Khó ngủ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục cho trẻ 

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Khó ngủ ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của các bé. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp trẻ ngủ ngon giấc qua bài viết sau đây.

Tác hại của việc mất ngủ ở trẻ sơ sinh

Trung bình mỗi ngày trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18-20 tiếng. Trẻ ngủ liên tục và chỉ thức giấc khi đói. Các bữa ăn của bé thường cách nhau 2-3 tiếng do hệ tiêu hóa chưa phát triển, thể tích dạ dày nhỏ khiến các bé nhanh đói.

Trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể và não bộ được phát triển toàn diện. Trong thời gian ngủ, não bộ của bé phát triển mạnh mẽ nhất. Do đó, ngủ đủ giấc trong những năm đầu đời cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ sau này.

Bên cạnh đó, giấc ngủ giúp cơ thể trẻ tăng sản xuất các hormone cần thiết cho sự chuyển hóa và tích lũy năng lượng, nâng cao thể chất. Do vậy, sức khỏe thể lực và trí tuệ của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thường xuyên gặp hiện tượng khó ngủ ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên nhiều trẻ sơ sinh thường quấy khóc thậm chí bị rối loạn giấc ngủ. Điển hình như hiện tượng trẻ dễ tỉnh giấc, khó đi vào giấc ngủ, quấy khóc nhiều vì bị mất ngủ. Về lâu dài mất ngủ ở trẻ nhỏ sẽ gây ra suy giảm trí nhớ, rối loạn hành vi và cảm xúc khi các bé trưởng thành.

Xem thêm: trẻ em khó ngủ phải làm sao

Nguyên nhân gây ra khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Để giúp các bé có được giấc ngủ sâu giấc, hạn chế khó ngủ ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra hiện tượng nay. Theo đó, trẻ khó ngủ, quấy khóc thường do các tác nhân như:

Yếu tố sinh lý gây khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Tương tự như người lớn, giấc ngủ của trẻ được chia thành các hình thức là:

  • Giấc ngủ REM (rapid eye movement): Cơ thể trong trại thái ngủ như não bộ và cơ quan hô hấp vẫn hoạt động mạnh.
  • Giấc ngủ Non- REM (non rapid eye movement): Cơ thể và não bộ đều trong trại thái nghỉ ngơi, thở nhẹ, nhịp tim đập đều.

Ở người trưởng thành Non-REM chiếm đến 75% thời gian ngủ và REM chiếm 25%. Ở trẻ nhỏ REM chiếm đến 50%. Do đó trẻ thường không ngủ sâu giấc dễ tỉnh khi có tác động bên ngoài.

Ngoài ra yếu tố dinh dưỡng cũng gây ra khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Trẻ quấy khóc khi đói thậm chí cả khi bú quá nó. Khi lớn hơn, biết bò, tập đi, hay trong giai đoạn mọc răng cũng tác động ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Khó ngủ ở trẻ sơ sinh do bệnh lý

Cha mẹ không nên chủ quan trước tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc các bệnh lý như:

  • Còi xương: Còi xương do thiếu canxi là nguyên nhất phổ biến nhất gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Chế độ ăn uống khiến trẻ thiếu Magie, kẽm cũng làm các bé khi ngủ. Trẻ thiếu sắt còn gây hội chứng chân không yên. Khi ngủ bé cử động giật chân không có ý thức. Bệnh khiến trẻ mệt mỏi, ngủ ngày, ngủ chập chờn vào đêm.
  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng: Viêm đường hô hấp, viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa… là những bệnh làm trẻ bị mất ngủ. Tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi làm trẻ khó thở, ngủ ngáy, dễ tỉnh giấc.
  • Bệnh lý nội khoa: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, bệnh thần kinh tác động lớn đến chất lượng giấc ngủ của bé.
  • Mộng du: Đây là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Trẻ đi lại, nói mơ hoặc gặp ác mộng khi ngủ.
  • Béo phì: Tình trạng béo phì làm cho các nhóm cơ đường thở phì đại khiến bé khó thở, khó nuốt. Khi ngủ, các bé phải thở bằng miệng, đổ nhiều mô hôi, tè dầm…

Do thói quen sinh hoạt

Việc xây dựng thói quen sinh hoạt cho các bé từ nhỏ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên một số sai lầm của cha mẹ gây ra tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh như:

  • Các bé hay được bế bồng, đưa võng khi ngủ dẫn đến có sự phụ thuộc. Nếu không được nằm đung đưa hay có dụng cụ hỗ trợ, trẻ sẽ không ngủ,
  • Thời gian ngủ của các bé không hợp lý, ngủ quá nhiều vào ban ngày và trở nên khó ngủ vào ban đêm.
  • Không gian phòng ngủ của bé nhiều ánh sáng, thiết bị điện tử. Những tác nhân này làm giảm sản xuất melatonin, hormone điều hòa nhịp sinh học ngủ thức. Do đó trẻ trở nên ngủ nông giấc, mệt mỏi khi tỉnh dậy.
  • Môi trường sống của bé ồn ào, thường xuyên thay đổi thất thường.
  • Điều kiện vệ sinh nơi ngủ của bé kém, tã ướt, quần áo bẩn, khó chịu làm trẻ ngứa ngáy, không ngủ được.

Tìm hiểu thêm

Cách khắc phục khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Sau khi hiểu rõ vì sao trẻ sơ sinh hay khó ngủ và quấy khóc, cha mẹ cần sớm tìm cách khắc phục cho bé. Một số cách để phụ huynh tham khảo gồm:

Tập thói quen ngủ cho bé

Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, kéo tai, mắt lim dim bạn nên đặt bé vào nôi hoặc giường để ru ngủ. Cha mẹ nên tập cho con thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc cũng như để trẻ nhận biết thời gian đi ngủ bằng các hoạt động kể chuyện, đọc sách…

kho ngu o tre so sinh
Tập thói quen ngủ cho trẻ

Giúp trẻ phân biệt ngày đêm

Ngay từ giai đoạn mang thai, trẻ nên được tập thói quen phân biệt ngày đêm. Người mẹ không nên để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày. Tạo các hoạt động vui chơi, trò chuyện để kéo dài thời gian thức cho con.

Vào bạn đêm, mẹ để bé bú trước khi đi ngủ để tránh tình trạng bé đói, quấy khóc mà tỉnh giấc mất ngủ kéo dài nhiều đêm.

Điều chỉnh không gian ngủ

Không gian ngủ của trẻ nên thoáng khí, sạch sẽ. Khi bé ngủ, xung quanh cần giữ yên tĩnh, không để đèn hay mở cửa khiến ánh sáng làm bé bị chói. Nhiệt độ phòng ngủ nên ở mức ổn định, không được quá nóng hay quá lạnh.

Bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo sạch khi đi ngủ để cảm thấy thoải mái hơn. Phụ huynh nên cho bé nằm chăn, gối mềm, không ẩm ướt hay khô ráp…

kho ngu o tre so sinh
Thay tã sạch để bé ngủ ngon hơn

Cho bé tự ngủ

Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, bạn nên bế ru hoặc cho bé nghe nhạc. Khi trẻ thiu thiu ngủ, hãy đặt vé xuống giường nhẹ nhàng và để bé tự chìm vào giấc ngủ sâu. Thói quen này tốt cho giấc ngủ các bé, giảm tình trạng bé quấy khóc khi buồn ngủ.

Điều trị dứt điểm bệnh lý

Với trường hợp khó ngủ ở trẻ nhỏ do bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa, cha mẹ cần điều trị dứt điểm cho trẻ. Trẻ khỏe mạnh sẽ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh nên sớm cho con đi khám để có phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

Khi bé có hiện tượng khó thở, khó ngủ do bệnh lý, phụ huynh có thể giúp con cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách rửa mũi, chườm khăn ấm…

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu sắt hay các chất cần thiết gây mất ngủ. Do đó, để hạn chế tối đa tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần cân đối chế độ dinh dưỡng cho con.

kho ngu o tre so sinh
Bổ sung dinh dưỡng cải thiện giấc ngủ cho bé

Trẻ còi xương cần bổ sung canxi, sắt, kẽm để cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc bệnh nguy hiểm. Bổ sung dinh dưỡng cũng giúp trẻ có được giấc ngủ ngoan, không bị ảnh hưởng và ít quấy khóc.

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Trẻ nhỏ có được giấc ngủ trọn vẹn, sâu giấc và khoa học sẽ có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức để chăm sóc con trẻ hợp lý.

Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *