Mất ngủ khi mang thai do đâu mà có? Cách khắc phục an toàn

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Hiện tượng mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của chúng ta. Không chỉ khiến tinh thần trì trệ, về lâu về dài, mất ngủ có thể kéo theo nhiều hệ lụy không thể lường trước. Đặc biệt nguy hiểm hơn là tình trạng mất ngủ khi mang thai. Tuy là một biểu hiện thường thấy nhưng tuyệt đối các bà bầu không thể chủ quan.

Xem thêm

Nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu bị mất ngủ

Theo các chuyên gia, ở giai đoạn mang thai phụ nữ cần ngủ nhiều hơn đế đảm bảo đủ lượng oxy và lượng máu để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách quan khiến bà bầu mất ngủ, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Thậm chí nhiều trường hợp, giai đoạn mất ngủ diễn ra trong suốt thai kỳ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả thai nhi và thai phụ.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ khi mang thai phải kể đến:

Tâm trạng thay đổi khi mang thai

Lo lắng, căng thẳng khi mang thai là không thể tránh khỏi, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai lần đầu. Chưa kể, khi mang thai, các nội tiết tố trong cơ thể đều thay đổi, tâm sinh lý chị em sẽ càng trở nên phức tạp hơn. Đó là lý do vì sao phụ nữ mang bầu thường có cảm xúc bất thường, dễ cáu gắt, nóng giận.

Những yếu tố này đều có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ khi mới mang thai. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa luôn đưa ra lời khuyên cho phụ nữ mang thai cần giữ được tinh thần thoải mái, vui vẻ nhất, vừa tốt cho giấc ngủ, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Rối loạn tiêu hóa dẫn đến mất ngủ khi mang thai

Trường hợp này thường xảy ra ở phụ nữ mang bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Khi thai nhi phát triển, dạ dày sẽ bị chèn ép một phần, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của mẹ, dễ bị trào ngược lên thực quản.

Hệ tiêu hóa trong thời gian mang bầu cũng hoạt động kém đi đáng kể, các tình trạng như ợ hơi, táo bón, đầy hơi diễn ra thường xuyên.

Cộng thêm việc dung nạp nhiều thức ăn bổ dưỡng, tồn đọng khiến khó tiêu hóa hết. Đây là lý do khiến mẹ bầu dễ bị cảm giác khó chịu ở vùng bụng khiến khó đi vào giấc ngủ.

Ảnh hưởng của các vấn đề liên quan đến hô hấp

Phụ nữ khi bắt đầu mang thai thường có biểu hiện khó thở, hiện tượng này xảy ra là do dạ con chèn ép cơ hoành. Mẹ bầu sẽ cần tăng tần suất thở mới có thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể và thai nhi. Lượng oxy chỉ tăng lên khoảng 20% nhưng dung tích thở của phụ nữ mang thai có thể tăng đến 40%. Do vậy lượng CO2 thải ra khi hô hấp nhiều hơn, khiến mẹ bầu rất dễ bị mệt mỏi, khó thở khi ngủ.

Thai nhi phát triển nhanh tạo áp lực

Thai nhi trong bụng sẽ phát triển theo từng ngày, do vậy mẹ bầu sẽ nhanh chóng cảm thấy việc đi lại, nằm ngủ trở nên khó khăn. Đặc biệt là tư thế khi ngủ, thường sẽ mất nhiều thời gian để mẹ có thể tìm được một tư thế thoải mái cho bé.

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mất ngủ khi mang thai. Theo các chuyên gia, tư thế nằm nghiêng bên trái là tốt nhất cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể sử dụng thêm gối ngủ hỗ trợ phụ nữ mang thai để có giấc ngủ tốt hơn.

mat ngu khi mang thai
Sự phát triển của thai nhi tạo nên những áp lực cho cơ thể mẹ

Mất ngủ khi mang thai do ảnh hưởng bởi nhịp tim

Mang thai khiến hoạt động tim tăng tần suất, tìm cần làm việc nhiều hơn đế bơm máu tới dạ cọn. Huyết áp thay đổi cũng khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động theo nhịp độ khác nhau, dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài.

Mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ do tiểu nhiều về đêm

Đây là hiện tượng không thể tránh khỏi ở phụ nữ mang thai. So với người bình thường, thận ở phụ nữ mang thai cần phải hoạt động với năng suất cao hơn khoảng 30 – 50%.

Một phần do tử cung chèn ép, một phần do hàm lượng ure lên cao khiến mẹ bầu phải liên tục đi tiểu. Tiểu đêm nhiều chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau lưng, chuột rút, ốm nghén

Chuột rút khi ngủ có thể khiến giấc ngủ của bà bầu bị ngắt quãng và rất khó để ngủ lại. Hiện tượng đau lưng ở những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển, dồn sức nặng lên lưng, bụng cũng là một nguyên nhân khiến giấc ngủ không sâu, khó ngủ hơn.

Ốm nghén ít xảy ra vào ban đêm nhưng cũng không phải là không có. Thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, cơn ốm nghén vào lúc nửa đêm rất dễ khiến chị em mất ngủ kéo dài.

mat ngu khi mang thai
Ốm nghén đêm làm ngắt quãng giấc ngủ

Dấu hiệu mất ngủ khi mang thai

Thường các chị em có suy nghĩ, trường hợp khó ngủ khi mang thai là điều dễ hiểu nên thường không mấy chú tâm. Tuy nhiên, trong trường hợp gặp phải những biểu hiện như sau cần đặc biệt lưu y:

  • Sau khi thức dậy cảm thấy không ngủ đủ giấc
  • Cảm thấy lo lắng về giấc ngủ
  • Khó vào giấc
  • Thường xuyên thức giấc giữa đêm (2 – 3 lần)
  • Luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải
  • Dậy sớm hơn bình thường
  • Không thể tập trung làm việc
  • Luôn cảm thấy khó chịu

Mất ngủ khi mang bầu ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Bất kỳ tình trạng bất thường nào khi mang bầu đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Đối với hiện tượng mất ngủ, cụ thể sẽ gây nên những vấn đề như:

  • Cơ thể mẹ kém tính táo: Thai phụ thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi.
  • Não bộ thiếu hụt oxy: Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến các bệnh lý như đau đầu, huyết áp tăng.
  • Không thể tập trung: Mất ngủ kéo dài khiến bà bầu dễ cáu kỉnh, khó chịu, mất tập trung, dễ nổi nóng với bất kỳ sự việc nào.
  • Dễ lão hóa: Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến vẻ ngoài của các mẹ bầu. Mang bầu mệt mỏi, kèm theo chứng mất ngủ khiến vùng da toàn thân dễ bị lão hóa, chảy xệ và rất khó để phục hồi trở lại.
  • Trẻ bị thiếu máu: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, giai đoạn từ 23h tối đến 3h sáng là khoảng thời gian cơ thể sản sinh nhiều hồng cầu nhất. Do vậy nếu thai phụ bị mất ngủ sẽ rất dễ ảnh hưởng đến quá trình sinh máu tự nhiên của thai nhi. Do vậy, em bé sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị thiếu máu.
  • Trẻ chậm phát triển: Sự rối loạn giấc ngủ của mẹ có thể khiến quá trình phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Do đó, con sinh ra có thể mắc chứng chậm phát triển, dễ tức giận, hay quấy khóc,…

Tìm hiểu thêm

Bị mất ngủ khi mang thai phải làm sao?

Chứng mất ngủ khi mang thai tuần đầu có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp thay đổi lối sống sinh hoạt. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, chị em không nên sử dụng đến các loại thuốc trị mất ngủ hay bất kỳ thuốc tân dược nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Dưới đây là một vài gợi ý có thể giúp bà bầu thoát khỏi tình trạng này.

  • Hạn chế uống nước trước khi ngủ: Việc này sẽ giảm thiểu được tình đi tiểu về đêm cũng như tình trạng bị chuột rút.
  • Hạn chế các thực phẩm có caffeine: Cà phê, trà hay socola đều chứa caffeine khiến bà bầu “tỉnh táo” về đêm.
  • Ăn uống cân bằng: Chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bà bầu luôn được đặt lên hàng đầu, không chỉ tốt cho giấc ngủ nó còn thực sự có hiệu quả đối với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Tập luyện khiến cơ thể được giải phóng năng lượng, tăng cường sản sinh hormone có lợi và có công hiệu giảm căng thẳng rất tốt. Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn rất nhiều.
  • Tắm bằng nước ấm: Nước ấm giúp cơ thể thư giãn, thoải mái sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi. Đồng thời, với bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ cũng có thể áp dụng biện pháp này để giảm đau lưng, đau mỏi đầu gối,…
  • Sử dụng gối hỗ trợ: Loại gối này dùng để giúp mẹ bầu có được một tư thế thoải mái và an toàn cho em bé.
mat ngu khi mang thai
Loại gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu
  • Tắt hết thiết bị điện tử khi ngủ: Những nguồn sóng từ thiết bị điện tử có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ khi mang thai. Do vậy, đây cũng là một cách hiệu quả để cải thiện giấc ngủ. Các thiết bị như điện thoại, máy tính, cục wifi,… nên được tắt nguồn và để xa mẹ bầu.
  • Đọc sách hoặc nghe nhạc khi bị mất ngủ: Nhiều người khi bị mất ngủ thường nằm trằn trọc hoặc sử dụng điện thoại. Tuy nhiên những việc làm này càng khiến việc vào giấc khó hơn. Một số gợi ý cho bà bầu khi bị mất ngủ đó là đọc sách, tập yoga hoặc nghe nhạc để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc dễ ngủ: Các loại trà thảo mộc có khả năng hỗ trợ giấc ngủ rất tốt, mẹ bầu có thể tham khảo: trà hoa cúc, trả oải hương, trà chanh bạc hà,…
  • Sử dụng thuốc Đông y: Các bài thuốc Đông y của Nhất Nam Y Viện cũng có thể được sử dụng cho phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu. Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang vận dụng các công thức chữa bệnh từ xa xưa với các dược liệu quen thuộc như: Bạch truật, mạch môn, lạc tiên, tầm gửi, sinh địa,… chia theo 3 thể điều trị. Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ kê đơn phù hợp cho người uống. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho cả mẹ và bé, thai phụ cần tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sĩ trước khi sử dụng.

Tham khảo: các nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ cả đêm

Điều trị bệnh mất ngủ khi mang thai ở đâu tốt nhất?

Bệnh mất ngủ cần được điều trị đúng cách để có thể chấm dứt hoàn toàn bệnh. Ngoài các biện pháp chăm sóc, thay đổi chế độ sinh hoạt, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ tư vấn.

Một số địa chỉ thăm khám và chữa trị mất ngủ uy tín:

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Khoa Nội thần kinh của bệnh viện là nơi tiếp nhận khám và điều trị bệnh cho người bị mất ngủ và nhiều bệnh lý liên quan tới thần kinh khác. Bệnh có đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ có trình độ cao, chuyên môn giỏi.

Địa chỉ bệnh viện: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội – Số điện thoại: 02462784146

Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Khoa Tâm thần kinh của bệnh viện là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều bệnh nhân cao tuổi mắc các bệnh về thần kinh như: Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, Parkinson, trầm cảm, tai biến mạch máu não… Khoa có rất nhiều bác sĩ chuyên môn nghề nghiệp cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Thần kinh.

Địa chỉ bệnh viện: Số 1 Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội – Số điện thoại: 02435764558.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Trung tâm hiện đang khám và chữa trị bệnh mất ngủ bằng phương pháp y học cổ truyền được đánh giá rất hiệu quả. Người bệnh cải thiện tốt các triệu chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hay rối loạn tiền đình,….

Địa chỉ Trung tâm:  Số B31, ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội – Số điện thoại: 02471096699.

Nhất Nam Y Viện

Là nơi khám và chữa trị bệnh lý bằng các bài thuốc Đông y được nghiên cứ và phục dựng từ Triều Nguyễn. Các bài thuốc phân chia theo từng thể bệnh, giúp cải thiện tốt chứng mất ngủ của bệnh nhân thông qua nhiều loại thảo dược quý. Kết quả nghiên cứu cho thấy Nhất Nam Y Viện đầy lùi bệnh mất ngủ cho bệnh nhân lên tới 78,5% sau 3 tháng điều trị.

Địa chỉ của viện: Ngõ 168 đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội – Số điện thoại: 02485851102.

mat ngu khi mang thai
Lựa chọn địa chỉ chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh viện Đại học Y dược Hồ Chí Minh

Khoa Thần kinh của bệnh viện là nơi hội tụ nhiều bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm lâu năm trong việc điều trị các bệnh lý mất ngủ và thần kinh. Trang thiết bị tại khoa hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu điều trị của bệnh nhân.

Địa chỉ của bệnh viện: Số 215 đường Hồng Bàng, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh – Số điện thoại: 19007178.

Bệnh viện FV

Là một bệnh viện tư có quy mô lớn, bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ rất giỏi ở cả trong nước và ngoài nước. Chất lượng khám và dịch vụ điều trị bệnh được các bệnh nhân ghi nhận rất tốt. Các trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho nhu cầu chữa mất ngủ của bệnh nhân.

Địa chỉ của bệnh viện: Số 6 đường Nguyễn Lương Bằng, Phú Mỹ Hưng, quận 7, Hồ Chí Minh – Số điện thoại: 02854113333.

Mất ngủ khi mang thai không quá nguy hiểm nhưng cũng tuyệt đối không nên chủ quan. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe trước khi chuyển dạ ổn định nhất. Những trường hợp mất ngủ nghiêm trọng cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết nhất.

Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *