Kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu nào tốt, chữa khỏi bệnh

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu là hình thức điều trị chủ yếu hiện nay, giúp trị dứt điểm tình trạng bệnh, thuyên giảm triệu chứng và những cơn đau đớn của bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về những loại thuốc này, thành phần, công dụng và cả những biến chứng có thể gặp phải. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp và khó chữa. Việc sử dụng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu là phương pháp thường được áp dụng nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý tuân theo các nguyên tắc dùng thuốc:

  • Trước khi sử dụng kháng sinh, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Mỗi chủng vi khuẩn gây ra viêm đường tiết niệu thường chỉ nhạy cảm với một số loại thuốc nhất định. Nếu sử dụng khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, có thể làm bệnh nặng hơn, gây ra tác dụng phụ trong khi không chữa được bệnh.
  • Loại kháng sinh sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự kháng thuốc của vi khuẩn, phổ tác dụng thuốc, tình trạng viêm niệu đạo, tác dụng phụ của kháng sinh, chi phí mà người bệnh có thể chi trả…
  • Khi dùng kháng sinh để điều trị viêm đường niệu đạo, cần chú ý dược động học của thuốc. Để đạt được hiệu quả điều trị, nồng độ của kháng sinh trong nước tiểu phải đủ lớn để gây tác dụng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ liều lượng dùng thuốc mà bác sĩ chỉ định.
  • Trường hợp bệnh lý nặng, có biến chứng toàn thân là nhiễm trùng máu, cần đảm bảo nồng độ thuốc trong máu. Do đó, người bệnh cần được truyền tĩnh mạch kháng sinh.
  • Nếu bệnh nhân có các triệu chứng như rét run, sốt hơn 39 độ C liên tục, kết quả xét nghiệm máu có bạch cầu tăng cao hơn bình thường nhiều lần, thì đây là trường hợp cấp tính. Bệnh nhân cần được điều trị bằng kháng sinh tiêm vào đường tĩnh mạch ngay từ ban đầu.
  • Không nên sử dụng một đợt kháng sinh quá 15 ngày. Nếu điều trị bệnh mạn tính kéo dài thì nên nghỉ một thời gian sau mỗi đợt dùng thuốc.
  • Sau 24 – 48 giờ dùng đợt kháng sinh đầu tiên, cần kiểm tra nước tiểu của người bệnh. Nếu vẫn thấy dương tính với vi khuẩn, thì đã xảy ra tình trạng kháng kháng sinh. Cần đổi thuốc ngay để điều trị có hiệu lực.
  • Điều trị ban đầu luôn dùng kháng sinh phổ rộng theo đúng phác đồ điều trị, để đề phòng tình trạng kháng thuốc.
khang sinh chua viem duong tiet nieu
Kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu khi dùng cần đảm bảo nhiều nguyên tắc an toàn

Các nhóm kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu là một nhóm thuốc rất đa dạng về cả phân nhóm và tác dụng. Dưới đây là một số loại thường được kê đơn để điều trị các bệnh về đường tiết niệu:

Nhóm Penicillin

Penicillin là nhóm kháng sinh cổ điển thuộc nhóm beta lactam được sử dụng nhiều nhất trong các phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu ở cả nam giới và nữ giới. Có nhiều thuốc nhóm Penicillin được sử dụng, do tác dụng lên cả vi khuẩn nhóm Gram (+) và Gram (-).

Penicillin G

  • Đây là thuốc đầu tay sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn.
  • Liều dùng đường tiêm bắp thịt: Mỗi ngày dùng từ 2-5 triệu đơn vị UI. Điều trị từ 1 – 2 tuần.
  • Liều dùng đường uống: Mỗi ngày dùng từ 4-5 triệu đơn vị UI. Điều trị từ 1 – 2 tuần.
  • Khi dùng có thể gặp tình trạng đau nhức cơ bắp, tim loạn nhịp, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu…

Amoxicillin

  • Sử dụng đường uống: Mỗi ngày từ 2-6g. Điều trị từ 1-2 tuần.
  • Thuốc có tác dụng phụ là làm chảy máu ở âm đạo, vàng da, xáo trộn tiêu hóa…
khang sinh chua viem duong tiet nieu
Amoxicillin là thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu quen thuộc ở Việt Nam

Cloxacillin

  • Uống mỗi ngày 1-3g. Điều trị trong 1-2 tuần.
  • Khi sử dụng thuốc có thể dẫn đến phản ứng dị ứng, chảy máu, đau co thắt bụng…

Nhóm Penicillin có độc tính thấp, khá an toàn với người sử dụng. Vì vậy, thường được dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và người già. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vi khuẩn kháng thuốc đối với penicillin. Khi đó, cần sử dụng một kháng sinh nhóm khác để điều trị.

Nhóm Cephalosporin

Đây là phân nhóm kháng sinh cùng thuộc nhóm beta lactam, được sử dụng phổ biến sau nhóm penicillin trong điều trị viêm đường tiết niệu. Các thuốc Cephalosporin có hiệu lực tốt đối với các vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn tiết penicillinase. Điều trị viêm đường tiết niệu có thể bắt đầu bằng các thuốc Cephalosporin thế hệ I, để hạn chế tình trạng kháng thuốc.

khang sinh chua viem duong tiet nieu
Kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu nhóm Cephalosporin thường có dạng viên nang màu xanh

Cephaloridine

  • Đây là một kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ I, có tác dụng tốt lên tụ cầu có kháng penicillin.
  • Liều cho người trưởng thành là uống 2g một ngày, dùng thuốc trong 7-10 ngày.
  • Khi dùng thuốc có thể gặp hiện tượng hạ huyết áp đột ngột, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ… Do đó không nên dùng thuốc đối với người phải vận hành máy móc hoặc lái xe.
  • Thuốc gây độc cho thận, nên không được dùng ở bệnh nhân suy thận.

Cephalexin

  • Thuốc được dùng theo đường uống: Mỗi ngày dùng 2g. Điều trị từ 1-2 tuần.
  • Thuốc chỉ dùng cho người lớn.
  • Khi uống, có thể gây ra cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy nhẹ, đôi khi ngứa âm đạo.

Cephapirin

  • Thuốc có tác dụng chủ yếu lên các vi khuẩn Gram (+).
  • Chỉ dùng đường tiêm: Tiêm bắp hoặc tiêm, truyền tĩnh mạch.
  • Liều dùng: Mỗi ngày tiêm 2g, điều trị trong 7-10 ngày.
  • Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 30 tháng tuổi.

Đọc thêm

Nhóm Aminoglycosid

Hiện nay, đây là nhóm thuốc được sử dụng thay thế 2 loại trên khi xảy ra kháng thuốc. Các kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu nhóm Aminoglycosid thường được dùng điều trị các nhiễm khuẩn nặng, hoặc khi cần điều trị ở vùng nhất định. Các kháng sinh nhóm này được sử dụng theo đường tiêm, chủ yếu là tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.

khang sinh chua viem duong tiet nieu
Kháng sinh đường tiêm nhóm Aminoglycosid dùng cho người bệnh nội trú tại bệnh viện

Amikacin

  • Tiêm ở bắp thịt với liều lượng 15mg/kg thể trọng trong 1 ngày. Phác đồ điều trị dài từ 7-10 ngày.
  • Khi dùng người bệnh có thể gặp tình trạng tiểu khó, tiểu rắt, tai nghe không rõ, bụng co rút đau quặn…

Tobramycin

  • Tiêm tĩnh mạch với liều một ngày từ 3 – 5mg/kg thể trọng.
  • Trong trường hợp nhiễm khuẩn quá nặng, có thể phối hợp thêm với 1 kháng sinh nhóm Penicillin hoặc Cephalosporin.
  • Thuốc không được dùng cho người đang mang thai, người thăng bằng kém, người suy giảm thính lực và người suy thận.
  • Khi phối hợp với Cephalosporin thì càng làm suy giảm chức năng thính giác.

Gentamycin

  • Tiêm bắp: Mỗi ngày tiêm 3mg/kg thể trọng.
  • Thường phối hợp Gentamycin với kháng sinh nhóm Beta lactam để tăng hiệu lực điều trị.

Mặc dù hiệu quả điều trị tốt, nhưng nhóm Aminoglycosid chỉ được dùng trong trường hợp người bệnh chưa suy thận. Một tác dụng phụ của nhóm này là gây độc ở thận và thính giác. Vì vậy, cần phải tuân thủ nghiêm theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi sát sao chức năng thận và tai của người bệnh để kịp thời điều trị.

Các kháng sinh khác

Ngoài các nhóm kháng sinh ở trên, trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn nặng gây nguy hiểm đến tính mạng, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại khác.

Nhóm Quinolon

  • Các kháng sinh thuộc cả 4 thế hệ của Quinolon đều có tác dụng rất tốt lên các chủng vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Chúng có tác dụng diệt khuẩn do ức chế các vi khuẩn tổng hợp các protein.
  • Nhóm Quinolon có khả năng điều trị nhanh, nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như viêm gân, co giật…
  • Không dùng kháng sinh nhóm quinolon cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi.

Nhóm Lincosamid

  • Nhóm Lincosamid gồm hai loại chính là Lincomycin và Clindamycin.
  • Các kháng sinh nhóm này thường được kê cùng với thuốc ở các nhóm trên để tăng hiệu quả kháng khuẩn.
  • Thuốc có thể dùng cả đường tiêm và đường uống.
  • Liều dùng khuyến cáo: 600 đến 1200mg/ngày, chia đều thành 2 đến 3 lần sử dụng, mỗi lần cách nhau 6 giờ.
  • Thuốc có thể chuyển qua được nhau thai vì thế phụ nữ có thai phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc này, tránh để lại ảnh hưởng cho thai nhi.

Nhóm Sulfamid

Các thuốc nhóm Sulfamid là các chất tổng hợp, thuộc nhóm kháng sinh kìm khuẩn. Các kháng sinh nhóm này tác động lên hầu hết các vi khuẩn. Tuy nhiên, trước tình trạng kháng thuốc diễn ra phổ biến, việc sử dụng sulfamid để điều trị viêm đường tiết niệu ngày càng hạn chế. Có 3 kháng sinh hiện còn được chỉ định trong viêm đường tiết niệu là:

  • Sulfadiazin: Liều dùng uống mỗi ngày 0,5g.
  • Sulfamethoxazol (sử dụng kết hợp với Trimethoprim): Liều dùng uống mỗi ngày 1g.
  • Sulfonamid: Liều dùng uống mỗi ngày từ 2-4g.
  • Sử dụng Sulfamid có thể gây độc cho gan, thận. Vì vậy thuốc chỉ dùng trong các trường hợp chưa có suy thận xảy ra.
khang sinh chua viem duong tiet nieu
Người bệnh cần cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Sử dụng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu luôn là một biện pháp đơn giản và có thể dễ dàng nhìn thấy hiệu quả tác dụng của nó. Tuy nhiên, chúng luôn được cảnh báo là con dao hai lưỡi đối với người sử dụng. Chính vì vậy, khi dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã được xét nghiệm chẩn đoán và tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.
  • Tuyệt đối tuân thủ đúng theo liều sử dụng và thời gian dùng thuốc được bác sĩ kê trong đơn.
  • Không tự ý mua và uống thuốc theo kinh nghiệm hoặc lấy từ các đơn thuốc cũ.
  • Những tác dụng không mong muốn mà bệnh nhân có thể gặp phải khi sử dụng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu là: Buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt,… Khi gặp các triệu chứng kể trên, nếu quá nghiêm trọng thì bệnh nhân cần liên lạc ngay với bác sĩ để có biện pháp kịp thời.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên. Làm sạch bộ phận đường sinh dục trước và sau khi quan hệ.
  • Hạn chế nhịn đi vệ sinh vì có thể gây hại cho thận và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Lượng nước cần cung cấp cho cơ thể mỗi người trung bình là 2 đến 3 lít trong một ngày.
  • Trong thời gian điều trị kháng sinh cần kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Các chất béo sẽ làm tình trạng viêm thêm trầm trọng. Ngoài ra, cần hạn chế các thực phẩm mà bác sĩ căn dặn trong đơn thuốc.

Bài viết đã cung cấp thông tin về các kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu và một số chú ý khi sử dụng thuốc. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng để có hiệu quả chữa bệnh theo đúng mong muốn.

Tìm hiểu thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *