Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh Xương khớp

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trong quá trình điều trị xương khớp cho hàng ngàn người bệnh, bên cạnh đưa ra phác đồ, liệu trình bài thuốc cụ thể, đội ngũ bác sĩ Nhất Nam Y Viện nhận thấy cần đưa ra lộ trình dinh dưỡng bài bản cho từng người bệnh nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy, Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện ra đời, tạo cơ hội cho đội ngũ chuyên gia bác sĩ bắt tay nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh xương khớp. 

Giới thiệu đề tài

Trong quá trình thăm khám và chữa bệnh xương khớp, dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, tăng khả năng hệ thống miễn dịch, nuôi dưỡng cơ xương khớp rắn chắc, dẻo dai. Hiểu được điều này đội ngũ chuyên gia bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh xương khớp”.

Đứng đầu đề tài này có sự tham gia dẫn dắt bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện, cùng với đội ngũ chuyên gia bác sĩ của Nhất Nam Y Viện. Để hoàn thiện để tài này, Bác sĩ Lê Phương đã có những định hướng, kế hoạch thực hiện cho các bác sĩ, chuyên gia của đơn vị khi thực hiện thăm khám chữa bệnh xương khớp.

Bác sĩ Lê Phương Trung tâm dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện
Bác sĩ Lê Phương Trung tâm dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện

Theo đó, các bác sĩ không chỉ nắm chắc quy trình thăm khám chẩn đoán bệnh xương khớp, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng thể trạng cơ địa của người bệnh mà còn xây dựng lộ trình dinh dưỡng cho từng người. Đặc biệt, các bác sĩ còn dành nhiều thời gian trao đổi về tình trạng, diễn tiến của người bệnh xương khớp sau khi tuân thủ đúng với lộ trình dinh dưỡng mà Trung tâm đề ra, từ đó góp ý, bổ sung xây dựng lộ trình dinh dưỡng chuẩn mực, và có thể thay đổi linh hoạt tùy vào thể trạng, thể bệnh cho mỗi người.

Bác sĩ Lê Phương cũng có những chia sẻ về quá trình nghiên cứu xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh xương khớp:

Trong quá trình thăm khám và chữa xương khớp cho người bệnh bằng y học cổ truyền, tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhân đều chủ quan trong việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với cơ địa, thể trạng, thể bệnh của bản thân, dẫn đến bệnh mặc dù được điều trị đúng phương pháp nhưng hiệu quả đạt được không cao. Vì vậy tôi cùng các bác sĩ Nhất Nam Y Viện đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng dành riêng cho đầu bệnh xương khớp với mục tiêu chính như:

  • Mô tả đặc điểm cơ địa, tình trạng sức khỏe của người bị bệnh xương khớp hiện nay. 
  • Mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bị xương khớp tại Nhất Nam Y Viện
  • Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bị xương khớp tại Nhất Nam Y Viện.
  • Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh xương khớp.” 

Bệnh xương khớp trong Y học cổ truyền

Để nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh xương khớp, các bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng  Nhất Nam Y Viện căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh trong y học cổ truyền, từ đó chắt lọc ra đặc điểm nhận biết tương ứng nhằm xác định đặc điểm cơ địa, thể trạng thể bệnh của từng người. 

Các bác sĩ khám chẩn đoán căn nguyên gây ra bệnh xương khớp
Các bác sĩ khám chẩn đoán căn nguyên gây ra bệnh xương khớp

Nguyên nhân, tình trạng bệnh trong y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, xương khớp thuộc chứng Tý đi kèm với các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, tê bì nặng nề. Trong đó, chứng Tý được hiểu là tắc nghẽn không thông. Nguyên nhân gây ra xương khớp là do:

  • Sức đề kháng cơ thể suy yếu, tạo cơ hội cho các tà khí xâm nhập vào kinh lạc cơ khớp khiến khí huyết bị tắc nghẽn, gây ra các triệu chứng sưng đau, tê mỏi xương khớp.
  • Do chính khí suy yếu, hoặc do tuổi tác quá cao khiến các cơ quan chức năng trong cơ thể bị suy yếu, khiến khí huyết tắc nghẽn không thông, không đủ cung cấp cho gân mạch dẫn đến các cơn đau nhức xương khớp.

Vì vậy, để điều trị xương khớp tận gốc Đông y chú trọng lưu thông khí huyết ở gân, xương và loại bỏ các yếu tố gây ra bệnh như phong, hàn, thấp, nhiệt, từ đó nâng cao sức khỏe, tăng cường công năng tạng phủ, cân bằng âm dương nhằm hạn chế bệnh quay trở lại. 

Đặc điểm nhận biết

Để xác định đúng thể trạng cơ địa của người bệnh xương khớp, các bác sĩ Nhất Nam Y Viện khi tiến hành thăm khám chẩn đoán tình trạng bệnh sẽ dựa vào các đặc điểm nhận biết như:

  • Màu lưỡi: Chất lưỡi hồng nhạt hoặc hơi tím, rêu lưỡi thường trắng mỏng (phong hàn), trắng dày hoặc vàng dày (phong nhiệt), bệu nhớt, nhợt (phong thấp).
  • Tay chân thường lạnh.
  • Màu nước tiểu: Có màu vàng nhạt hoặc trong, kèm theo tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm (nếu ở bệnh nhân trung và cao tuổi).
  • Khí sắc: Khí sắc người bệnh thường nhợt nhạt, không điển hình, đi lại nghiêng về bên bị đau, hay khom lưng, chùng gối.
  • Đối tượng người bệnh: Bệnh nhân xương khớp đa phần làm văn phòng (trẻ tuổi) hoặc người lao động (cao tuổi hoặc trẻ tuổi), tổn thương khớp gối thì thường là bệnh nhân cao tuổi và thừa cân, hoặc thể trạng người đậm. 

Các đặc điểm này được kết luận dựa trên quá trình thăm khám theo phương pháp tứ chẩn trong y học cổ truyền: Văn – Vọng – Vấn – Thiết. Bởi theo đông y, tất cả các vấn đề về bệnh tật đều thể hiện trên mặt, lưỡi, vóc dáng, nước tiểu,…

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh xương khớp

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, và càng quan trọng hơn đối với những người bị bệnh. Bởi một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với liệu trình điều trị đúng đắn sẽ giúp bệnh sớm được đẩy lùi, sức khỏe ngày càng được cải thiện.

Vai trò của dinh dưỡng với cơ thể, với bệnh xương khớp

Đông y quan niệm việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ bao gồm nhiều yếu tố, trong đó dinh dưỡng đóng vai trò trò quan trọng và là một biện pháp phòng bệnh cũng như chữa bệnh khi cơ thể không khỏe mạnh. Mà dinh dưỡng xuất phát từ các loại nhóm thức ăn được đưa vào cơ thể, phân theo tính âm dương, bởi việc tạo sự quân bình giữa âm dương trong ăn uống sẽ giúp cho thân thể khỏe mạnh, trẻ trung, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Vai trò dinh dưỡng với cơ thể, với xương khớp
Vai trò dinh dưỡng với cơ thể, với xương khớp

Trong đó, những thức ăn có màu tối, đen, đục, chua đắng, mặn, lạnh, mát,… thuộc tính âm. Những thức ăn có màu đỏ, vàng, xanh, trắng, trong, cay, the, ngọt, nóng,… thuộc dương. Cũng vì lẽ đó mà các món ăn người Việt luôn có nhiều loại gia vị đi kèm nhằm mục đích tạo sự quân bình âm dương cho cơ thể.

Riêng với bệnh xương khớp cũng như cơ thể, cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu để nó luôn khỏe mạnh phục vụ cho quá trình vận động của con người. Vì vậy mà chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trị bệnh:

  • Hỗ trợ cải thiện xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, 
  • Giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do xương khớp gây ra, 
  • Giúp cấu thành và làm tăng khả năng tái tạo sụn khớp, 
  • Làm chậm quá trình thoái hóa khớp, tăng khả năng miễn dịch tự nhiên và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, từ đó chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. 

Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh xương khớp

Thông qua quá trình thăm khám chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền, các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng đã hoàn thiện lộ trình dinh dưỡng tương ứng như sau:

Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh xương khớp
Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh xương khớp
  • Buổi sáng:

Theo khuyến nghị của bác sĩ, thức ăn sử dụng cho người bệnh điều trị xương khớp vào buổi sáng gồm: đường, tinh bột, nhóm sinh tố gồm rau quả trên cao. Món ăn có thể chế biến thành cháo, súp, xôi, chè với các loại tinh bột, hoa quả có thể ăn tươi hoặc ép nước với các loại rau củ. 

Giải thích tại sao buổi sáng người bệnh đang điều trị xương khớp nên sử dụng các nhóm thức ăn kể trên: Trải qua một đêm dài, cơ thể đã tiêu hao năng lượng để để tiêu hóa bữa ăn tối hôm trước nên rất cần nhiều nhiên liệu cho buổi sáng hôm sau. Chưa kể khi thức dậy lượng đường trong máu thường ở mức thấp, mà cơ thể lại cần đường cho cơ và não hoạt động. Nên việc lựa chọn nhóm thức ăn kể trên sẽ nhanh chóng giúp cơ thể bổ sung lượng đường này. 

Nếu cơ thể không nhận được nhóm thức ăn này vào buổi sáng, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái uể oải, thiếu năng lượng, và nhiều khả năng sẽ ăn quá mức cho phép vào cuối ngày ảnh hưởng đến hoạt động của các chức năng tạng phủ.

  • Buổi trưa:

Nếu cơ thể lạnh (âm): Lưỡi nhợt, tay chân lạnh, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, khí sắc kém,…thì bệnh nhân lựa chọn các thức ăn chứa nhiều chất đạm và tinh bột, kết hợp thêm các loại củ, các loại hạt họ đậu, các loại rau thơm,… Để món ăn chế biến trở nên đa dạng, hấp dẫn hơn, người bệnh có thể bổ sung thêm các vị cay từ gừng, tiêu,… và vị chát như hoa chuối, chuối xanh, nõn ổi, lá mơ, sung,… một lượng vừa phải. Ngoài ra, các món ăn nên chế biến dưới dạng chiên xào để cơ thể hấp thụ chuyển hóa dưỡng chất thiết yếu tốt hơn. 

Việc lựa chọn nhóm thức ăn này sẽ giúp cho người bệnh đang là thể lạnh sẽ được cân bằng về mặt âm dương. Từ đó mà sức khỏe ngày càng được cải thiện, hỗ trợ cho quá trình điều trị bằng thuốc y học cổ truyền. 

Song song với đó, người bệnh cũng nên lưu ý vì cơ thể thiên về lạnh (âm) nhiều nên không ăn hoặc hạn chế ăn các vị chua, đắng. Nếu không tình trạng bệnh sẽ diễn ra ngày càng xấu hơn, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, hoặc bệnh dễ tái phát.

Không ăn hoặc hạn chế ăn các vị chua, đắng
Không ăn hoặc hạn chế ăn các vị chua, đắng

Nếu cơ thể nóng (dương): Lưỡi đỏ, ít tiểu, nước tiểu tiểu vàng, người nóng. Với trường hợp này, người bệnh lựa chọn nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm và tinh bột, đi kèm với đó có thể là rau quả trái non, nhiều hạt như bầu bí, mướp, dưa leo, khổ qua, rau xanh,…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung các vị chưa, đắng (tuần 2 – 3 lần) để cân bằng âm dương cho cơ thể. Đặc biệt lưu ý kiêng các vị cay, chát, bởi đây là những vị khiến cơ thể đã nóng (dương) nhiều lại càng nhiều thêm. 

Người bệnh có thể chế biến món ăn dưới dạng salad, luộc, canh rau, canh chua, hấp, kho nhạt. Trường hợp người bệnh có nước tiểu vàng thì ban ngày phải chủ động uống nhiều nước, nhiều đồ ngọt (đường, trái cây, rau quả mát) để giải nước tiểu sao cho đến chiều tối chuyển sang màu trong vàng nhạt là ổn. Rồi buổi tối ăn theo bữa nuôi tủy. 

  • Buổi tối:

Riêng về buổi tối, người bệnh bị xương khớp sẽ lựa chọn ăn nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm động – thực vật (ưu tiên đạm thực vật), kết hợp với chất béo từ mỡ, các loại hạt đậu béo, đậu phộng, gia vị cay như gừng, sả, tiêu, nghệ, tỏi,…

Thêm vào đó là nhóm nguyên tố từ các loại củ mọc dưới mặt đất như họ khoai các loại, củ sen, ấu, rong biển,… Bổ sung thêm vị chát (tuần 2-3 lần). Và món ăn nên chế biến dưới dạng chiên, xào. Đặc biệt, người bệnh cũng cần chú ý kiêng các vị đắng, chua, ngọt trong các món ăn tối này. 

Chú ý: Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh xương khớp này sẽ có những điều chỉnh nhất định dựa trên kết quả thăm khám chẩn đoán thể trạng, cơ địa, mức độ bệnh của mỗi người. 

Những lưu ý cho người bệnh trong quá trình điều trị

Các thức ăn, thực phẩm mà người bệnh bị xương khớp trong quá trình điều trị phải kiêng:

  • Thịt gà, thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu), nội tạng động vật, đồ có cồn (rượu bia), đồ nhiều đường (trà sữa, cà phê,…), nhiều mặn vì chúng có thể làm tăng mức độ viêm khớp, gây đau nhức sưng tấy các khớp đang bị tổn thương.
  • Hạn chế đồ muối chua: Với các đồ muối chua khi dung nạp quá nhiều vào trong cơ thể sẽ làm tăng hàm lượng natri, cũng như làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, từ đó khiến tình trạng đau nhức xương khớp diễn ra theo cấp độ xấu hơn, như chuyển sang giai đoạn mãn tính. 
Hạn chế muối chua
Hạn chế muối chua
  • Hàn thì hạn chế ăn hàn, nhiệt thì hạn chế ăn đồ nhiệt, thấp thì hạn chế ăn thấp (thấp điển hình là đồ chiên xào rán, đồ ăn nhanh, đồ nhiều chất béo động vật), có thể kể đến các món ăn như thịt mỡ, bơ, thịt nguội, chà bông, xúc xích,… Việc tiếp nhận các nhóm thức ăn này sẽ gây tăng lipid trong máu, cản trở quá trình lưu thông khí huyết, gia tăng phản ứng viêm tấy ở mặt trong của bao khớp. 

Một số lưu ý xây dựng thói quen sống lành mạnh khi điều trị bệnh xương khớp: 

  • Không nên đứng hay ngồi cùng một tư thế quá lâu, không mang vác vật quá nặng hay nằm ngủ trên bề mặt hình võng hoặc quá mềm;
Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp
Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp
  • Áp dụng thêm một số bài tập bổ sung như vặn mình, đi bộ tại chỗ, xoay cổ tay, cổ chân hoặc bài tập nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe
  • Để giảm đau có thể làm nóng vùng xung quanh vị trí đau.

Có thể thấy để điều trị bệnh xương khớp hiệu quả không chỉ phụ thuộc chủ yếu vào liệu trình bài thuốc mà còn cần kết hợp nhuần nhuyễn với lộ trình dinh dưỡng bài bản, nhằm hỗ trợ cho việc chữa tận gốc căn nguyên gây bệnh, cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Để biết thêm thông tin chi tiết, cũng như được tư vấn thăm khám, điều trị bệnh xương khớp với lộ trình dinh dưỡng chuyên sâu, người bệnh chủ động liên hệ qua Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện theo thông tin sau:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *