Lang Ben Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Phù Hợp

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương

Với điều kiện thời tiết nóng ẩm, Việt Nam là một trong những nước có số người bị các bệnh ngoài da nhiều nhất thế giới, trong đó phải kể đến bệnh lý lang ben và hắc lào. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này, dấu hiệu nhận biết ra sao, cách điều trị và phòng tránh thế nào? Nội dung bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện sẽ hỗ trợ bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc trên. 

Bệnh lang ben là gì?

Lang ben tiếng anh là gì? Bệnh có tên tiếng anh là Tinea Versicolor hay Pityriasis Versicolor, xuất hiện do da nhiễm nấm Pityrosporum ovale. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, nấm phát triển có thể để lại những mảng da mất sắc tố, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của người bệnh. 

lang ben
Lang ben là bệnh lý da liễu cực kỳ phổ biến

Lang ben là bệnh da liễu phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủng tộc. Tuy nhiên chúng thường xuất hiện ở tuổi thiếu niên, thanh niên, người đổ mồ hôi nhiều, đối tượng bị suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố. Theo nghiên cứu, bệnh thường diễn biến phức tạp tại vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. 

Xem thêm

Nguyên nhân gây lang ben

Theo nghiên cứu, lang ben hình thành do một loại nấm men gọi là Malassezia – nấm men lưỡng hình. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 14 loài đã được xác định, trong đó Malassezia furfur, Malassezia sympodialis, Malassezia continosa là những loại nấm gây ra bệnh lý trên.

Được biết, Malassezia là một phần của hệ vi sinh vật ở da bình thường và phụ thuộc vào lipid để tồn tại. Chúng thường mọc thưa thớt trên những vùng da tiết bã mà không gây bệnh, cho tới khi chúng nhân lên nhiều hơn bình thường.

Người bệnh có thể mắc lang ben màu nâu khi các loại nấm men trên tạo thành các hạt sắc tố mở rộng trong các tế bào hắc tố cơ bản. Còn khi chất hóa học do malassezia tạo ra khuếch tán vào lớp biểu bì sẽ làm suy giảm chức năng của tế bào, tạo nên bệnh lang ben màu trắng. Lang ben màu đỏ hoặc hồng bị viêm nhẹ, xuất hiện do các chất tạo da do malassezia – các chất chuyển hóa. 

Bên cạnh đó, bệnh lý da liễu này còn có thể hình thành do các yếu tố nguy cơ như khí hậu, vệ sinh – chăm sóc da kém, mồ hôi tiết ra nhiều hoặc do hệ miễn dịch suy giảm, người bị suy nhược cơ thể, phụ nữ có thai,… 

Dấu hiệu bệnh lang ben

Bệnh da liễu này có những dấu hiệu nhận biết khá nổi bật, rõ ràng, cụ thể như:

  • Làn da người bệnh có xuất hiện các đốm lạ với kích thích tăng dần lên.
  • Đốm có màu sáng hơn hoặc tối hơn so với vùng da xung quanh. Đốm có thể là màu trắng, hồng, nâu hoặc đỏ.
  • Các đốm có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng chủ yếu là vùng cổ, ngực, chúng có vảy và kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
  • Nấm men khiến da không tiếp xúc được với ánh sáng như những vùng da khỏe mạnh.
  • Trong trường hợp các đốm nấm phát triển, chúng có thể kết hợp và tạo thành những mảng lớn sáng hơn hoặc tối hơn vùng da còn lại.
  • Những đốm này có thể biến mất khi nhiệt độ giảm xuống nhưng nó sẽ trở lại vào mùa xuân, mùa hè khi không khí trở nên ấm áp và ẩm ướt hơn. 
lang ben
Các đốm sáng da – sậm da có thể lan rộng và tạo ra sự khác biệt với vùng da còn lại

Xem thêm

Lang ben có lây không?

Trường hợp không can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan khắp cơ thể và lây từ người này qua người khác theo 2 còn đường. Cụ thể là tiếp xúc da trực tiếp hoặc gián tiếp khi sử dụng chung đồ cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu hoặc mặc chung quần áo. 

Chưa kể, lang ben còn khiến da bạn trở nên nhạy cảm, suy yếu và dễ mắc bệnh ngoài da khác. Tuy là bệnh lành tính, có thể chữa được nhờ sử dụng thuốc bôi, thuốc uống nhưng các liệu pháp điều trị cần dựa theo kích thước, vị trí và độ dày của vùng bị viêm nhiễm nên cần hết sức lưu ý. 

Cách chẩn đoán

Có rất nhiều cách chẩn đoán bệnh lang ben, để chắc chắn, bạn vẫn nên tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra. Bệnh sẽ được chẩn đoán thông qua việc quan sát, kiểm tra đèn Wood (sử dụng ánh sáng tia cực tím soi lên da, trường hợp mắc bệnh vùng da sẽ có màu vàng sáng hoặc vàng huỳnh quang, màu vàng xanh lá cây nhạt. Hoặc soi trực tiếp vẩy da trong KOH 2-% hay xanh methylen, sinh thiết da. 

Riêng với biện pháp sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy mẫu da bằng cách cạo một số tế bào da và vảy từ khu vực có bất thường để soi dưới kính hiển vi. Ở trẻ em, bác sĩ có thể bóc tách tế bào bằng việc dán chặt băng keo trong vào vùng da bất thường, sau đó lấy chúng ra và dán trực tiếp lên một phiến kính để nhìn bằng kính hiển vi.

Cách điều trị lang ben hiệu quả

Để điều trị và loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng của bệnh, bạn có thể tham khảo áp dụng những biện pháp chữa trị sau đây:

Dùng mẹo dân gian

Với những trường hợp mới xuất hiện đốm nấm, bạn có thể áp dụng các cách điều trị lang ben tại nhà để cải thiện bệnh, tránh để bệnh lan rộng. 

Uống nước cây ké đầu ngựa

Loại cây này thường phổ biến ở các vùng nông thôn, người ta sử dụng chúng bằng cách băm nhỏ cây ké đầu ngựa rồi cho nước ngập lá và đun sôi để trị bệnh. Bạn tiến hành đun tới khi nước cạn còn ⅓ số nước cho vào ban đầu thì tắt bếp, chắt ra chén. Sau đó tiếp tục cho 3 chén nước con vào nồi, nấu lấy 1 chén. Cuối cùng bạn trộn chén nước đầu tiên và chén thứ 2 lại với nhau, chọ vào chai sạch rồi chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Lưu ý không để nước cây ké đầu ngựa qua ngày sau mới sử dụng. 

lang ben
Cây ké đầu ngựa thường được tìm thấy ở các vùng quê Việt Nam

Dùng chuối tiêu xanh

Chuối tiêu xanh được xem là vị thuốc trị lang ben tại nhà khá hiệu quả. Để tiến hành, bạn chuẩn bị một quả chuối tiêu xanh, cắt thành từng lát mỏng, xát lên vùng da cần điều trị. Trước khi thực hiện nên lưu ý vệ sinh da cẩn thận, lau khô để tránh nguy cơ nhiễm trùng. 

Theo kinh nghiệm dân gian, vị chát của chuối xanh sẽ làm lành vết thương trên bề mặt da, hạn chế nấm lan rộng. Muốn đạt được hiệu quả này, bạn cần thực hiện ngày 2 – 3 lần và kiên trì áp dụng trong 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả cải thiện tốt nhất. 

Thoa riềng tươi lên da

Đây là loại gia vị quen thuộc của người Việt nên rất dễ tìm kiếm cũng như thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài. Theo Đông y, riềng có vị cay, mùi thơm, thường được dùng để làm tiêu thức ăn, giảm đau, chữa phong thấp và hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào, lang ben. 

Theo đó, bạn chuẩn bị 1 củ riềng tươi giã nhuyễn rồi thoa lên vùng da bị lang ben ngày 2 lần, cũng có thể lấy riềng được giã nhỏ đem ngâm rượu hoặc cồn thoa lên da. Người bệnh áp dụng phương pháp này liên tục trong 1 tuần, các đốm – mảng lang ben sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Mẹo dùng rau răm cùng rượu trắng

Rau răm khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày, chúng cũng có tác dụng cải thiện bệnh lang ben hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch 1 nắm rau răm, đem giã nát rồi ngâm chung với rượu trắng qua đêm, rồi mang thoa lên vùng da đang cần chữa trị. 

Mẹo này sẽ giúp loại bỏ các tổn thương trên da, giúp đốm nấm giảm và dần biến mất. Nếu bạn không có nhiều thời gian, có thể dùng rau răm chà xát luôn lên da với tần suất 2 – 3 lần/ngày. 

Sử dụng thuốc Tây

Trong trường hợp bị lang ben nặng hơn, bạn có thể kết các cách trên với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:

  • Thuốc chống nấm tại chỗ giúp kiểm soát sự phát triển của nấm men. Bạn bôi thuốc trực tiếp lên da cần điều trị, thuốc có thể sản xuất dưới dạng dầu gội, kem dưỡng da, bọt hoặc xà phòng. Trên thị trường hiện nay cũng có sẵn các sản phẩm thuốc bôi chống nấm không kê đơn với các thành phần như Clotrimazole, miconazole, ketoconazole, terbinafine, selenium sulfide, zinc-pyrithione,… 
  • Cần sử dụng thuốc liên tục trong 1 – 2 tuần, trong quá trình điều trị gờ và vảy tại các đốm dát sẽ được cải thiện. Tuy nhiên vùng da bị tổn thương cần thời gian dài để có thể trở lại màu sắc bình thường. 
  • Thuốc chống nấm đường uống sẽ được dùng trong những trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc dùng để ngăn chặn nhiễm trùng.
lang ben
Sử dụng các loại thuốc bôi theo chỉ định từ dược sĩ – bác sĩ

Xem thêm

Thực phẩm nên và cần kiêng khi bị lang ben

Thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh lý về da nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Theo đó, để cải thiện lang ben, bạn cần chú ý tới tới chế độ ăn uống. 

Thực phẩm nên ăn

Những thực phẩm nên bổ sung khi không may mắc bệnh lý ngoài da như hắc lào, lang ben gồm có:

  • Sữa chua: Là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe làn da, đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh da liễu. Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, chúng còn cải thiện hệ miễn dịch, ức chế nấm trên bề mặt. Tốt nhất bạn nên dùng sữa chua không đường để trị bệnh, bởi đường có thể khiến nấm trên da phát triển nhanh hơn. 
  • Tỏi: Loại gia vị quen thuộc này được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến món ăn. Tuy nhiên, nhờ có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe nên chúng thường được tận dụng để cải thiện một số vấn đề thường gặp ở da. Do trong tỏi có chứa hoạt chất allicin giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm chậm quá trình oxy hóa. Đồng thời hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, làm ức chế sự phát triển, sinh sôi của vi sinh, vi nấm trên da. 
  • Thực phẩm có chứa vitamin D: Cải thiện hệ miễn dịch, củng cố màng bảo vệ da, ức chế sự phát triển của ký sinh trùng và vi nấm. Theo đó, các bạn có thể bổ sung vitamin D trong các thực phẩm như sữa, cá, trứng, các loại rau có màu xanh đậm hoặc tìm hiểu một số thực phẩm chức năng để sử dụng. 
  • Thực phẩm giàu protein: Đây là thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Protein không chỉ giúp cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động mà còn góp phần loại bỏ vi nấm, vi khuẩn trong cơ thể.

Thực phẩm cần tránh

Ngoài những thực phẩm nêu trên, người bệnh nên tránh bổ sung:

  • Thực phẩm có chứa nhiều đường: Xuất hiện trong nhiều thực phẩm, bao gồm cả thực phẩm chế biến và tự nhiên. Tuy nhiên, đường lại là yếu tố khiến nấm trên da phát triển, sinh sôi. Vậy nên để tránh để bệnh lan rộng, trở nặng, bạn nên hạn chế bổ sung đường trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. 
  • Rượu: Do được sản xuất trong quá trình lên men nên chúng có chứa nhiều loại nấm siêu vi, khi rượu được cơ thể thu nạp, những loại nấm này sẽ kích thích nguồn bệnh phát triển và lây lan. 
  • Giấm: Tương tự như rượu, giấm cũng trải qua quá trình lên men nên chứa nhiều vi sinh nhỏ, chúng dễ khiến nấm bùng phát mạnh mẽ. Lưu ý, một lượng nhỏ giấm cũng có thể khiến tình trạng trên da chuyển biến tiêu cực. 
  • Các loại hạt: Trong các loại hạt, nhất là đậu phộng, khi được hấp thu vào cơ thể chúng có khả năng phát triển bào tử nấm mốc, khiến bệnh da liễu tiến triển xấu hơn. Ngược lại, vẫn có những loại hạt có chứa kẽm, các chất chống oxy hóa, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi nấm trên da. 
  • Bánh mì nướng: Phần lớn các loại bánh nướng đều dùng men nở để tạo độ mềm, tuy nhiên chúng lại có chứa các vi sinh có khả năng kích thích nấm khuẩn phát triển. Vì thế, nếu đang bị lang ben các bạn nên chọn sử dụng loại bánh mì nướng không chứa men để thay thế.
lang ben
Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường

Nên thăm khám ở đâu?

Do sự phát triển của nền y học cũng như nhu cầu thăm khám – chữa bệnh của người dân cả nước ngày càng cao. Bạn có thể dễ dàng tìm được địa chỉ chữa lang ben mà mình ưng ý với giá cả phải chăng. Theo đó, người bệnh bị lang ben có thể tới một trong những cơ sở y tế dưới đây để thăm khám và điều trị bệnh da liễu này.

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tại số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại 069 572 400.
  • Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội tại số 15A đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại 1900 6951.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại 1900 6422. 
  • Bệnh viện Bạch Mai nằm ở số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại 024 3869 3731. 
  • Bệnh viện Từ Dũ tọa lạc tại số 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại (028) 5404 2829. 

Xem thêm

Lưu ý khi điều trị lang ben

Mặc dù là bệnh lý da liễu thường gặp, không gây nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Do đó, để phòng bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh dùng sản phẩm gây nhờn da, không mặc quần áo bó sát, còn ẩm, nên chọn các loại vải thoáng khí, thấm mồ hôi tốt.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào buổi trưa hoặc tối. Nếu phải đi ngoài trời nắng, bạn nên sử dụng kem chống nắng, mũ và các thiết bị che chắn khác. 
  • Hãy tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, sinh hoạt – nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin, kẽm,… 
  • Tránh ở trong môi trường có nhiệt độ quá cao, nóng ẩm quá lâu.
  • Không dùng chung đồ cá nhân với người khác, đặc biệt là với những đối tượng đang bị hắc lào, lang ben.
  • Giặt quần áo, chăn màn, vệ sinh phòng ngủ, nhà cửa thường xuyên. 

Lang ben là bệnh ngoài da hình thành do nấm, có thể điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng nấm thoa ngoài da. Tuy nhiên, các bạn không nên chủ quan, thay vào đó hãy thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng, tình trạng cụ thể để điều trị – phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *