Huyết tương là gì? Thành phần, chức năng, vai trò chính

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Huyết tương là một trong những thành phần chính cấu tạo nên máu. Nó không chỉ đảm bảo sự sống của con người mà còn giúp phản ánh tình trạng sức khỏe thông qua việc xét nghiệm. Vậy huyết tương là gì? Thành phần, chức năng và vai trò chính của nó như thế nào? Sau đây là những thông tin quan trọng mà bạn nên nắm rõ.

Tổng quan về huyết tương là gì?

Huyết tương được khá nhiều người nhắc đến nhưng lại rất ít người biết rõ về cấu trúc, thành phần cũng như sự khác biệt của nó so với huyết thanh. Việc phân biệt rõ hai thành phần này cũng là thông tin quan trọng mà bạn cần nắm rõ.

Huyết tương là gì?

Huyết tương là gì? Huyết tương hay còn gọi là plasma là chất dịch có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, màu sắc của chúng cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian hay trạng thái sinh lý của cơ thể người. Ví dụ, thông thường sau khi ăn, huyết tương lại đục. Sau khoảng vài tiếng nữa nó lại ngả màu vàng chanh.

Huyết tương là một trong những thành phần quan trọng trong mô máu
Huyết tương là một trong những thành phần quan trọng trong mô máu

Đáng chú ý, trong trạng thái huyết tương đã chuyển sang màu đục thì sẽ không được dùng để truyền máu cho người khác theo đúng nguyên tắc truyền máu bởi khả năng gây sốc và dị ứng cho người nhận máu sẽ rất cao.

Khoa học đã chứng minh huyết tương là một trong những thành phần quan trọng có trong mô máu. Chúng chiếm tới 55% đến 56% toàn bộ lượng máu trong cơ thể.

Thành phần chính của huyết tương

Thàn phần chính của huyết tương là gì? Trong đó nước chiếm tới 90% thể tích, 10 % còn lại là các chất hòa tan như:

  • Protein huyết tương: Thành phần này chiếm khoảng 7% thể tích của huyết tương. Bao gồm các loại protein như:
  • Albumin: Đây là loại protein huyết tương chiếm số lượng nhiều nhất với 3,5-5g/dL máu. Nó là yếu tố chính tạo nên áp lực thẩm thấu máu – chỉ số quyết định tới quá trình phân phối nước trong cơ thể. Albumin đóng vai trò liên kết với các các chất không thể hòa tan trong nước một phần hoặc hoàn toàn để chúng có thể được vận chuyển thuận lợi trong huyết tương.
  • Globulin miễn dịch: Gồm ba loại chính là alpha, beta, gamma. Chúng là các protein có hình cầu và được hòa tan ngay trong huyết tương. Trong đó gamma protein có các kháng thể được tổng hợp từ tương bào.
  • Fibrinogen: Đây là loại protein được tổng hợp từ gan và thông qua các enzyme liên kết với máu trong quá trình cầm máu, nó sẽ biến đổi thành fibrin. Kiểm tra nồng độ fibrinogen có trong huyết tương được xếp vào dạng xét nghiệm đông máu cơ bản giúp chẩn đoán được một số bệnh lý của cơ thể người.
Huyết tương chứa thành phần chính là nước và các chất hòa tan khác
Huyết tương chứa thành phần chính là nước và các chất hòa tan khác

Các thành phần khác có trong huyết tương:

  • Các thành phần hữu cơ: Gồm vitamin, amino acid, một số loại peptide với tác dụng điều hòa steroid hormone và lipid.
  • Muối vô cơ hay muối khoáng: Chiếm thể tích khoảng 0.9 % trong huyết tương và bao gồm các muối điện li Kali, Natri hay Canxi.

Huyết tương và huyết thanh khác nhau ở đâu?

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa huyết tương và huyết thanh. Tuy nhiên chúng lại hoàn toàn khác nhau về cả đặc điểm, tính chất lấn công dụng. Sau đây sẽ là một số so sánh cơ bản nhất giúp bạn phân biệt được huyết tương và huyết thanh.

Định nghĩa: Huyết thanh là phần lỏng của máu được chiết tách sau khi thực hiện đông máu. Còn huyết tương lại là một chất lỏng có trong máu với đặc tính trong suốt và có màu vàng vàng.

  • Thành phần: Thành phần của huyết thanh không có chứa các chất đông máu còn huyết tương thì có.
  • Số lượng: Trong máu, huyết thanh có tỉ lệ ít hơn nhiều so với huyết tương.
  • Tách chiết: Huyết thanh chỉ có thể được lấy ra thông qua quá trình làm đông máu. Còn huyết tương thì có thể thu được trước khi đông máu.
  • Sử dụng thuốc chống đông máu: Huyết thanh bắt buộc dùng thuốc đông máu để tách riêng còn huyết tương thì không.
  • Hạn sử dụng: Huyết thanh chỉ có thể lưu trữ trong khoảng vài ngày nếu được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 đến 6 độ C. Trong khi đó huyết tương lại có thể bảo quản trong vòng 1 năm.
  • Sự sắp xếp các tế bào: Trong huyết thanh, các tế bào được liên kết với nhau do sự hình thành cục máu đông. Còn trong huyết tương, các tế bào bị treo lơ lửng và tách biệt nhau.
Khá nhiều người không phân biệt được rõ huyết tương và huyết thanh
Khá nhiều người không phân biệt được rõ huyết tương và huyết thanh

Ứng dụng:

Huyết thanh thường dùng để kiểm tra nhóm máu. Còn huyết tương lại dùng cho những người cần tế bào máu.

Huyết thanh ứng dụng trong điều chế thuốc chống nọc độc của động vật và ứng dụng trong tiêm chủng. Trong khi đó, huyết tương giúp vận chuyển các chất hòa tan qua máu.

Huyết thanh được thường sử dụng trong các xét nghiệm xác định nồng độ HCG, protein, cholesterol, đường có trong máu. Còn huyết tương giúp duy trì huyết áp bình thường và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Xem thêm

Chức năng chính của huyết tương trong máu của con người?

Huyết tương có có rất nhiều chức năng đối với sức khỏe của con người. Chính vì vậy nó được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại.

Chức năng vận chuyển

Nhiệm vụ chính của huyết tương chính là vận chuyển các chất hoạt quan trọng từ cơ quan này đến cơ quan khác của cơ thể. Các chất này thường là hormon, protein, oxy, sắt hay đường glucose,…

Cụ thể, Protein có trong huyết tương đóng vai trò rất lớn trong chức năng vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ có chứa trong máu. Đồng thời giúp chúng chuyển hóa thành các chất có ích cho cơ thể.

Chức năng tạo áp suất keo của máu

Albumin có trong protein huyết tương sẽ cung cấp áp suất thẩm thấu cho phần chất lỏng của máu bên. Nhờ đó nó sẽ ngăn máu tràn vào các mô cũng như các tế bào. Bên cạnh đó Albumin cũng có vai trò hút nước lưu thông để giữ lượng nước bên trong máu.

Huyết tương giúp tạo áp suất keo của máu
Huyết tương giúp tạo áp suất keo của máu

Đáng chú ý, những bệnh lý về gan thường xuất phát từ việc albumin trong máu bị giảm. Chính vì vậy, áp suất keo của máu cũng giảm xuống, lượng nước có trong mạch máu bị thoát ra ngoài và đọng lại ở những khoảng gian bào, từ đó gây nên hiện tượng phù gan.

Chức năng kháng khuẩn

Globulin có chứa trong protein huyết tương sẽ tham gia vận chuyển các chất lipid, axit béo, steroid… trong cơ thể. Mục đích của việc này là tăng khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể trước tác động của các vi khuẩn gây hại. Nhờ đó có thể giúp cơ thể người tránh được các bệnh lý thông thường.

Chức năng cầm máu

Fibrinogen có trong huyết tương là thành phần chính tham gia vào quá trình đông máu. Nhờ vậy, nó được ứng dụng rộng rãi trong việc cầm máu – công đoạn quan trọng trong bất cứu cuộc phẫu thuật nào như mổ sỏi thận, mổ sỏi đường mật,….

Chỉ định truyền huyết tương cho những đối tượng nào?

Trong y học hiện đại, huyết tương có trong máu người thường được tách riêng các ra để truyền cho những người cần. Điều này được ứng dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến việc thiếu máu. Tuy nhiên chỉ huyết tương giàu tiểu cầu và được đông lạnh mới được ưu tiên sử dụng.

Huyết tương thường được chỉ định truyền cho những đối tượng sau:

  • Người bệnh bị giảm một yếu tố đông máu bẩm sinh nhưng lại không có chế phẩm chuyên biệt để có thể truyền.
  • Bệnh nhân bị viêm mao mạch dị ứng do giảm tiểu cầu trong trường hợp phải thay huyết tương.
  • Người bắt buộc phải truyền máu nhiều do bị mất máu và có triệu chứng rối loạn.
  • Đối tượng bị thiếu antithrombine III nhưng lại không có antithrombine III đậm đặc để truyền thay thế.
  • Người bệnh bị chảy máu cấp đồng thời các yếu tố đông máu bị giảm toàn bộ.
  • Người hội chứng tiêu sợi huyết kèm giảm mạnh các yếu tố giúp đông máu.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề: Huyết tương là gì, thành phần cũng như chức năng chính. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho nhiều độc giả. Tuy nhiên để hiểu sâu hơn về huyết tương, bạn có thể nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia, các bác sĩ đầu ngành.

Nên tìm hiểu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *