Phác đồ điều trị suy thận mạn [Bộ Y Tế cập nhật mới nhất]

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Phác đồ điều trị suy thận mạn xây dựng dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế. Tài liệu này được biên soạn và thông qua bởi hội đồng chuyên môn và giám đốc bệnh viện. Ngoài ra nó còn dựa trên cơ sở vật chất như thuốc, cận lâm sàng, vật tư,… của bệnh viện nên rất thuận tiện để theo dõi và điều trị cho người bệnh.

Chẩn đoán để xây dựng phác đồ điều trị suy thận mạn

Chẩn đoán đúng bệnh và nhận biết nắm rõ dấu hiệu riêng biệt của từng bệnh nhân là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng phác đồ điều trị suy thận mạn của bộ y tế.

phac do dieu tri suy than man
Phương pháp chẩn đoán để xây dựng phác đồ điều trị suy thận mạn

Vậy phương pháp chẩn đoán suy thận mạn là gì? Chẩn đoán suy thận mạn dựa trên triệu chứng bệnh. Triệu chứng bệnh suy thận mạn thường gặp bao gồm:

  • Hiện tượng phù: Nhiều bệnh nhân xuất hiện hiện tượng phù, người phù nhiều, người phù ít, có người lại không phù.
  • Suy thận mạn do viêm cầu thận mạn thì phù rất hay diễn ra ở tất cả mọi giai đoạn. Còn đối với suy thận mạn do viêm bể thận thì giai đoạn đầu thường không thấy. Nhưng với bất kì nguyên nhân nào, phù sẽ có mặt khi bệnh nhân đã trong giai đoạn cuối của bệnh.
  • Bệnh nhân bị thiếu máu: Đây là triệu chứng đặc hiệu của suy thận mạn để phân biệt với các trường hợp suy thận cấp. Bệnh nhân suy thận mạn càng nặng thì thiếu máu càng nhiều.
  • Huyết áp tăng: Có đến ¾ trường hợp bệnh nhân suy thận mạn bị tăng huyết áp. Mỗi lần tăng huyết áp đều làm suy giảm chức năng thận nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng.
  • Suy tim: Thận giảm khả năng lọc, vận chuyển chất điện giải, giảm khả năng tạo máu dẫn đến cơ thể giữ muối, nước, thiếu máu và tăng huyết áp gây suy tim. Lúc này, bệnh nhân đã ở trong giai đoạn muộn.
  • Nhiễm toan chuyển hóa: Thận không thể loại bỏ tất cả các acid ra ngoài cơ thể, cơ thể rơi vào tình trạng nhiễm toan chuyển hóa dẫn đến loạn tim, hôn mê, co giật.

Trên đây là những biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn. Tuy nhiên các triệu chứng xuất hiện có thể khác nhau, phụ thuộc tương ứng vào nguyên nhân gây ra bệnh.

Sau khi nhận biết được triệu chứng lâm sàng thì các xét nghiệm lâm sàng sẽ được các bác sĩ yêu cầu thực hiện. Kết quả xét nghiệm trên bệnh nhân suy thận mạn cho:

phac do dieu tri suy than man
Xét nghiệm nước tiểu là điều kiện cần để kết luận suy thận mạn
  • Tăng nồng độ ure,nồng độ creatinin trong máu.
  • Giảm hệ số thanh thải của creatinin,
  • Có thể giảm Kali trong máu. Trong đợt biểu hiện suy thận cấp, kali trong có thể tăng cao dẫn đến thiểu niệu hoặc vô niệu.
  • Calci và phospho máu: Có thể tăng hoặc giảm. Ở giai đoạn đầu thì hai chỉ số đều giảm, nó chỉ tăng trong giai đoạn có cường tuyến cận giáp thứ phát.
  • Hồng cầu và bạch cầu niệu: Chỉ số có thể bất thường, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Protein niệu: hàm lượng protein niệu không cao và chỉ có khi suy thận giai đoạn sau.
  • Xét nghiệm hình ảnh thận có những bất thường.

Sau khi được chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào các dấu hiệu để lựa chọn phác đồ điều trị suy thận mạn cho bệnh nhân hợp lý và hiệu quả nhất.

Phác đồ điều trị suy thận mạn được cập nhật mới nhất từ Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị suy thận mạn được xây dựng dựa trên các nguyên tắc:

  • Điều trị đúng với thể trạng đối tượng.
  • Điều trị triệu chứng bệnh, kết hợp điều trị để loại bỏ nguyên nhân nhanh chóng.
  • Sử dụng đúng thuốc, chứa đúng hàm lượng loại dược chất có tác dụng điều trị trên bệnh.
  • Lựa chọn các hình thức phục hồi chức năng sau điều trị phù hợp để phục hồi thể trạng nhanh chóng và nâng cao sức khỏe người bệnh.

Mục đích của phác đồ điều trị suy thận mạn:

  • Giảm các triệu chứng bệnh như phù, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp,…
  • Các chỉ số trong cơ thể về trạng thái bình thường.
  • Cải thiện chức năng thận.
  • Cơ thể phục hồi nhất có thể.

Điều trị tức thì

Điều trị tức thì được bác sĩ đưa ra trong trường hợp cấp tính và bệnh nhân đang trong tình trạng rất xấu. Biện pháp này nhằm chữa các triệu chứng như: Rối loạn nước và điện giải, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, nồng độ ure máu, creatinin máu cao, hàm lượng Kali máu tăng mạnh,…

Các nhóm thuốc trong phác đồ điều trị suy thận mạn thường dùng ở giai đoạn cấp tính là:

Thuốc điều chỉnh rối loạn nước và điện giải

Bệnh nhân suy thận mạn bị rối loạn nước và điện giải dẫn tới phù, tăng huyết áp hoặc có thể gây suy tim. Có thể dùng thuốc lợi tiểu để giảm tình trạng này.

Thuốc lợi tiểu thường dùng là lợi tiểu quai Furosemid với liều khởi đầu là 40-80mg. Liều tối đa sử dụng là 1000mg. Thuốc dùng theo đường tiêm hoặc uống. Khi lượng nước tiểu bệnh nhân đạt ngưỡng bình thường thì dừng thuốc vì sau đó bệnh nhân có thể đi tiểu nhiều (>10 lít). Khi lượng nước tiểu mất lớn gây mất nước, điều chỉnh kịp thời bằng cách bù dịch và điện giải theo đường tĩnh mạch.

Nếu giảm Natri mất qua đường tiểu thì bù theo nhu cầu người bệnh bằng đường tiêm truyền. Cần theo dõi sát sao cân nặng, huyết áp, tình trạng phù và lượng Natri bài tiết theo nước tiểu ra ngoài của bệnh nhân.

phac do dieu tri suy than man
Thận trọng khi sử dụng thuốc trong điều trị suy thận

Tình trạng Kali máu tăng: Ngay khi nồng độ Kali máu > 6,5 mmol/lít hoặc xuất hiện các biểu hiện xấu về tim mạch như loạn nhịp, mạch chậm thì sử dụng thuốc ngay. Thuốc được dùng là Calci Gluconat và Clorua, tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 5 phút. Liều sử dụng là 1g. Tiêm nhắc lại sau 30 phút nếu tình trạng chưa ổn định.

Ngoài ra có thể tiêm tĩnh mạch chậm Natri Cacbonat hạn chế kali đi ra ngoài tế bào máu. Dùng Glucose kết hợp Insulin dẫn Kali vào trong tế bào với liều 1 UI Insulin actrapid/25ml Glucose 20%.

Thuốc điều trị bệnh lý về xương do thận

Giảm nồng độ canxi là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý về xương trong suy thận mạn. Chính vì thể, bổ sung canxi và vitamin D là vô cùng cần thiết.

Một số loại thuốc bổ sung canxi và vitamin phổ biến trên thị trường: Bonsalus, canxi Calcium Corbiere, Calcium Dear Nature Made, Ostelin Calcium và Vitamin D3,…

Cách sử dụng các loại thuốc này được khuyến cáo là uống mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần. Đối với dạng ống ngày uống 1-2 ống.

Không thể bỏ qua

Điều trị nguyên nhân

Trong phác đồ điều trị suy thận mạn, sau khi cắt giảm các hiện tượng cấp như phù, mất cân bằng nước điện giải hay rối loạn tiêu hóa, điều trị nguyên nhân sẽ là bước tiếp theo.

Nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn có thể do tăng huyết áp, viêm cầu thận cấp tính, tắc nghẽn cầu thận,… Với mỗi nguyên nhân thì đều có phác đồ sử dụng thuốc riêng.

Thuốc điều trị cao huyết áp

Để điều trị cao huyết áp thì loại thuốc đầu tiên có tác dụng tốt là nhóm lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu giúp thải trừ lượng lớn muối và nước dư thừa trong cơ thể, từ đó giảm áp lực lên thành mạch và huyết áp được hạ xuống.

Thường dùng thuốc lợi tiểu là Furosemide với hàm lượng và liều dùng như đã nói ở phần trên. Tuy nhiên chú ý bệnh nhân suy thận mạn đang trong giai đoạn lọc máu định kỳ không nên sử dụng thuốc lợi tiểu.

Nhóm thuốc chẹn kênh giao cảm

Thuốc giảm huyết áp bằng cách làm giãn các mạch máu, giảm áp lực lên thành mạch và giảm nhịp tim. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc chẹn beta gồm: Mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, huyết áp thấp.

Các thuốc thuộc nhóm này như: Acebutolol, Betaxolol, Bisoprolol fumarate,…với liều sử dụng 10mg/lần/ngày, có thể tăng liều gấp đôi sau 7 ngày. Liều tối đa sử dụng nếu cần thiết là 40mg/ngày.

Nhóm ức chế Calci

Thuốc ức chế calci được sử dụng rộng rãi trong điều trị hạ huyết áp. Nó không gây ảnh hưởng đến thận và có hiệu quả dung nạp tốt. Đặc biệt, một số thuốc như dihydropyridin còn có tác dụng bảo vệ thận, không gây chậm nhịp tim hay loạn nhịp tim. Tác dụng có thể gặp khi uống như táo bón, khó thở, đau đầu, nổi mẩn.

phac do dieu tri suy than man
Thuốc ức chế calci được sử dụng rộng rãi trong điều trị hạ huyết áp

Tên các thuốc ức chế calci: Norvasc, Caduet, Lotrel, Azor, Verapamil, Diltiazem,…

Liều dùng

  • Dạng viên sủi: Uống mỗi sáng 1 viên. Sau 7 ngày, tăng liều lên 2 viên/ngày.
  • Dạng tiêm tĩnh mạch chậm: 5 – 10mg/giờ, tổng liều trong ngày là 100mg.

Thuốc điều trị thiếu máu

Viêm cầu thận hay tắc nghẽn ống thận, tắc nghẽn cầu thận,… đều làm giảm chức năng thận. Chức năng quan trọng nhất bị ảnh hưởng là tổng hợp máu cho cơ thể.

Hai nhóm thuốc trong phác đồ điều trị suy thận mạn để điều trị thiếu máu là Sắt và Erythropoietin. Cách sử dụng mỗi nhóm là khác nhau, cụ thể trên từng giai đoạn bệnh và tình trạng bệnh nhân.

Bệnh nhân suy thận nhẹ và vừa được chỉ định điều trị thiếu máu bằng sắt. Sắt thường dùng theo đường uống và tiêm tĩnh mạch. Các sản phẩm bổ sung sắt theo đường uống như: Fe-Folic, Ferrovit, Tardyferon-B9,…Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25-50mg.

Chế phẩm bổ sung sắt theo đường tĩnh mạch được bào chế ở dạng kết hợp sắt-gluconat, sắt-dextran hay sắt-sucrose. Hiện nay, ở các bệnh viện thường sử dụng venofer là dạng sắt kết hợp với sucrose. Hiệu quả điều trị của venofer rất tốt mà lại chứa ít tác dụng phụ nguy hiểm. Liều dùng cho venofer phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, giai đoạn của suy thận hoặc đang trong chu kỳ lọc máu.

Nhóm thuốc thứ hai là Erythropoietin người tái tổ hợp, viết tắt là rHuEPO. Trên thế giới đã sử dụng nhóm thuốc này để điều trị thiếu máu từ cách đây hơn 30 năm. nó là một phát minh lớn của nền y học. Sử dụng Erythropoietin, bệnh nhân được giảm thời gian nằm viện đáng kể cũng như làm chậm tiến triển của bệnh.

Hiện nay có 2 loại rHuEPO là EPO alpha và EPO beta. Chúng được đóng trong các lọ với hàm lượng 1.000UI, 2.000UI, 3.000UI, 4.000UI hay 10.000UI có bơm tiêm sẵn kèm theo. EPO được điều trị cho các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 3,4 và không dùng trong các trường hợp huyết áp tăng cao và suy tim mất kiểm soát.

Liều dùng tham khảo cho các thuốc nhóm EPO: 50 – 100 UI/kg/lần, tuần sử dụng 3 lần tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch. Liều tối đa được sử dụng có thể lên đến 240UI/kg/lần.

phac do dieu tri suy than man
Các nhóm thuốc cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ

Điều trị duy trì

Các bệnh nhân sau khi điều trị tức thì và nguyên nhân trở về trạng thái ổn định sẽ được kiểm tra thường xuyên. Khi có các triệu chứng bất thường sẽ được y bác sĩ điều trị ngay lập tức.

Đối với bệnh nhân khi điều trị nguyên nhân không thuyên giảm, cần tiến hành các liệu pháp lọc máu và chạy thận, cấy ghép thận để duy trì sự sống. Các hoạt đông điều trị diễn ra tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ. Bệnh nhân cần có thái độ hợp tác để có hiệu quả tốt nhất.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt trong thời gian điều trị

Trong thời gian thực hiện phác đồ điều trị suy thận mạn tính, người bệnh suy thận mạn đặc biệt cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh xảy ra các dấu hiệu bất thường hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Chế độ ăn uống cần chú ý

  • Luôn đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn đầu của bệnh khi chưa xuất hiện phù. Khi biểu hiện phù, ít đi tiểu xảy ra, hạn chế sử dụng thức ăn nhiều nước như cháo, canh súp,…. Khi bệnh nhân tiêu chảy hay nôn mửa thì cần bù lại phần mất đi.
  • Người bệnh thận mạn tính không nên ăn mặn khiến thận phải hoạt động nhiều, gây suy giảm chức năng nhanh chóng.
  • Khẩu phần ăn của người bệnh chứa ít cholesterol và acid béo bão hòa trong mỡ động vật, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa lipid.
  • Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều omega 3 và acid béo không no.
  • Bệnh nhân cần bổ sung nhiều đạm mỗi ngày. Đây là thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình điều trị bệnh. Khi thiếu đạm, bệnh nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh phối hợp, nặng có thể dẫn tới tử vong.
  • Do chế độ ăn uống không được thoải mái nên bệnh nhân suy thận mạn thường bị thiếu các vitamin, đặc biệt các loại tan trong nước. Bổ sung vitamin bằng các thực phẩm sạch hoặc có thể lựa chọn các viên uống vitamin an toàn, thông qua sự cho phép của bác sĩ.
phac do dieu tri suy than man
Một chế độ dinh dưỡng cân đối và hài hòa

Về chế độ sinh hoạt

  • Ngoài chế độ ăn uống thì người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh như:
  • Không làm các công việc quá sức hay gắng sức.
  • Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng như vệ sinh môi trường sống trong sạch.
  • Có thể luyện tập các bài tập nhẹ, phù hợp với sức khỏe như yoga, đi bộ,…

Cách phòng tránh phát triển suy thận mạn

Suy thận mạn có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh phát triển thành bệnh suy thận mạn.

phac do dieu tri suy than man
Thường xuyên kiểm tra huyết áp, huyết áp cao là nguyên nhân phổ biến dẫn tới suy thận mạn
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp, huyết áp cao là nguyên nhân phổ biến dẫn tới suy thận mạn.
  • Kiểm soát lượng lipid, lượng đường trong máu. Khi có các bệnh lý bất thường cần xử lý dứt điểm.
  • Khi có bất kỳ triệu chứng nào liên quan tới bệnh, cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và phát hiện kịp thời.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thuốc phiện,…
  • Không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, không theo chỉ định nào của nhân viên y tế trong thời gian dài.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiệu hay chỉ số cơ thể bất thường.

Phác đồ điều trị suy thận mạn tính được xây thực và thực hiện trên cơ sở xác định, rõ ràng. Chính vì vậy, nó luôn đảm bảo được khả năng hồi phục cao. Ngay khi có các biểu hiện bất thường nào về sức khỏe thận, bạn nên đi thăm khám ngay ở các cơ sở y tế và tuân theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *