Bị Đau Đầu Khi Ho Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Nhanh Tại Nhà
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHo bị đau đầu có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ, thậm chí có thể kéo dài đến vài ngày. Vậy làm thế nào để xác định được nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đau đầu khi ho? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về triệu chứng này một cách chi tiết nhất.
Nguyên nhân dẫn đến đau đầu khi ho là gì?
Có thể chia nguyên nhân ho bị đau đầu thành 3 nhóm chính: Đau đầu khi ho ngắn, đau đầu khi ho trung bình và ho bị đau đầu do viêm xoang.
Đau đầu khi ho ngắn
Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây nên đau đầu khi ho ngắn là do áp lực gia tăng trong đầu. Tức là áp lực nội sọ và căng thẳng cũng góp một phần vào nguyên nhân gây nên tình trạng trên.
Đau đầu khi ho trung bình
Các vấn đề về não hay cấu trúc hộp sọ, nơi kết nối bộ não với tủy sống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhức đầu khi ho. Cụ thể như: Khiếm khuyết hình dạng hộp sọ, khiếm khuyết trong cấu tạo tiểu não hay do khối u não.
Ho bị đau đầu do viêm xoang
Những người bị viêm xoang cũng thường bị đau đầu khi ho. Nguyên nhân là do những xoang bị tắc gây ngưng trệ dịch lưu thông, dẫn đến tình trạng viêm các xoang. Từ đó làm cho dịch nhầy tiết ra càng nhiều, dịch bị ứ đọng không thoát ra được sẽ tạo áp lực cho xoang. Lúc này phản ứng của cơ thể là ho để đẩy dịch ra ngoài, điều này vô tình tăng áp lực vùng đầu gây nên tình trạng đau đầu.
Triệu chứng của ho bị đau đầu
Đau đầu khi ho là triệu chứng thường gặp nhưng dễ nhầm lẫn với tình trạng đau đầu nhẹ. Tuy nhiên, với mỗi nhóm sẽ có triệu chứng bệnh khác nhau:
Đau đầu khi ho ngắn
- Tình trạng này xảy ra đột ngột, đau đầu ngay khi ho, diễn ra trong vài phút, thi thoảng có thể kéo dài tới 30 phút.
- Khi ho bị đau nhói đầu như kim đâm.
- Ho có thể gây đau hai bên đầu hoặc đau phía sau.
- Tình trạng ho gây đau đầu ở một số trường hợp sẽ kéo dài trong vài giờ.
Đau đầu khi ho trung bình
- Kéo dài trong vài giờ thậm chí lên đến vài ngày.
- Nhiều triệu chứng xuất hiện như ho, đau đầu, chóng mặt.
- Người bệnh mất cân bằng hoặc ngất xỉu.
- Nhức đầu mỗi khi ho còn kèm theo tê ở mặt hoặc cánh tay.
- Với những người bị tăng áp lực lên hộp sọ sẽ có triệu chứng đau đầu, ho, buồn nôn.
Ho bị đau đầu do viêm xoang
Bên cạnh triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, người bị viêm xoang còn có các biểu hiện đau đầu mệt mỏi, ho. Cơn đau đầu có thể kéo dài vài giờ và càng đau hơn mỗi khi ho.
Phân biệt triệu chứng đau đầu khi ho do viêm xoang với các bệnh khác
Mặc dù đau đầu khi ho do viêm xoang cũng là triệu chứng của một số bệnh khác, tuy nhiên mỗi bệnh lại có những dấu hiệu kèm theo khác nhau. Vì vậy người bệnh cần phải phân biệt chính xác để có hướng điều trị đúng và hiệu quả.
Cơn đau đầu do một số bệnh khác sẽ có triệu chứng như: Đau một bên đầu, khi chạm vào thái dương sẽ cảm thấy đau, đầu giật và đau theo theo nhịp của mạch máu.
Hơn nữa cơn đau đầu có thể theo từng đợt, tăng dần theo thời gian, vận động mạnh cũng khiến đầu bị đau hơn kèm theo những triệu chứng sợ ánh sáng, tiếng ồn. Trong khi triệu chứng đau đầu khi ho do viêm xoang thì lại kéo dài và tăng lên mỗi khi ho.
Điều trị ho bị đau đầu bằng cách nào?
Bị ho kèm triệu chứng đau đầu nên làm gì? Có nhiều phương pháp điều trị đau đầu khi ho, phổ biến như sử dụng thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y hay bằng mẹo dân gian. Ở mỗi phương pháp điều trị lại có ưu, nhược điểm riêng. Dưới đây là một số cách điều trị ho bị đau đầu người bệnh có thể tham khảo:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Nếu bạn bị đau đầu khi ho ngắn, có thể sử dụng một số thuốc dưới đây theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp ngăn ngừa hoặc giảm đau nhanh chóng:
- Dextromethorphan – Thuốc làm giảm triệu chứng ho, giúp ức chế trung tâm hô hấp.
- Pholcodin, có tác dụng làm giảm tín hiệu thần kinh trong cơn ho.
- Propranolol (Innopran XL, Inderal, những loại khác) giúp giãn mạch
- Acetazolamid là một loại thuốc tăng nhãn áp làm giảm sản xuất dịch não tủy. Tuy nhiên thuốc Acetazolamid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Acetazolamide – Nhóm ức chế Carbonic Anhydrase làm giảm lượng dịch tủy sống, giảm áp lực bên trong hộp sọ.
- Naproxen – Thuốc kháng viêm không steroid, giúp ngăn chặn cơ thể sản xuất một số chất gây viêm.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Với ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ, các bài thuốc Đông y đang được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị ho bị đau đầu:
- Bài thuốc số 1
Chuẩn bị: Bạch dược 16g, cam thảo 12g, rễ chanh 12g, nam dương sâm 16g, quất hồng bì 12g, sâm đại hành 16g, mơ muối 12g, xa tiền thảo 16g, bạch mao căn 16g, thủy ngọc 10g.
Cách dùng: Bài thuốc giúp giảm ho, dịu họng và tăng cường sức đề kháng, người bệnh đem sắc chung các vị thuốc, ngày uống 2 lần, sử dụng 1-2 tuần.
- Bài thuốc số 2
Chuẩn bị: Hoa ngũ sắc 30g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g, ké đầu ngựa 12g.
Cách dùng: Dùng để điều trị viêm xoang, người bệnh đem các vị thuốc sắc lên, ngày uống 2 lần sau bữa ăn, uống từ 7-10 ngày.
- Điều trị đau đầu khi ho do viêm xoang bằng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường
Thành phần gồm: Sài hồ, bồ công anh, bách bộ, kim ngân cành, tơ hồng xanh,…
Công dụng: Thoát dịch mủ viêm xoang, hành khí hoạt huyết và tăng cường sức đề kháng…
Thuốc được điều chế sẵn thành các chế phẩm viên hoàn, người bệnh uống theo chỉ định và liều lượng của lương y kê.
Đối tượng sử dụng: Thuốc dùng được cho mọi đối tượng, từ phụ nữ có thai, mẹ cho con bú, trẻ em hay người già, người có cơ địa nhạy cảm,..
- Điều trị đau đầu khi ho bằng bài thuốc của Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân Dân 102:
Tùy theo từng thể bệnh mà Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân Dân 102 sẽ có những bài thuốc khác nhau. Trường hợp đau đầu khi ho người bệnh có thể tham khảo bài thuốc dưới đây để giải độc lợi họng:
Thành phần gồm: Phòng phong, cam thảo, kinh giới, xích thược, hoàng cầm, kim ngân hoa, liên kiều, cát cánh.
Nếu ho đau đầu nhiều, người bệnh có thể bổ sung thêm: Quất hồng bì, thuyền thoái, huyền sâm, cảo bản, mạn kinh tử.
Mẹo dân gian
Trường hợp ho bị đau đầu với mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian ngay tại nhà:
- Uống trà gừng để làm giảm các cơn ho.
- Người bệnh bị viêm xoang có thể sử dụng phương pháp xông hơi tại nhà. Bạn đun lá hương nhu, lá bưởi cho sôi sau đó bắc ra xông trong vòng 5 đến 10 phút, thực hiện 3 lần một ngày.
- Tắm nước ấm giúp đả thông các mạch máu, giảm đau đầu, mệt mỏi.
- Uống nước chanh mật ong để tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.
Đau đầu khi ho nên đi khám ở đâu?
Đau đầu khi ho là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến các vấn đề về cấu tạo của hộp sọ, viêm xoang hay u não. Vì vậy, khi các biểu hiện trên xảy ra thường xuyên và kéo dài, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Bệnh viện Bạch Mai: Người bệnh có thể khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp chữa trị bệnh hiệu quả. Bệnh viện có địa chỉ tại số 78, đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội. Người bệnh có thể liên hệ qua hotline: 024 3869 3731.
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Là một bệnh viện lớn được nhiều người lựa chọn bởi đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiệt tình, tận tâm. Địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hotline liên hệ: 069 572 400.
- Tổ hợp Y Tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102: Đây là một địa chỉ uy tín hiện nay, được nhiều người bệnh tin tưởng đến khám và điều trị. Trụ sở chính: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội (Hotline liên hệ: 024 7109 6699); Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM (Hotline liên hệ: 028 7109 6699).
- Nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường: Là địa chỉ khám và điều trị uy tín mà người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường với kinh nghiệm hơn 150 năm khám và chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Trụ sở chính: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội (Hotline liên hệ: 024 6253 6649); Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh: Số 100 Đường D1, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Hotline liên hệ: 0938 449 7680).
Lưu ý cho bệnh nhân trong quá trình điều trị
- Người bệnh nên bảo vệ sức khỏe cẩn thận, đặc biệt vào những ngày trở trời để tránh gây ra các cơn ho làm đau đầu.
- Người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cafe…
- Ăn uống khoa học, uống nhiều nước và tập thể dục điều độ để tăng cường sức đề kháng.
- Sử dụng các bài thuốc giảm ho khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Ho bị đau đầu là triệu chứng phổ biến nên nhiều người vẫn dễ nhầm lẫn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của mình.
Tìm hiểu thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!