Hiến Máu Có Ảnh Hưởng Đến Chu Kỳ Kinh Nguyệt Không? 

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Hiến máu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không là vấn đề được rất nhiều bạn thắc mắc. Có không ít bạn sau khi hiến máu gặp tình trạng chậm kinh, kinh nguyệt không đều. Vậy hiến máu có ảnh hưởng kinh nguyệt, đến kỳ kinh nguyệt có hiến máu được không? Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo thêm trong nội dung chia sẻ tại bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện. 

Hiến máu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp và mang tính nhân văn, là việc làm có ích, có ý nghĩa với xã hội. Việc hiến máu hiện nay được đảm bảo theo quy trình vô khuẩn nên không sợ lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, khi hiến máu, người hiến máu đã được thăm khám sàng lọc nhằm đảm bảo đủ điều kiện hiến máu. 

hien mau co anh huong den chu ky kinh nguyet khong
Hiến máu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không được rất nhiều người quan tâm

Lượng máu hiến mỗi lần theo quy định không quá 9ml/kg cân nặng ở từng người. Có nghĩa là nếu bạn được 45kg, có thể hiến trên 350ml máu mỗi lần mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Dựa theo thể trạng cụ thể của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định bệnh nhân có thể hiến bao nhiêu máu. Tuy nhiên, ít nhất một đơn vị máu cho 1 người và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, hiến máu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Việc hiến máu không ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Bởi cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho. Tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 – 8 tuần tiếp theo. Hơn nữa, quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống, giữ cho cơ thể khỏe mạnh cũng như làm việc hiệu quả hơn. 

Trường hợp một số bạn gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều, bị chậm kinh sau khi hiến máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như việc bạn lo lắng, suy nghĩ nhiều hoặc bị căng thẳng gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Để cải thiện tình trạng này, mọi người cần dành thời gian thư giãn, tránh căng thẳng. Đồng thời nên cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi, ăn uống, ngủ nghỉ để đảm bảo sức khỏe, giúp kỳ kinh ra đều hơn. 

Xem thêm

Đến kỳ kinh nguyệt có hiến máu được không?

Ngoài vấn đề hiến máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không, nhiều bạn còn muốn biết có kinh nguyệt có hiến máu được không. Được biết, hiện nay chưa có quy định nào không cho phép phụ nữ đang có kinh nguyệt không được tham gia hiến máu. Tuy nhiên, việc hiến máu khi đang có kinh nguyệt thì không nên. 

Nguyên nhân là do khi tới ngày “rụng dâu”, cơ thể chị em phải mất đi một lượng máu nhất định. Chưa kể, đây là thời điểm cơ thể bị suy nhược, thiếu máu, dễ hạ huyết áp, mệt mỏi, thậm chí nhiều người còn bị đau lưng, đau ngực, đau bụng kinh, rong kinh,… Vậy nên, các bác sĩ vẫn khuyên bạn không nên hiến máu khi đang tới ngày. Thời điểm tốt nhất để hiến máu là vào 7 ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt. 

hien mau co anh huong den chu ky kinh nguyet khong
Khi tới kỳ kinh nguyệt, cơ thể thường rất mệt mỏi nên bạn không nên hiến máu

Xem thêm

Kinh nghiệm bổ sung dinh dưỡng sau khi hiến máu

Mỗi người trưởng thành khỏe mạnh ở độ tuổi phù hợp, mỗi lần hiến 200ml máu chỉ chiếm 1/20 tổng lượng máu toàn cơ thể nên không ảnh hưởng tới sức khỏe hay chu kỳ kinh nguyệt. Chưa kể sau khi hiến máu, nếu bạn bổ sung dinh dưỡng kịp thời sẽ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Để hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi hiến máu do không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hoặc do tâm lý căng thẳng. Bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm sau đây để sớm khôi phục thể trạng:

  • Chú ý nghỉ ngơi: Hãy dành ra 1 – 2 ngày để nghỉ ngơi sau khi hiến máu, đồng thời nên đảm bảo mỗi ngày đều có giấc ngủ đủ 8 tiếng. Sau khi hiến máu, tránh lao động, làm việc hoặc tập thể lực quá sức, ít làm những công việc khiến tinh thần căng thẳng. 
  • Tránh uống trà đậm: Trong 1 tháng sau khi hiến máu bạn không nên uống trà đậm. Bởi trong những loại trà này đều có chứa acid tannic nên dễ kết hợp với protein, sắt, làm ảnh hưởng tới quá trình tái tạo tế bào máu mới. Thay vào đó, mọi người nên uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây như cà rốt, ổi, táo, cam, kiwi,… 
  • Không cần tẩm bổ quá nhiều: Mọi người có thể ăn trái cây tươi, rau cải, chế phẩm từ sữa, chế phẩm đậu, sữa, thịt, cá, tôm tươi,… Tuy nhiên không cần tẩm bổ quá nhiều hoặc ăn quá no, chỉ cần đảm bảo 4 nguồn dưỡng chất cơ bản (đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất) là được. 
  • Bổ sung nhiều thức ăn tốt cho máu: Thành phần chính tạo nên máu chính là sắt, protein, vitamin B12 và acid folic. Nếu cơ thể sớm hấp thu được những hoạt chất này sẽ nhanh chóng hồi phục. Theo đó, mọi người cần bổ sung thêm sữa, thịt nạc, trứng, nấm mèo đen, chế phẩm từ đậu, sứa, tôm, mè, rong biển, thịt bò, cật heo, gan heo,… 

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp hiến máu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không và đang kỳ kinh nguyệt có hiến máu được không. Như đã chia sẻ, việc hiến máu là một việc làm nhân văn và ý nghĩa, hơn nữa còn không ảnh hưởng tới sức khỏe hay chu kỳ kinh nguyệt nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *