Kinh Nghiệm Chăm Sóc Da Sau Khi Tẩy Nốt Ruồi Để Tránh Bị Sẹo

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tẩy nốt ruồi bằng laser là một phương pháp thẩm mỹ hiện đại được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh để lại sẹo thâm và để vết thương nhanh chóng được hồi phục, các bạn cần biết cách chăm sóc da đúng cách. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm được các kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi một cách an toàn, khoa học. 

Tại sao cần chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi?

Tẩy nốt ruồi hiện nay chủ yếu sử dụng tia laser có bước sóng phù hợp để loại bỏ nốt ruồi trên lớp thượng bì. Từ đó tiêu diệt hắc tố melanin ở sâu dưới da nhưng đổi lại chúng cũng tạo nên tổn thương trên da. Chẳng hạn như tình trạng kích ứng, mẩn đỏ, đau rát tại vùng bắn laser. Do đó, bạn cần tiến hành chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi để tránh để lại sẹo thâm. 

kinh nghiem cham soc da sau khi tay not ruoi
Tẩy nốt ruồi bằng laser là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Bên cạnh đó, việc tẩy nốt ruồi còn phụ thuộc vào tay nghề của người thực hiện. Nếu cài thông số không phù hợp, để tia laser đốt quá sâu sẽ có nguy cơ để lại sẹo. Ngược lại, nếu đốt quá nông sẽ không tiêu hủy được hết sắc tố, dễ hình thành lại nốt ruồi mới. Thậm chí làm tăng nguy cơ lan rộng gây mất thẩm mỹ. Vậy nên bạn cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, trang bị thiết bị hiện đại và có kinh nghiệm, chuyên môn tốt. 

Xem thêm

Kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi hiệu quả

Sau khi xóa nốt ruồi, làn da ít nhiều đều bị tổn thương nên bạn cần chăm sóc da kỹ lưỡng. Dưới đây là kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi mà bạn cần nắm được. 

Vệ sinh da sạch sẽ

Sau khi tẩy nốt ruồi là thời điểm vi khuẩn dễ dàng tấn công và làm tổn thương da, thậm chí là để lại nhiều hệ lụy nặng nề. Chính vì thế, việc vệ sinh da cần được quan tâm và thực hiện đúng cách để tránh làm da tổn thương thêm.

Đầu tiên, bạn cần giữ vùng da sau tẩy nốt ruồi luôn khô trong tối thiểu 24 giờ đồng hồ. Hạn chế để da tiếp xúc với nước, hóa chất cũng như để vết thương nhanh chóng lành, hạn chế tình trạng viêm loét,… 

Bác sĩ khuyên rằng, sau khi tẩy nốt ruồi 1 ngày, bạn chỉ nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý bán chai để vệ sinh da. Hãy thực hiện điều này trong khoảng 3 – 5 ngày đầu cho tới khi vết đốt khô và bong tróc. Bởi làn da hiện khá nhạy cảm, việc sử dụng các loại sữa rửa mặt có thể làm tổn thương, gây kích ứng, tăng nguy cơ lở loét, nhiễm trùng da. 

Không cào gãi, chà xát lên da

Sau khi loại bỏ nốt ruồi, khi da đang trong quá trình tái tạo, hình thành da non sẽ có cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Hơn nữa, vùng da thực hiện tẩy nốt ruồi cũng rất nhạy cảm nên cần tránh tuyệt đối tình trạng cào gãi hay chà xát da quá mạnh. Việc gãi, chà xát da có thể khiến bạn bị tổn thương, trầy xước, chảy máu và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công và gây nhiễm trùng. Từ đó kéo dài thời gian phục hồi, tăng khả năng hình thành sẹo, vết thâm. 

Xem thêm

Dùng kem – thuốc giúp tái tạo da

Sau bước sát khuẩn, kháng viêm tại vùng da vừa tẩy nốt ruồi, các bạn nên dùng thêm những sản phẩm có công dụng hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo da. Đây chính là cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi được nhiều chuyên gia da liễu khuyến khích thực hiện. Hành động này sẽ giúp hạn chế tình trạng sẹo lõm, sẹo lồi ở chỗ da bị thiếu hụt do đốt laser. 

Theo đó, bạn nên chọn những loại kem dưỡng có chứa các thành phần axit hyaluronic, vitamin C, vitamin E để thúc đẩy khả năng sản sinh collagen, elastin. Từ đó thiết lập lại cấu trúc da, giúp da trở nên mịn màng, đều màu và chắc khỏe hơn từ sâu bên trong. 

kinh nghiem cham soc da sau khi tay not ruoi
Dùng kem – thuốc giúp tái tạo da theo chỉ định của bác sĩ

Những loại thuốc được chỉ định trong trường hợp này phần lớn cũng đều hướng tới mục đích kháng khuẩn, tái tạo da. Do đó, mọi người cần tiến hành chăm sóc da sau tẩy nốt ruồi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi, đạt kết quả tốt. 

Kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi với kem chống nắng

Dùng kem chống nắng là kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi mà bạn nhất định phải thực hiện. Bởi vùng da sau khi tẩy nốt ruồi rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước các tác động từ môi trường như tia UV, khó bụi, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử,… Việc để da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân này sẽ khiến da bị tăng sinh sắc tố melanin, khiến da thâm sạm, hình thành nám, tàn nhang và nhanh lão hóa da. 

Với các dòng kem chống nắng, bạn nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng da. Bên cạnh đó, nên thoa kem chống nắng 2 – 3 tiếng 1 lần nếu phải liên tục làm việc hay di chuyển dưới trời nắng. 

Lưu ý liên quan

Ngoài những biện pháp chăm sóc đã nêu, sau khi tẩy nốt ruồi, mọi người cần lưu ý thêm những vấn đề sau: 

  • Cần làm sạch da nhẹ nhàng với nước muối sinh lý pha sẵn hoặc pha loãng nước muối biển để rửa mặt trong 3 – 5 ngày đầu tiên. Chú ý nên vệ sinh da mỗi ngày để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng hay tiết dịch mủ. 
  • Thực hiện chăm sóc da và sử dụng thuốc (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Nếu trong quá trình chăm sóc da tại nhà mà có bất cứ vấn đề nào bất thường, bạn nên thông báo trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý. Đồng thời nên thăm khám lại sau khi tẩy nốt ruồi để đảm bảo hiệu quả điều trị. 

Xem thêm

Chế độ ăn uống sau khi tẩy nốt ruồi

Bên cạnh việc nắm được các kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi, ban cũng cần chú ý hơn tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể và góp phần quan trọng vào quá trình điều trị những tổn thương sau khi tẩy nốt ruồi. 

Dưới đây là danh sách những thực phẩm mà bạn nên và không nên sử dụng sau khi tẩy nốt ruồi:

  • Chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi bằng laser sẽ cho hiệu quả tốt nếu bạn tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A có trong quả gấc, cà rốt, bí đỏ, cà chua, rau diếp cá,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C cũng được khuyến khích nên bổ sung để góp phần kích thích tăng sinh tế bào, làm sáng da, ngừa thâm. Theo đó, bạn có thể ăn nhiều trái cây họ cam, quýt, dâu, bưởi, chanh kiwi, xoài, ổi,… 
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin E có trong các loại hạnh nhân, hướng dương, bở, tinh dầu oliu,… để cấp ẩm và giúp da trở nên mềm mịn hơn. 
kinh nghiem cham soc da sau khi tay not ruoi
Cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất
  • Nấm, hạt bí, socola,… thực phẩm chứa nhiều kẽm hay nhóm thức ăn giàu axit béo – omega 3 như hạt lanh, quả óc chó, hạt chia,… 
  • Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây, rau củ quả mình yêu thích. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hay đồ uống quá ngọt, nhiều đường, nước uống có ga,… 
  • Tránh ăn rau muống vì chúng sẽ kích thích tăng sinh collagen vượt mức cần thiết, khiến da bị sần sùi, dễ để lại sẹo lồi.
  • Trứng gà cũng là thực phẩm cần hạn chế vì ăn quá nhiều trứng gà sẽ làm vùng da non trắng hơn khu vực xung quanh. Chúng cũng kích thích tăng sinh collagen và hình thành sẹo lồi, làm da loang lổ mất thẩm mỹ nghiêm trọng. 
  • Thịt gà là thực phẩm nằm trong danh sách thực phẩm cần hạn chế khi vừa xóa nốt ruồi. Ăn thịt gà sẽ khiến vùng da non bị ngứa, làm chậm quá trình phục hồi bình thường của da. 
  • Thịt bò rất giàu đạm, sắt nhưng lại không tốt khi ăn vào thời điểm da chưa lành thương hoàn toàn sẽ thúc đẩy sự phát triển của tế bào da gây hiện tượng da thâm xấu xí. Vậy nên, để tránh tình trạng này, bạn chỉ nên ăn thịt bò khi da đã hồi phục hoàn toàn. 
  • Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng, ngứa ngáy nên cần tránh trong ít nhất 1 tháng. 
  • Làn da có vết thương hở sẽ có cảm giác ngứa ngáy, mưng mủ nếu bạn ăn các món làm từ đồ nếp như xôi, bánh xèo,… Chưa kể việc dung nạp quá nhiều thực phẩm làm từ gạo nếp còn gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Đồng thời khiến hệ miễn dịch khó “tập trung” vào việc chữa lành các mô da đang bị tổn thương. 

Vừa rồi là những kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc hạn chế các biến chứng có thể xảy ra sau khi bắn nốt ruồi. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *