“Ngự dược Nhật Ký”: Vua Gia Long qua đời vì mắc bệnh gì?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy, những năm cuối đời, Vua Gia Long đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.

Khái quát về Vua Gia Long

Theo Nguyễn Phước Tộc giản yếu, vua Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức 8.3.1762). Ông là con trai thứ 3 của Nguyễn Phúc Luân.

1/2/1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đến ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, thành lập ra triều Nguyễn. Tháng 3.1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam.

Vua Gia Long thời còn trẻ.

Khi lên ngôi Vua, Gia Long chú trọng vào việc định pháp luật. Năm 1815, Quốc triều hình luật gồm 398 điều đặc trưng được ban hành.

Các việc thuế khóa, tiền tệ, tài chính, đo lường, giao thông đê điều đều ông hết sức quan tâm và đưa vào nề nếp. Ngoài ra, ông còn chấn hưng văn hóa, phát huy truyền thống nhằm khẳng định danh tiếng và thế lực của vương triều Nguyễn.

Lần đầu tiên, dưới thời vua Gia Long, quản lý một nước Việt Nam thống nhất từ Bắc vào Nam. Ông chia đất nước ra làm 23 trấn, 4 doanh. Để tránh lộng quyền, ông đã bãi bỏ chức vụ Tể tướng. Ở triều đình, ông đặt ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hinh, Công do các thượng thư đứng đầu và Tà hữu tham trí, Tả hữu thị lang giúp việc. Ở trong cung, ông không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng phi và các cung tần.

Vua Gia Long tập trung vào công cuộc khai hoang mở rộng vùng trồng trọt. Chính vì vậy, so với các triều trước, khối lượng đê, kè, cống được đắp nhiều nhất dưới thời Gia Long. Về chính sách đối ngoại, nhà vua đã tranh thủ được sự ủng hộ và giữ lễ thần phục nhà Thanh, giữ mối quan hệ với Ai Lao và Chân Lạp.

Chân dung hoàng đến Gia Long (Hình minh họa)

Sau 18 trị vì đất nước (1802-1819), ngày Đinh Mùi tháng 12 năm Kỷ Mão (1819) vua Gia Long mất, thọ 59 tuổi. Vua Gia Long có 31 người con, trong đó có 13 con trai và 18 con gái.

Xem thêm: Bí mật khám chữa bệnh của Thái Y Viện triều Nguyễn

Vua Gia Long mất do mắc bệnh gì, trích từ Ngự dược Nhật Ký

Cuốn Ngự dược nhật ký – Châu bản triều Nguyễn có ghi chép lại việc chẩn trị cho vua Gia Long (từ ngày 15 tháng giêng năm Gia Long thứ 12 đến năm thứ 18). Theo đó, việc khám chữa bệnh và dâng thuốc cho nhà Vua diễn ra ngày một.

Cụ thể, năm Gia Long thứ 18 (năm cuối cùng của nhà vua), các tờ châu bản đã mô tả ngự mạch của nhà vua như sau:

Thời điểm bấy giờ, các bài ngự phương dâng lên vua đều có một điểm chung là bổ tì thận. Các chuyên gia nghiên cứu về Thái Y Viện cho biết, thông thường khi lập phương, căn cứ vào triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh, các Ngự y sẽ kê đơn mỗi ngày một thang, dùng trong thời gian vài ngày. Tuy nhiên, châu bản lại cho thấy, thuốc được dâng lên nhà Vua có khi thay đổi hằng ngày, một ngày có thể dùng đến 2-3 tháng và sáng chiều khác nhau. Không chỉ dùng thuốc của Ngự y trong triều, Vua còn dùng cả thuốc của những thầy lang bên ngoài để điều trị bệnh.

Qua ghi chép trong Châu bản cho thấy, thời điểm đó, các quan Ngự y đã tỏ ra lúng túng khi điều trị bệnh cho nhà vua, chỉ chạy theo triệu chứng mà không chú trọng vào điều trị gốc của bệnh. Đây chính là một điều bất thường.

Các châu bản không ghi nhà vua bị bệnh gì cho đến khi mất. Thế nhưng, qua những mô tả của ngự mạch và ngự phương cho thấy, các ngự y của Thái Y Viện đã điều trị chứng “tì-thận-dương hư” với các ngự phương chữa tì vị dư hàn và chữa thận dương hư.

Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, tì thận dương hư là bệnh ở lá lách, thận và gan. Các bệnh này có liên quan đến tì vị với các triệu chứng tay chân lạnh, có thể mắc phải căn bệnh suy thận, tiểu đường… 

Còn theo chia sẻ của lương y Lê Hưng (đăng trên trang Hội Laser y học Bình Dương), việc dùng những loại thuốc bôi để chữa ghẻ và lập phương chữa chứng tì thận dương hư, cho thấy vua Gia Long bị nhiễm khuẩn lâu năm. Bệnh này không được chữa khỏi dẫn đến căn bệnh xơ gan cổ trướng.

Thông tin liên hệ

Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám: Tại Hà Nội (024) 8585 1102 hoặc Tại HCM: (028) 6279 1102

 

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *