Mụn Đầu Đen Có Tự Hết Được Không, Điều Trị Thế Nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Mụn đầu đen là tình trạng mụn phổ biến, có thể gặp ở thanh thiếu niên và người trung tuổi. Tuy không gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng nề nhưng mụn có thể gây mất thẩm mỹ và khó loại bỏ hoàn toàn. Vậy nên nhiều người mới đặt ra nghi vấn “mụn đầu đen có tự hết được không”? Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp thêm trong bài viết dưới đây. 

Mụn đầu đen có tự hết được không?

Mụn đầu đen xuất hiện chủ yếu ở vùng mũi, 2 bên má, cằm, lưng và ngực. Chúng không phải là mụn viêm mà được hình thành do thói quen vệ sinh da không sạch sẽ khiến dầu nhờn – bụi bẩn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Mụn có nhân màu đen, kích thước nhỏ, không gây sưng viêm nên khiến nhiều người chủ quan, không điều trị sớm. 

mun dau den co tu het duoc khong
Mụn đầu đen có tự hết được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người thắc mắc không biết mụn đầu đen có tự hết được không. Được biết, tuy không gây viêm và có kích thước nhỏ nhưng đây là loại mụn cứng đầu. Mụn đầu đen hình thành do hoạt động của tuyến bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông nên nếu không được can thiệp xử lý, tình trạng mụn sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Ở một số trường hợp, nếu vệ sinh da tốt, mụn sẽ được loại bỏ khi chúng mới hình thành, chân mụn chưa lớn. Tuy nhiên, với những nốt mụn lâu năm, mụn sẽ không thể biến mất, thậm chí còn chuyển qua mụn viêm nếu bạn không can thiệp xử lý. Do đó, khi thấy những nốt mụn đầu tiên xuất hiện, bạn cần tiến hành điều trị ngay để ngăn chặn mụn phát triển, gây biến chứng và khó kiểm soát. 

Xem thêm : Mụn Đầu Đen Có Tự Hết Được Không, Điều Trị Thế Nào?

Cách điều trị mụn đầu đen hiệu quả

Những mốt mụn đầu đen khi mới hình thành có thể loại bỏ bằng phương pháp làm sạch và chăm sóc da thông thường. Tuy nhiên, khi đã bị mụn lâu năm, đầu mụn to và rõ thì bạn cần phải nặn và giải phóng lỗ chân lông. Đồng thời cần tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng thêm các mẹo dân gian để cải thiện mụn, tránh hình thành sẹo. Chi tiết như sau:

Nặn mụn đúng cách

Với những nốt mụn cứng, nhân mụn to, bạn buộc phải tiến hành nặn mụn để giải phóng lỗ chân lông. Thay vì tự nặn mụn tại nhà, bạn cần tới những cơ sở thẩm mỹ uy tín để tiến hành lấy cồi mụn đúng cách, tránh làm tổn thương da và tăng nguy cơ hình thành sẹo. 

Việc nặn mụn sẽ được tiến hành bằng cách làm sạch da, xông hơi để giữ làm giãn nở lỗ chân lông. Tiếp đó, nhân viên mới sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mụn, dưỡng ẩm cho da và hướng dẫn bạn cách chăm sóc da sau nặn mụn. Được biết, những nốt mụn đầu đen to sau khi loại bỏ cồi mụn có thể để lại sẹo rỗ. Vậy nên, ngoài việc chăm sóc – dưỡng da bạn cũng cần tiến hành trị sẹo để giúp da mịn màng hơn. 

mun dau den co tu het duoc khong
Tiến hành nặn mụn đúng cách để loại bỏ mụn đầu đen lâu năm

Dùng thuốc Tây

Trường hợp mụn đầu đen đang dần trở nên mất kiểm soát, mụn hình thành nhiều, có dấu hiệu viêm nhiễm thì bạn nên tiến hành điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc trị mụn đầu đen đều phải được chỉ định, kê đơn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ không mong muốn. 

Sau khi tiến hành kiểm tra tình trạng da, mức độ mụn, bác sĩ có thể kê cho bạn những loại thuốc điều trị sau đây:

  • Nhóm thuốc có chứa Benzoyl Peroxide: Thuốc thích hợp để dùng trên nền da có mụn từ nhẹ đến nặng. Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng, cách dùng phù hợp. 
  • Nhóm thuốc chứa Axit Salicylic: Được dùng để kháng viêm, giảm khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và loại bỏ các nốt mụn trên da. 
  • Thuốc Tretinoin:  Nhân mụn sẽ được thúc đẩy để gom lại và trồi lên trên, thuận tiện cho việc loại bỏ mụn. Bên cạnh đó, Tretinoin cũng giúp lấy đi các tế bào chết, kích thích sản sinh tế bào mới một cách hiệu quả.  

Các loại thuốc mặc dù cho hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực thì việc dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Do đó, để hạn chế tối đa các ảnh hưởng do thuốc mang lại, các bạn cần sử dụng thuốc liều lượng theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng – giảm liều hoặc dừng thuốc đột ngột, dùng nhiều loại thuốc cùng lúc. 

Xem thêm

Mẹo dân gian điều trị

Ngoài việc dùng thuốc điều trị cho những trường hợp có mụn đầu đen nhiều, mụn có dấu hiệu bị viêm. Chị em cũng có thể kết hợp sử dụng thêm với các mẹo chữa dân gian dưới đây để tăng hiệu quả trị mụn. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng cơm nóng: Là cách loại bỏ mụn đầu đen hiệu quả và an toàn nên bạn có thể áp dụng hàng ngày. Biện pháp này sẽ giúp làm giãn nở lỗ chân lông, từ đó giúp việc loại bỏ nhân mụn diễn ra hiệu quả hơn. Đầu tiên, bạn cần làm sạch da mặt, dùng 1 nắm cơm nóng lăn đều lên vùng da có mụn đầu đen. Lưu ý nên dùng cơm không quá nóng cũng không bị nguội. Dùng tay lăn đều cho tới khi cơm chuyển thành màu đen thì dừng lại, làm sạch da với nước lạnh và kiên trì áp dụng mỗi lần 20 phút, tối thiểu 2 – 3 lần/tuần. 
  • Bột yến mạch: Với thành phần avenanthramides, bột yến mạch có khả năng làm giảm viêm do mụn. Bên cạnh đó còn có hàm lượng vitamin B và các khoáng chất khác giúp nguyên liệu này có khả năng tẩy tế bào chết cũng như làm sạch da hiệu quả. Được biết nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có bột yến mạch và nước hoa hồng. Trộn 2 nguyên liệu lại với nhau và dùng tay thoa lên vùng da có mụn, để trong 15 phút. Sau đó rửa lại với nước sạch và kiên trì áp dụng tuần 2 – 3 lần cho tới khi mụn đầu đen được giải quyết sạch sẽ. 
mun dau den co tu het duoc khong
Sử dụng bột yến mạch trị mụn đầu đen tại nhà
  • Lòng trắng trứng gà: Không chỉ giúp loại bỏ tận gốc mụn đầu đen cứng đầu mà lòng trắng trứng gà còn giúp se khít lỗ chân lông, ngăn mụn tái phát, dưỡng da mềm mịn, tươi sáng hơn. Để thực hiện, bạn cần tách lòng trắng trứng với 1 cốc thủy tinh, dùng vải mềm thấm và thoa lòng trắng trứng lên vùng da bị mụn, giữ nguyên 10 phút rồi dùng nước ấm rửa lại mặt. 
  • Chanh tươi: Ngoài khả năng giảm thâm, loại bỏ tế bào chết, giảm bã nhờn, se khít lỗ chân lông, chanh tươi còn có công dụng trị mụn đầu đen. Theo đó, bạn rửa mặt thật sạch với nước ấm, dùng khăn thấm khô da rồi vắt nước cốt chanh vào chén nhỏ. Sử dụng bông thấm trực tiếp lên vùng da bị mụn, dùng ngón tay lăn nhẹ lên da để làm da sạch sâu. Bạn để nước cốt chanh lên da trong khoảng 10 phút thì rửa lại với nước ấm. Tiến hành điều trị 2 lần/tuần nhưng lưu ý cần che chắn, chống nắng cẩn thận trước khi ra ngoài. 

Xem thêm

Biện pháp phòng tránh mụn đầu đen

Với thắc mắc mụn đầu đen có tự hết được không, chúng ta đã có được câu trả lời thỏa đáng. Vậy nên, để ngăn chặn mụn hình thành, chúng ta cần chăm sóc da đúng cách và lưu ý một số biện pháp phòng tránh như sau:

  • Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp, tránh để da bị kích ứng, bào mòn. Bạn nên chọn sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm có thành phần lành tính, dịu nhẹ. Tốt nhất nên dùng những sản phẩm có thành phần dược liệu tự nhiên, ít hóa chất, không cồn, paraben,… 
  • Nên vệ sinh da 2 lần/ngày với sữa rửa mặt, tẩy da chết đều đặn 2 lần/tuần để giúp lỗ chân lông được thông thoáng, tránh tình trạng bít tắc gây mụn. Mặc dù bạn cần làm sạch da hàng ngày nhưng việc lạm dụng việc rửa mặt có thể khiến da bị mất độ ẩm tự nhiên, khiến mụn hình thành nhiều hơn. 
  • Mỗi khi đi ra ngoài, bạn cần che chắn da cẩn thận, đeo khẩu trang và thoa kem chống nắng đầy đủ. 
  • Cố gắng tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, hóa chất. 
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi. Không ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, nước ngọt, hút thuốc,…
  • Sinh hoạt đúng giờ, ngủ nghỉ điều độ, tránh thức khuya. 
  • Không tự ý nặn mụn tại nhà hay sờ tay thường xuyên lên mặt. 
  • Nếu muốn trị mụn, nặn mụn, bạn hãy tới các cơ sở thẩm mỹ, spa uy tín để tránh làm da bị tổn thương hoặc khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. 
mun dau den co tu het duoc khong
Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “mụn đầu đen có tự hết được không” cũng như gợi ý về các cách điều trị mụn hiệu quả. Do là loại mụn cứng đầu, dễ tái phát nên các bạn cần tìm một giải pháp hữu hiệu để loại bỏ và phòng tránh mụn hình thành. Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc, xin vui lòng tới bệnh viện thăm khám để được tư vấn kỹ hơn. 

Thông tin hữu ích

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *