là Itraconazole, Terbinafine, Griseofulvin,…

Nếu điều trị tại nhà bằng các phương pháp trên nhưng không có hiệu quả, thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra, tránh để xuất hiện tình trạng bội nhiễm khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm

Biện pháp phòng ngừa bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy cha mẹ hãy giữ gìn cho bé tốt nhất có thể để ngăn ngừa được bệnh hắc lào khởi phát hoặc tiến triển nguy hiểm hơn. Một số biện pháp mà cha mẹ có thể áp dụng đó là:

hac lao o tre so sinh
Nên lau người khô ráo cho bé ngay khi vừa tắm xong
  • Vệ sinh không gian sống của bé thật sạch, giặt ga giường, khăn tắm và quần áo,… của trẻ bị hắc lào với nước nóng. Khử trùng các bề mặt trong nhà bằng các chất tẩy rửa chuyên biệt, nhất là những nơi có vật nuôi.
  • Luôn tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, cha mẹ có thể dùng sữa tắm dịu nhẹ để hỗ trợ. Sau khi tắm xong cần lau khô người bằng một chiếc khăn mềm, đặc biệt ở vùng các kẽ tay, kẽ chân,… (nơi dễ bị hắc lào).
  • Cho bé mặc trang phục mỏng nhẹ và thấm hút tốt, nên thay mới vào mỗi ngày để hạn chế bụi bẩn bám lại.
  • Không cho bé đi chân trần ra ngoài môi trường đất, bởi da bé mỏng rất dễ bị trầy xước, tạo điều kiện cho nấm mốc xâm nhập và gây bệnh.
  • Không dùng chung những vật dụng cá nhân, như khăn tắm, lược, mũ, gối,… cùng những người khác.
  • Kiểm tra vật nuôi xem chúng có bị nhiễm nấm hay có mảng vảy nào khiến lông rụng không. Nếu có thì hãy đưa thú cưng đi điều trị sớm. Đồng thời, đừng quên tiêm phòng đầy đủ và tắm cho chúng mỗi ngày để tiêu diệt nơi trú ẩn của nấm gây hắc lào.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé để tăng sức đề kháng, giúp bé phòng ngừa và chống chọi lại được với bệnh tật.
  • Nếu trong nhà có người nghi ngờ hoặc đang bị hắc lào, hãy ngăn cho họ tiếp xúc với trẻ sơ sinh. Thời gian có thể tiếp xúc với trẻ là ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh bệnh hoàn toàn.

Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh. Tuy không được xếp vào căn bệnh nguy hiểm cho tính mạng, nhưng có thể làm bé bị ảnh hưởng về tinh thần và sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy điều trị cho bé càng sớm càng tốt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *