Kinh nguyệt là gì? Những kiến thức hữu ích về Kinh Nguyệt ở nữ

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ bắt đầu xuất hiện. Đây là hiện tượng có vai trò quan trọng với sức khỏe sinh sản của chị em nên chị em cần chủ động tìm hiểu để có thêm những kiến thức hữu ích. Vậy nên, nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc cơ thể tốt hơn. 

Kinh nguyệt là gì? Bắt đầu từ độ tuổi nào?

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, nữ giới sẽ bắt đầu có những thay đổi về mặt sinh lý do sự tăng sinh của hormone sinh dục. Kinh nguyệt lúc này cũng sẽ xuất hiện và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển ở một người phụ nữ. 

kinh nguyet
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý xảy ra khi nữ giới bước vào giai đoạn dậy thì

Kỳ kinh xuất hiện do sự thay đổi hormone sinh dục nữ, mỗi chu kỳ hành kinh có thể phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 quả trứng và có 1 trứng được phóng ra. Đồng thời, nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung, xây dựng theo dạng đồng hòa để sẵn sàng làm tổ cho trứng thụ tinh, hình thành nên các bào thai. 

Trong trường hợp trứng được phóng ra mà không được thụ tinh cùng tinh trùng. Do không phải làm tổ cho trứng nên lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh ở nữ giới sẽ bắt đầu. Điều này cũng có nghĩa bạn không có thai nếu kỳ kinh của bạn vẫn xuất hiện đều đặn hàng tháng. 

Thông thường, chu kỳ kinh ở nữ giới sẽ diễn ra từ 3 – 7 ngày và có thể cách nhau khỏi 28 – 32 ngày. Nếu chu kỳ này diễn ra quá ngắn hoặc quá dài so với bình thường thì đây đều là những dấu hiệu cảnh báo điều bất thường mà bạn cần tới bệnh viện để thăm khám. 

Kinh nguyệt bắt đầu từ độ tuổi nào? Được biết, kỳ kinh sẽ bắt đầu từ tuổi 12, nhưng vẫn có những bé gái hành kinh sớm khi mới 8 tuổi hoặc muộn hơn là tuổi 16 hoặc 18 tuổi. Tình trạng chậm kinh không phải điều đáng lo ngại, nhưng nếu “rụng dâu” quá sớm hoặc quá muộn sau tuổi 18 thì bạn đều nên tới bệnh viện để được kiểm tra, điều trị sớm. 

Kinh nguyệt của một người phụ nữ bình thường sẽ diễn ra đều đặn cho tới khi họ tới thời kỳ mãn kinh. Điều này sẽ xảy ra khi phụ nữ ở tuổi 40 – 50 tuổi. Lượng kinh lúc này cũng sẽ ít dần và có thể ngắt quãng trong vài tháng hoặc vài năm trước khi hết ngắn. Số ít trường hợp có thể dừng lại đột ngột nên chị em không nên quá lo lắng. 

Các triệu chứng khi sắp bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt

Không phải bạn gái nào cũng có triệu chứng tiền kinh nguyệt như nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như sau: 

  • Sưng, đau tức ngực.
  • Căng thẳng.
  • Nổi mụn.
  • Đầy hơi.
  • Đau lưng.
  • Đau bụng.
  • Chuột rút ở chân, lưng, bụng. 
  • Đi ngoài. 

Ngoài ra, có không ít chị em đến tháng còn bị nhầm lẫn với các triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai. Cụ thể là hiện tượng trễ kinh, căng tức vùng ngực, đi tiểu nhiều, buồn nôn và cảm thấy mệt mỏi. 

kinh nguyet
Khi tới tháng phần lớn chị em sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn

Bên cạnh các triệu chứng bình thường nêu trên, trong trường hợp bạn thấy các bất thường dưới đây thì cần tới bệnh viện thăm khám phụ khoa ngay:

  • Có kinh nguyệt khi chưa đủ 13 tuổi.
  • Kinh nguyệt dừng lại đột ngột.
  • Ra máu nhiều ngày hơn so với những chu kỳ trước đó.
  • Bị đau bụng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc bị rong kinh. 
  • Có quan hệ tình dục và chậm kinh nhiều ngày (nghi ngờ có thai).
  • Chị em đột nhiên cảm thấy buồn nôn sau khi sử dụng băng vệ sinh. 

Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của người bình thường sẽ cần trải qua những giai đoạn sau đây: 

Giai đoạn kinh nguyệt

Là giai đoạn hành kinh của phụ nữ, bắt đầu khi trứng từ chu kỳ trước không được thụ tinh. Trong giai đoạn này, nếu như bạn không mang thai, lớp niêm mạc tử cung sẽ được hình thành nhằm nuôi dưỡng phôi thai sẽ trở nên vô dụng. Vậy nên, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được đẩy ra ngoài thông qua đường âm đạo.

Lúc này, khi hành kinh, cơ thể phụ nữ sẽ thải ra những mô tử cung. Kèm theo đó là hỗn hợp máu, chất nhầy cổ tử cung. Thời gian ra kinh sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy theo cơ địa mỗi người.

Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn này sẽ bắt đầu cùng lúc với giai đoạn có kinh và kết thúc khi bạn rụng trứng. Trung bình, giai đoạn nang trứng sẽ kéo dài trong khoảng từ 11 – 17 ngày. Cùng lúc đó các hormone sẽ hoạt động để kích thích buồng trứng sản xuất các nang trứng. Thông thường mỗi nang trứng sẽ chứa một trứng chưa trưởng thành và chỉ những trứng khỏe mạnh nhất mới trưởng thành. 

Giai đoạn rụng trứng

Bắt đầu từ ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày, trứng trưởng thành sẽ được phóng thích ra khỏi buồng trứng để đi vào vòi trứng. Quá trình này gọi là rụng trứng và được kéo dài trong khoảng 24h. Tuy nhiên, tùy theo chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài mà thời điểm rụng trứng sẽ diễn ra trước hoặc sau ngày thứ 14. 

kinh nguyet
Hình ảnh minh họa các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt

Giai đoạn hoàng thể

Giai đoạn hoàng thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc dao động từ 11 – 17 ngày tùy theo cơ địa từng người. Lúc này, trứng sau khi rụng sẽ di chuyển lên vòi trứng và đợi tinh trùng xâm nhập vào. Cộng thêm sự tăng sinh nồng độ hormone giúp nội mạc tử cung dày lên nhằm chuẩn bị cho quá trình mang bầu. 

Nếu trong thời gian này, bạn quan hệ tình dục mà không dùng các biện pháp tránh thai thì khả năng cao sẽ thụ thai. Khi trứng gặp được tinh trùng, chúng sẽ làm tổ thành công trong buồng tử cung và chị em sẽ mang thai. Trường hợp không thụ tinh, nồng độ hormone sẽ giảm, niêm mạc tử cung sẽ bung ra rồi đào thải ra khỏi cơ thể tạo nên kỳ kinh. 

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản, chuẩn xác

Chu kỳ hành kinh mỗi tháng không nhất thiết phải cùng một ngày. Bởi chu kỳ này sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh trước tới ngày đầu tiên của kỳ kinh sau. Trung bình, chu kỳ kinh trung bình sẽ dao động trong khoảng từ 28 – 32 ngày. Cụ thể, kỳ kinh ở phụ nữ trưởng thành là từ 21 – 35 ngày và từ 21 – 45 ngày ở thanh thiếu niên trẻ tuổi. 

Chính vì thế nên có những người sẽ có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày nhưng cũng có những trường hợp lên tới 35 – 40 ngày. Tuy nhiên, nếu chu kỳ thấp hơn 21 ngày, nhiều hơn 40 ngày thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Tốt nhất mọi người nên theo dõi và thông báo cho bác sĩ cũng như tiến hành điều trị sớm để tránh biến chứng. 

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?

Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau, lượng máu kinh có thể ra nhiều hoặc ít. Trong khi đó, bạn có thể bị đau bụng kinh hoặc không, kinh đều hoặc không đều, thậm chí là mất kinh. Vậy thế nào thì được xem là chu kỳ kinh nguyệt không đều và cần đi khám. 

Kinh nguyệt thường xuất hiện từ năm 13 – 16 tuổi và hoạt động tới năm 45 – 46 tuổi thì kết thúc. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 – 32 ngày (tính từ ngày đầu tiên ra máu âm đạo). Số ngày hành kinh chính là số ngày ra máu âm đạo, thường là 3 – 7 ngày với tổng lượng máu ước tính khoảng 5-0 – 80ml. 

Một chu kỳ kinh nguyệt không đều tức là hiện tượng ra máu kinh không theo chu kỳ nêu trên. Chu kỳ này có thể ngắn hoặc dài hơn, lượng máu kinh, màu sắc kinh thay đổi thất thường. Đồng thời, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đến sức khỏe, khả năng sinh sản và nhiều yếu tố khác. Cụ thể như sau:

  • Chu kỳ kinh ít hơn 21 ngày và nhiều hơn 35 ngày.
  • Lượng máu kinh bị mất có thể quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường.
  • Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc có thể dài hơn 7 ngày. 
  • Màu máu kinh bất thường, có màu đen lẫn các cục máu đông. 
  • Có hiện tượng ra máu giữa hai chu kỳ kinh.
  • Kinh bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên hoặc bị vô kinh nguyên phát, tức chưa có kinh bao giờ.
  • Đau bụng dữ dội, mệt mỏi, đau lưng, buồn nôn,…
  • Lượng máu kinh lúc nhiều, lúc ít và thời gian 2 kỳ kinh có thể kéo dài tới vài tháng hoặc chỉ vài ngày. 
kinh nguyet
Chu kỳ kinh không đều có thể do nhiều yếu tố khác nhau

Theo đó, kinh nguyệt không đều có thể do những yếu tố như: U xơ tử cung, viêm vùng chậu, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc bị cường giáp. Hoặc có thể do căng thẳng, mang thai, cho con bú hoặc do tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Yếu tố tuổi tác, rối loạn ăn uống, bị giảm cân đột ngột hoặc do tập thể dục quá sức gây rối loạn kinh, xuất hiện các u nhỏ ở niêm mạc tử cung,… cùng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy khiến kỳ kinh không đều.

Các sản phẩm hỗ trợ trong kỳ “rụng dâu”

Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, nhiều sản phẩm đã được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có không ít những sản phẩm hỗ trợ trong kỳ kinh nguyệt mà bạn có thể tham khảo và sử dụng. Chẳng hạn như:

  • Băng vệ sinh: Là sản phẩm được thiết kế với một mặt dính vào quần lót để giữ cố định và một mặt được làm bằng chất liệu thấm hút tốt. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại băng vệ sinh kahcs nhau cả về kiểu dáng, kích cỡ, độ dày và mùi hương,… Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp. 
  • Tampon: Đây là loại ống nhỏ được làm bằng bông gòn mà bạn có thể đưa vào âm đạo để thấm hút máu trước khi chúng chảy ra ngoài. 
  • Cốc nguyệt san: Đây là giải pháp mới giúp thay thế cho băng vệ sinh và tampon. Sản phẩm này được làm từ silicon, được sử dụng bằng cách đưa trực tiếp vào bên trong âm đạo để đựng máu. Đặc biệt cốc nguyệt san có thể tái sử dụng nhiều lần nếu được vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, chúng chỉ thích hợp với những bạn đã quan hệ tình dục, còn những bạn còn là “con gái” thì không nên sử dụng. 

Các bệnh lý liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt

Dưới đây là những bệnh lý liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt điển hình nhất mà bạn cần nắm được:

  • Vô kinh: Trong trường hợp bạn không có chu kỳ kinh trong ít nhất 90 ngày thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng vô kinh. Các yếu tố tác động tới tình trạng này có thể là do rối loạn ăn uống, có thai, cho con bú hoặc căng thẳng hay tập thể dục quá mức. 
  • Chảy máu tử cung bất thường: Là triệu chứng bao gồm bất cứ hiện tượng chảy máu âm đạo không được xem là bình thường trong kỳ kinh. Cụ thể là chảy máu giữa các kỳ sinh, sau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau khi đã mãn kinh, màu máu kinh bất thường, máu kinh chảy nhiều và kéo dài.
  • Đau bụng kinh: Rất nhiều bệnh nhân bị đau bụng kinh, tuy nhiên nếu bị đau bụng kinh dữ dội thì bạn cần thăm khám. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung,…
  • Sau khi thụ thai: Có không ít phụ nữ gặp phải hiện tượng chảy máu do cấy ghép, phôi thai bám vào thành tử cung. Tình trạng này sẽ diễn ra trong khoảng 10 – 14 ngày sau khi thụ thai. 
  • Chảy máu khi cấy que tránh thai: Lúc này máu có màu lấm tấm nâu nhạt và thường diễn ra trong thời gian ngắn với phần lớn phụ nữ nên không cần điều trị. 
kinh nguyet
Chảy máu khi cấy que tránh thai cũng là tình trạng liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt

Những điều cần lưu ý ở chu kỳ kinh nguyệt

Để giúp việc hành kinh diễn ra bình thường, tránh gặp phải những hệ lụy không mong muốn, đặc biệt là với sức khỏe sinh sản. Dưới đây là những điều mà chị em phụ nữ cần lưu ý:

  • Hạn chế đấm lưng vào những ngày hành kinh vì điều này có thể khiến kinh ra nhiều và kéo dài trong nhiều ngày. 
  • Không tắm quá lâu và tránh dùng nước lạnh để tắm, lúc này bạn nên tắm bằng nước ấm để tránh bị cảm lạnh.
  • Chọn trang phục thoải mái, tránh dùng quần áo bó sát vì chúng sẽ khiến bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu và làm tăng áp lực lên mao mạch vùng kín. Từ đó gây cản trở tới quá trình tuần hoàn máu, làm tăng ma sát âm đạo, dẫn tới phù nề.
  • Nghỉ ngơi, làm việc vừa sức, tránh để bản thân rơi vào trạng thái mệt mỏi, áp lực. 
  • Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C, E, omega 3, kali, ngũ cốc nguyên hạt, đậu hũ, đậu lăng, trứng và nên uống nước – uống sữa ấm. Bên cạnh đó, bạn có thể uống trà gừng hay trà quế ấm nóng để làm giảm cảm giác mệt mỏi, đau bụng. 
  • Tránh ăn đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, uống trà đặc, cà phê, chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn. Ngoài ra cũng cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn quá chua, cay, nóng. 
  • Quan hệ trong những ngày hành kinh vẫn có khả năng mang thai nên các cặp vợ chồng cần hết sức chú ý.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong những ngày “rụng dâu”. 
  • Chú ý thay băng vệ sinh sau 3 – 4 giờ sử dụng, kể cả khi ra lượng kinh ít. Vệ sinh tay sạch sẽ sau mỗi lần dùng băng vệ sinh và không lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày.
  • Đồng thời cần sử dụng BVS đảm bảo chất lượng, được làm từ 100% bông hữu cơ mềm mại, có khả năng thấm hút tốt, không mùi hương nhân tạo, không tẩy clo, không chứa nhựa, hóa chất, chất bảo quản,…
  • Hạn chế đi lại, vận động mạnh khi tới kỳ kinh. 

Trên đây là những thông tin liên quan tới kinh nguyệt và những điều cần lưu ý trong kỳ kinh. Mong rằng với những chia sẻ này, chị em phụ nữ sẽ biết cách chăm sóc cơ thể, chăm sóc vùng kín một cách khoa học. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc vấn đề gì bất thường trong kỳ kinh, các bạn nên chủ động tới bệnh viện để thăm khám và tiến hành điều trị sớm. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *