Jet lag là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị phù hợp

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Jet lag là gì? Đây là một hội chứng thường gặp khi có sự thay đổi múi giờ đột ngột trong trường hợp: Đi du lịch, du học,… khiến cơ thể rối loạn giấc ngủ tự nhiên, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi. Hội chứng này luôn là nỗi “ám ảnh” của những người thường xuyên phải thay đổi nơi ở/làm việc tại ngoại và phải di chuyển bằng máy bay. Vậy làm cách nào để phòng tránh và cải thiện hội chứng jet lag?

Jet lag là gì? Có nguy hiểm không? Đối tượng dễ gặp

Jet lag là gì? Đây là hội chứng mất cân bằng đồng hồ sinh học, thường xuất hiện khi cơ thể chưa kịp thích nghi với múi giờ tại địa điểm di chuyển. Đối tượng thường có những biểu hiện như: Choáng váng, đau đầu, không còn cảm giác buồn ngủ, buồn nôn… khiến cơ thể mệt mỏi và ức chế thần kinh nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Jet lag là tình trạng nhiều người có thêt gặp phải
Jet lag là tình trạng nhiều người có thêt gặp phải

Theo các nhà khoa học thì hội chứng này liên quan đến vấn đề gián đoạn hoạt động và không đồng bộ hóa được tế bào của hai bên bán cầu não. Đặc biệt khi cấu trúc và chức năng não càng hoàn thiện, “nguyên tắc” thì tình trạng này càng dễ xuất hiện hơn.

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng jet lag mang đến cảm giác khó chịu và khiến đối tượng sụt cân, khó tỉnh táo để làm việc, đồng thời cũng cần thời gian nghỉ ngơi để hồi sức sau đó. Chính những cảm giác khó chịu cũng khiến người mắc phải có cảm giác sợ khi phải đi xa hoặc ngồi máy bay.

Đối tượng dễ mắc hội chứng jet lag bao gồm:

  • Người thường xuyên phải di chuyển ở khu vực lệch múi giờ.
  • Người cao tuổi có sức khỏe kém phải ngồi máy bay.
  • Trẻ nhỏ phải di chuyển nhiều nơi.

Nguyên nhân và triệu chứng của jet lag là gì?

Nguyên nhân gây jet lag là gì và có những biểu hiện như thế nào? Bạn đọc cùng tìm hiểu trong mục dưới đây.

Jet lag là hội chứng có liên quan mật thiết đến sự thay đổi đồng hồ sinh học
Jet lag là hội chứng có liên quan mật thiết đến sự thay đổi đồng hồ sinh học

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây jet lag bao gồm:

Mất cân bằng đồng hồ sinh học

Jet lag là hội chứng có liên quan mật thiết đến sự thay đổi đồng hồ sinh học. Yếu tố này lại bị tác động bởi: Chu kỳ sáng tối, giấc ngủ, múi giờ…khiến cơ thể mệt mỏi và không thích nghi được với điều kiện của môi trường mới.

Bên cạnh đó sự mất cân bằng sinh học cũng khiến quá trình điều hòa hormon trong cơ thể thay đổi. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của đối tượng mắc phải.

Sức khỏe kém

Những người có sức khỏe kém, đặc biệt là đối tượng lớn tuổi sẽ dễ mắc hội chứng jet lag hơn. Bên cạnh đó, những người lớn tuổi sẽ có cấu trúc não hoàn thiện và có thói quen sinh học khó thay đổi, do vậy không thể kịp thích nghi với môi trường sống mới.

Đi theo hướng từ Tây sang Đông, Bắc sang Nam

Đối với những chuyến bay từ các nước ở phía Tây sang phía Đông bán cầu sẽ làm gia tăng mức độ triệu chứng của Jet lag. Hiện tượng này được giải thích là do giữa hai bán cầu này có mức độ chênh lệch về múi giờ rất cao. Đồng.

Bên cạnh đó, khi di chuyển từ Bắc sang Nam, chúng ta sẽ phải chịu thêm tác động của thay đổi thời tiết và môi trường, do vậy cơ thể sẽ không thể thích ứng quá nhanh được.

Sử dụng chất kích thích

Sử dụng chất kích thích thần kinh như: Cafein, morphin, bia, rượu…sẽ khiến đầu óc không được tỉnh táo, đồng thời ức chế sự hô hấp của cơ thể. Do vậy đối tượng có thể gặp tình trạng hôn mê sâu khi vừa sử dụng chất kích thích vừa ngồi máy bay.

Triệu chứng jet lag là gì?

Triệu chứng jet lag rất điển hình và hoàn toàn khác biệt với tình trạng say xe thông thường, bao gồm:

  • Rối loạn chế độ sinh hoạt như: Mất ngủ, khó ngủ, thờ ơ và mỏi mệt vào ban ngày.
  • Khả năng tập trung kém, thường xuyên cảm thấy khó chịu và có biểu hiện nhầm lẫn trong các sự kiện quan trọng.
  • Chán ăn hoặc ăn không cảm thấy ngon miệng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, táo bón, tiêu lỏng, co thắt…
  • Có biểu hiện của trầm cảm nhẹ.
  • Lưu ý, mỗi người sẽ có mức độ triệu chứng khác nhau và thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 hôm sau chuyến bay.
Jet lag có nhiều biểu hiện điển hình như: Mất ngủ, thờ ơ...
Jet lag có nhiều biểu hiện điển hình như: Mất ngủ, thờ ơ…

Chẩn đoán và điều trị jet lag

Việc chẩn đoán và điều trị hội chứng jet lag là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Bên cạnh đó, bản thân đối tượng mắc phải hội chứng này cũng nên có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh nhân khi đến đến các cơ sở y tế sẽ được tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Cụ thể như sau:

  • Thăm khám tại chỗ: Bác sĩ tiến hành kiểm tra tại chỗ sau khi bệnh nhân nhập viện, bao gồm các thao tác: Kiểm tra mống mắt, khả năng tiếp nhận thông tin, biểu hiện mệt mỏi, mắt lờ đờ…Bệnh nhân cũng sẽ trao đổi về những triệu chứng hiện tại đang mắc phải.
  • Xét nghiệm máu và chỉ số sinh học: Khi có những nhận định ban đầu về tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm liên quan để đánh giá chức năng cơ thể.
  • Kết luận bệnh: Sau khi có kết quả, bệnh nhân sẽ quay trở lại phòng khám ban đầu và nghe bác sĩ kết luận về bệnh. Sau đó sẽ được chỉ định những phương án điều trị phù hợp.

Cách chữa trị jet lag hiệu quả

Ngoài việc tìm hiểu jet lag gì thì mỗi người cũng nên biết về cách điều trị để có thể chăm sóc sức khỏe của bản thân mình thật tốt? Hiện nay, cách chữa jet lag mang lại hiệu quả cao nhất cần là điều trị Tây y, kèm theo đó là phục hồi chức năng bằng biện pháp vật lý trị liệu. Tuy nhiên người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Điều trị Tây y

Những dòng thuốc và thực phẩm hỗ trợ được sử dụng trong điều trị Tây y bao gồm:

  • Hoạt chất melatonin dạng tổng hợp/bán tổng hợp hoặc chiết xuất tự nhiên sẽ giúp điều hòa giấc ngủ và tinh thần cho bệnh nhân. Chỉ dùng với liều 3mg/ngày trước khi đi ngủ từ 1 – 2 giờ.
  • Thuốc an thần thường dùng là seduxen sẽ giúp người bệnh giảm stress và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, áp dụng với đối tượng có triệu chứng jet lag nhẹ.
  • Thuốc ngủ tác dụng toàn thân nhóm barbiturat như: Phenol barbiturat, zolpidem…được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn để giúp bệnh nhân ngủ đúng giờ theo múi giờ mới. Lưu ý phải kiểm soát liều lượng và thời gian sử dụng để tránh bị phụ thuộc.
  • Các dạng thuốc bổ chứa Multivitamin, kẽm, sắt,…nên được bổ sung kèm theo để tăng lưu thông máu não.
Hoạt chất melatonin dạng tổng hợp/bán tổng hợp hoặc chiết xuất tự nhiên sẽ giúp điều hòa giấc ngủ
Hoạt chất melatonin dạng tổng hợp/bán tổng hợp hoặc chiết xuất tự nhiên sẽ giúp điều hòa giấc ngủ

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng kèm theo nhằm mục đích giảm stress và cảm giác mệt mỏi cho bệnh nhân. Bên cạnh đó còn thư giãn gân cốt và lưu thông khí huyết tốt hơn.

Một số biện pháp trị liệu như: Massage bằng đá lửa, xông tinh dầu, tập yoga, ngồi thiền…

Phòng ngừa mắc hội chứng jet lag

Như chúng ta đã biết, jet lag là gì thì đó là hội chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của đối tượng mắc bệnh, đặc biệt là với những người thường xuyên phải di chuyển. Để tránh những tác động từ hội chứng này thì chúng ta nên có biện pháp phòng ngừa cụ thể:

  • Khi đã có lịch trình công việc trước, bạn nên bắt đầu tập luyện theo thói quen tương ứng với múi giờ của địa điểm đó để quen dần với lịch sinh hoạt mới.
  • Nên ăn uống đủ chất để đảm bảo sức khỏe cho chuyến đi sắp tới.
  • Bổ sung nước theo tiêu chuẩn hàng ngày để đảm bảo nhịp sinh học trong cơ thể vẫn được thực hiện, đồng thời chức năng chuyển hóa và đào thải không bị gián đoạn.
  • Nên có sự vận động nhẹ nhàng: Đi lại, xoay cổ và các khớp,…trong thời gian ngồi máy bay. Không nên ngồi im một chỗ, như vậy sẽ khiến máu không lưu thông được.
  • Chọn vị trí ngồi được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để điều chỉnh đồng hồ sinh học.
  • Giảm tác động khiến giấc ngủ không được sâu giấc như: Nghe nhạc, xem phim, dùng đồ uống kích thích,…
  • Nên dùng nước ấm để tắm trước khi đi ngủ để giảm stress và tăng khả năng hồi phục sức khỏe.

Bài viết trên đây đã giải đáp jet lag là gì? và cách điều trị hiệu quả, hy vọng đã giúp những đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng này tìm được biện pháp xử lý phù hợp. Mặt khác, để giảm thiểu cảm giác khó chịu, người bệnh cũng nên có những biện pháp phòng ngừa hợp lý, đặc biệt là khi phải thực hiện những chuyến bay dài ngày.

Thông tin hữu ích

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *